Máy nén khí mini phun sơn là gì? Ứng dụng thực tế trong đời sống

Ngày đăng: 31/05/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 1609 lượt
Đánh giá:

Hiện nay hình ảnh máy nén khí mini phun sơn thường xuyên được thấy xuất hiện ngập tràn trong cuộc sống. Từ trong cửa hàng bán đồ gỗ gia dụng, đồ gỗ mỹ nghệ hay thậm chí ngay cả trong những hộ gia đình đến các tiệm phun sơn nhỏ, phun sơn di động và còn có cả tại những quán bơm hơi, sửa xe bên đường. Chúng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau của các chủ sở hữu.

Vậy tại sao máy nén khí mini dùng phun sơn lại được sử dụng phổ biến ở nhiều địa điểm đến vậy? Hãy cùng Fil tìm hiểu ngay về những đặc điểm, công dụng và ứng dụng thực tế của máy nén khí phun sơn trong chủ đề hôm nay nhé!

1. Máy nén khí mini phun sơn là gì?

Là thiết bị công nghiệp hiện đại được ứng dụng cũng như sử dụng phổ biến trong lĩnh vực phun sơn. Bình phun sơn hiện nay được thiết kế rất đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, công suất lẫn dung tích bình chứa.

Dòng máy nén khí mini dùng phun sơn này thường được trang bị bình chứa có thiết kế dao động từ 9 – 25 lít với công suất làm việc đạt tới 1 – 2.5 mã lực. Máy sử dụng dầu hoặc điện áp thông dụng là 220V.

Chiếc máy nhỏ nhắn này có thể giúp ích cho chúng ta rất hiệu quả, dùng được trong nhiều việc nhất là phun sơn. Máy thổi khí mini không những có khả năng hoạt động mọi lúc, mọi nơi mà còn tiết kiệm được thời gian, công sức lao động. Với máy phun sơn mini, bạn sẽ không cần phải lách cách với xô lớn, chổi mà nhiều khi còn bị dính sơn bẩn hết người, sàn nhà, đồ vật… . Giờ đây mọi hoạt động sơn trở nên dễ dàng, nhẹ nhàng hơn đồng thời mang đến nước sơn mịn hơn, đều hơn trên tất cả các bề mặt.

may phun son mini
may phun son mini

2. Phân loại máy nén khí mini dùng phun sơn

Để công việc phun sơn đạt hiệu quả nhanh nhất và tốt nhất, máy nén khí mini phun sơn có nhiệm vụ cung cấp khí nén cho súng phun sơn. Vậy chúng ta phải phân biệt được các loại máy phun sơn mini bao gồm máy nén khí phun sơn không dầu và có dầu.

2.1. Máy nén mini phun sơn không dầu

Để chọn cho mình dòng máy bơm hơi nén khí phù hợp, chúng ta cần căn cứ vào nhu cầu và chi phí đầu tư thiết bị. 

Bình nén khí mini không dầu sở hữu một đặc điểm mà chắc chắn gia đình nào cũng yêu thích. Đó là máy đẩy ra lượng khí nén tương đối sạch, không mùi, không lẫn dầu hay tạp chất, thân thiện và không gây ô nhiễm tới môi trường xung quanh. Đặc biệt đảm bảo cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình cũng như những người xung quanh.

Tuy nhiên, có một hạn chế là máy nén khí mini dùng phun sơn không dầu có khả năng nạp khí nén lâu nhưng lượng khí đó lại hết rất nhanh. Do đó, loại máy không dầu này sẽ phù hợp hơn với công việc phun sơn trong gia đình.

may son
may son

2.2. Máy nén khí mini dùng phun sơn có dầu

Máy nén khí mini phun sơn có dầu được thiết kế để hoạt động dựa trên nguyên lý bôi trơn bằng dầu. Do đó, ưu điểm của máy là khả năng nạp khí nén sẽ nhanh hơn nhiều so với dòng máy nén khí mini phun sơn không dầu.

Tuy nhiên, dòng máy nén này cũng có một hạn chế là khí nén sinh ra có kèm theo một lượng dầu nhỏ. Khi máy vận hành thì máy sẽ phát ra mùi dầu đồng thời gây ra tiếng ồn khá lớn làm ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng và môi trường xung quanh.

Máy nén mini phun sơn có dầu
Máy nén mini phun sơn có dầu

3. Ứng dụng của máy nén khí phun sơn trong thực tế

Máy nén khí mini phun sơn được sử dụng với mục đích chính là để phun sơn. Trong gia đình sẽ thường xuyên có nhiều vật dụng bị hư hỏng, bong tróc sơn, han gỉ, bay màu, xỉn màu hay tường sơn không còn mới đã bị dính bẩn,… cần được phun sơn lại. Hoặc đơn giản bạn chỉ muốn làm mới căn nhà của mình bằng màu sơn mới mẻ hơn. Công việc đó sẽ trở nên cực kỳ đơn giản và tiết kiệm thời gian nếu bạn sở hữu một chiếc máy nén mini phun sơn trong nhà.

Ngoài mục đích chính dùng để phun sơn thì máy nén mini này còn có nhiều ứng dụng khác trong đời sống như:

  • Bơm hơi cho lốp xe đạp, xe máy, ô tô trong gia đình hoặc trong các cửa tiệm sửa chữa xe.
  • Tại các cửa tiệm chuyên về sản xuất và sửa lại đồ da, yên xe thì máy này không thể thiếu bình xịt sơn mini để bắn đinh, bắn ghim.
  • Máy thổi khí mini là sản phẩm hỗ trợ cho việc bắn đinh, ốc vít cực nhanh ở các xưởng gia đình nhỏ về đồ gỗ hay đồ nội thất gia dụng.
  • Bên cạnh đó, máy sơn còn được dùng để thổi sạch bụi bẩn, tạp chất lẫn trong gia đình hay các nhà kho nhỏ.
binh phun son
binh phun son

4. Hỏi – Đáp về máy nén khí phun sơn

Tổng hợp những câu hỏi mà khách hàng thường thắc mắc khi muốn tư vấn về máy nén khí mini dùng phun sơn tại Fil.

4.1. Mua máy nén khí phun sơn để phun không gian nhỏ, bắn ốc vít đồ gỗ thì cần dung tích bao nhiêu là đủ?

Mua máy nén khí mini phun sơn loại nào phụ thuộc vào công việc của quý khách có dùng đến lượng khí nén nhiều và liên tục không? Nếu công việc của cửa hàng hay gia đình không cần đến lượng khí nén lớn thì quý khách chỉ cần đến máy nén khí 9 lít là có thể đáp ứng được nhu cầu.

May nen khi mini phun son
Máy nén khí

4.2. Nên dùng máy nén khí mini phun sơn có dầu hay không dầu?

Như đã phân tích về 2 dòng máy ở trên, quý khách có thể cân nhắc lựa chọn theo nhu cầu sử dụng và sở thích. Nếu cần sự yên tĩnh và khối lượng công việc không lớn thì nên chọn máy nén khí phun sơn không dầu. Còn công việc đòi hỏi công suất cùng độ bền cao hơn thì máy có dầu sẽ hợp lý. Và dòng máy có dầu cũng có giá thành rẻ hơn so với máy không dầu.

4.3. Máy nén khí mini có dễ sử dụng không?

Nhờ trọng lượng nhỏ nhắn và được trang bị thêm bánh xe nên cả 2 dòng máy phun sơn mini có dầu và không dầu đều dễ dàng để sử dụng. Đồng thời thuận tiện trong di chuyển.

Về vận hành máy, quý khách có thể thao tác rất đơn giản, nhanh chóng khi kết nối với nguồn điện ngay tại cửa hàng. Sau đó chỉ cần chờ khoảng 1 phút để máy nạp khí là đã có thể tiến hành sử dụng.

4.4. Mua máy nén khí phun sơn mini ở đâu chất lượng?

Đây chắc chắn là câu hỏi của đa số khách hàng khi bắt đầu tìm mua một sản phẩm. Vì hiện nay trên thị trường có tràn lan các sản phẩm lẫn lộn thật giả, thiếu chất lượng lợi dụng nhu cầu và lòng tin của khách hàng. Đến với Fil Việt Nam, quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm với các tiêu chí làm việc đảm bảo uy tín của chúng tôi nhiều năm qua:

  • Cam kết 100% sản phẩm chính hãng, có chứng nhận xuất xứ rõ ràng.
  • Chế độ bảo hành chất lượng.
  • Miễn phí tư vấn chính xác, nhiệt tình để khách hàng lựa chọn đúng sản phẩm, tiết kiệm thời gian, chi phí.
  • Chính sách vận chuyển ưu đãi, bảo hành bảo trì tại nhà tiện lợi.

Với những chia sẻ trong bài viết trên, mong rằng quý khách đã có cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về máy nén khí. Cấu tạo, phân loại cũng như ứng dụng của dòng máy này trong đời sống thực tế. Để lựa chọn chính xác sản phẩm phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình, quý khách hãy liên hệ Fil Việt Nam để được hỗ trợ nhanh nhất qua Hotline +84 24 6294 1166 nhé!

>>>> Xem thêm: Lọc đường ống khí nén trọn bộ thông tin từ A – Z

>>>> Xem thêm: Điểm danh các lỗi thường gặp ở máy nén khí và cách xử lý

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Lọc đường ống khí nén trọn bộ thông tin từ A – Z

Ngày đăng: 28/05/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 3042 lượt
Đánh giá:

Lọc đường ống khí nén là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống máy nén khí. Với những ưu điểm và lợi ích vượt trội của mình, bộ lọc đường ống máy nén khí đảm bảo cho hệ thống vận hành trơn tru, đem đến những hiệu quả sản xuất kinh doanh lớn. Vậy thiết bị lọc đường ống máy nén khí là gì? Nó có vai trò gì? Cấu tạo và phân loại một số bộ lọc ống khí nén nén thông dụng hiện nay?

Thiết bị lọc ống khí nén
Thiết bị lọc ống khí nén

1. Lọc đường ống khí nén là gì? 

Như đã nói, bộ lọc đường ống khí nén hiện nay mang đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh vượt trội. 

1.1. Khái niệm lọc ống máy nén khí

1.1.1. Lọc đường ống khí nén là gì?

Lọc đường ống khí nén là gì? Khái niệm này hiểu đơn giản nó là hệ thống lọc khí được lắp đặt trên đường ống dẫn khí của máy nén khí. Nó các tác dụng cản trở bụi bẩn, dầu, tạp chất đi vào trong những thiết bị cần sử dụng khí nén. Bởi nếu không làm sạch khí nén, khi hệ thống máy móc hoạt động, bụi bẩn sẽ theo luồng khí đi sâu vào trong các ngóc ngách của thiết bị. Từ đó gây cản trở quá trình hoạt động, gây tắc ở một số đường dẫn nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến van áp suất, van xả, motor hay những hệ thống hoạt động khác.

Chính vì vậy, lắp đặt bộ lọc ống khí nén là lựa chọn tối ưu để giúp bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn.

1.1.2. Chức năng của bộ lọc khí nén

tác dụng của bọ lọc đường ống khí nén
Tác dụng của bộ lọc đường ống khí nén

Chức năng của bộ lọc đường ống máy nén khí:

+ Làm sạch luồng khí nén thành phẩm. Trong khí nén không còn chứa bụi bẩn, dầu và nước

+ Bảo vệ hệ thống máy nén khí để tăng thời gian sử dụng, bền theo thời gian

+ Hạn chế tình trạng bị tắc nghẽn trên đường ống do bụi bẩn vón cục

+ Bảo vệ hệ thống máy móc, thiết bị có sử dụng khí nén

+ Khử bỏ mùi độc hại của khí nén, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường

1.1.3. Ứng dụng của thiết bị lọc khí nén

Thiết bị lọc ống khí nén được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất:

+ Dùng để lọc bụi phòng sơn khô

+ Lọc bụi khi sơn tĩnh điện

+ Dùng trong lõi lọc bụi máy nén khí cao áp

+ Dùng trong lõi lọc bụi tuabin, lò hơi, máy phát điện….

1.2. Tại sao cần phải sử dụng thiết bị lọc ống dẫn khí nén?

Mỗi một bộ phận, thiết bị trong hệ thống máy móc đều mang những vai trò riêng, không có bộ phận nào là thừa và bộ lọc đường ống máy nén khí cũng như vậy. Người ta sử dụng nó nhằm:

1.2.1. Lọc tách nước trong khí nén

Lọc tách nước máy nén khí
Lọc tách nước máy nén khí

Nếu như nguồn khí nén thành phẩm tạo ra do máy nén khí có chứa hàm lượng hơi nước cao, khi đưa vào hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất sẽ ảnh hưởng đến chi tiết máy, gây ra tình trạng hoen gỉ, làm loãng dầu bôi trơn, gây hư hỏng cho hệ thống máy móc, tiêu tốn thời gian và chi phí bảo dưỡng, sửa chữa. Chính vì vậy bộ tách nước khí nén đóng vai trò lọc tác nước cùng bụi bẩn, tạp chất ra khỏi khí nén thành phẩm, tạo ra luồng khí sạch đảm bảo yêu cầu của sản xuất, bảo vệ hệ thống máy móc, thiết bị.

1.2.2. Lọc tách bụi bẩn và hơi dầu trong khí nén

Bộ lọc đường ống khí nén ngoài tách nước, nó còn dùng để tách dầu, tạp chất, kim loại có kích thước nhỏ trong khí nén thành phẩm. Từ đó tạo là nguồn khí nén tinh khiết, giúp máy hoạt động hiệu quả hơn, năng suất cao hơn, hạn chế sự ăn mòn theo thời gian sử dụng. Chính vì vậy mà bộ phận này cũng là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống máy nén khí.

1.3. Bộ lọc ống máy nén khí hoạt động theo nguyên lý nào?

Như đã nói, khí nén ngày nay có mặt trong hầu hết các hoạt động sản xuất và đời sống. Nhưng nếu chỉ sử dụng khí nén mà chưa qua làm sạch sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến máy móc, thiết bị. Vì vậy mà cần phải tách dầu, tách nước, bụi bẩn, tạp chất… trước khi đưa vào sử dụng bằng thiết bị lọc khí nén

Sơ đồ hoạt động của bộ lọc đường ống máy nén khí
Sơ đồ hoạt động của bộ lọc đường ống máy nén khí

Nguyên lý hoạt động của lọc đường ống khí nén cũng khá dễ hiểu. Nó vận hành theo cơ chế của những bộ lọc khí nén thông thường. Khi khí nén được đưa vào khoang chứa, qua thiết bị làm sạch gắn trên đườn ống thì các hạt bụi bẩn, tạp chất, hơi nước, hơi dầu sẽ bị ngưng tụ lại và đưa vào buồng tách. 

Tại đây, luồng khí nén theo ống dẫn khí đi vào trong bộ lọc. Dưới tác động của lực li tâm, bụi bẩn, tạp chất, hơi nước sẽ chuyển động theo hướng ra ngoài, va chạm với thành của cốc lọc khí nén và chảy xuống dưới. Những tạp chất này sẽ được xả ra ngoài thông qua hệ thống van xả. Còn phần không khí đã được lọc sơ sẽ tiếp tục trải qua giai đoạn lọc tinh và di chuyển đến bộ phận van điều chỉnh áp suất khí nén.

Lúc này, dựa vào bộ phận chỉnh màng để đảm bảo cho suất khí nén đầu ra bằng với áp suất khí nén đầu vào. Khi áp suất quá cao thì màng bị đẩy lên trên, dòng khí nén ra ngoài bằng lỗ nhỏ phía trên nắp của thiết bị.

1.4. Cấu tạo chi tiết của bộ lọc khí nén 

Hiểu được nguyên lý hoạt động của lọc đường ống khí nén thì bạn cũng hiểu được phần nào cấu tạo của bộ thiết bị này. Bộ lọc đường ống máy nén khí bao gồm hai phần chính là khoang chứa bên ngoài và lõi lọc bên trong. Mỗi bộ phận là một chức năng riêng để giúp cho thiết bị này hoạt động trơn tru, đảm bảo hiệu suất làm việc của hệ thống máy nén khí.

Cấu tạo của lọc đường ống khí nén
Cấu tạo bộ lọc khí nén

1.4.1. Khoang chứa

Khoang chứa là nơi chứa khí nén trước khi qua hệ thống lọc và đi vào trong máy móc, thiết bị. Khoang chứa được thiết kế để khí đi vào trong bộ lọc mạnh giống như luồng lốc xoáy để tạo ra lực ly tâm khiến cho những hạt rắn, tạp chất, hơi nước, hơi được gom lại vào thành của cốc lọc nước máy  nén khi  còn luồng khí được đưa vào bên trong lõi lọc. Thể tích của khoang chứa phụ thuộc vào lưu lượng của bộ lọc khí nén.

1.4.2. Lõi lọc máy nén khí

Cấu tạo bộ lọc khí nén gồm 3 bộ phận là van lọc, van điều chỉnh áp suất và van tra dầu. Trong đó:

Van lọc làm nhiệm vụ loại bỏ hết tạp chất, hơi nước, hơi dầu, cặn bẩn ra khỏi khí nén. Lõi lọc thường được làm từ xốp lọc, giấy lọc kim loại, nam châm, vật liệu tổng hợp… Để chọn được lõi lọc thích hợp thì còn phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng dòng khí nén thành phẩm.

Van điều chỉnh áp suất là nhiệm vụ duy trì áp suất khí đầu vào và đầu ra bằng nhau. Nguyên tắc hoạt động của van áp suất này đó là: Khi áp suất của dòng khí ở cửa ra cao hơn so với áp suất ban đầu thì van điều chỉnh áp suất sẽ tác động lên trục vít làm cho khí nén đi qua lỗ thông khí và tác động lên màng làm thay đổi vị trí của kim van lúc này khí nén được xả ra ngoài để đảm bảo an toàn cho hệ thống. Đến khi nào áp suất của dòng khí ra bằng với áp suất của dòng khí vào thì kim van lại trở về trạng thái cân bằng.

Van tra dầu có nhiệm vụ hạn chế tình trạng han gỉ của thiết bị, máy móc trong hệ thống máy nén khí.

2. Phân loại bộ lọc đường ống máy nén khí

Phân loại lọc đường ống khí nén
Phân loại lọc đường ống khí nén

Có nhiều cách để phân loại lọc đường ống khí nén như lọc đường ống khí nén đôi, lọc đường ống khí nén đơn; phân loại theo thương hiệu, phân loại theo bộ lọc. Dưới đây Fil Việt Nam chia sẻ đến bạn phân loại bộ lọc ống khí nén theo bộ lọc:

2.1. Bộ lọc đường ống máy nén khí dạng hạt

Bộ lọc này thường dùng để lọc thô, với những tạp chất có kích thước từ 0,3 µm trở xuống. Nó có khả năng loại bỏ được những chất hóa học gây ô nhiễm. Bộ lọc đường ống khí nén này cần nạp nước trong quá trình hoạt động.

2.2. Bộ lọc than hoạt tính

Với bộ lọc đường ống khí nén này có tác dụng loại bỏ mùi và hơi nước lên đến 99%. Nó thường được ứng dụng trong nhà máy chế biến thực phẩm cũng như bệnh viện.

2.3. Bộ lọc hợp nhất 

Bộ lọc khí nén này óc tác dụng loại bỏ dầu và hơi nước dưới sự kết hợp hoạt động của bình xịt và giọt. Bộ lọc này có khả năng lọc dầu, tách nước cũng như bụi bẩn, tạp chất với kích thước 0.01mm

2.4. Bộ lọc kết hợp lạnh 

Bộ lọc đường ống máy nén khí này hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thấp khoảng 2 độ C. Nó có tác dụng tách nước và độ ẩm tuyệt đối.

Hi vọng với những thông tin liên quan đến thiết bị lọc đường ống khí nén sẽ giúp cho quý khách hàng hiểu hơn và có những lựa chọn phù hợp cho mình. Nếu có nhu cầu sử dụng, cần tư vấn về thiết bị hãy liên hệ với Fil Việt Nam để được hỗ trợ nhé. Fil Việt Nam là địa chỉ cung cấp thiết bị, phụ kiện máy nén khí hiện đại, của các thương hiệu hàng đầu thế giới.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH FIL VIỆT NAM

Địa chỉ: Tầng 3, số 43, Trung tâm thương mại Le Parc, Gamuda city, Yên Sở, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: +84 24 6294 1166

Liên hệ: Mr. Lý Trần Hùng – 0971175789

Email: hung.ly@fil.com.vn

>>>> Xem thêm: Lọc thủy lực Pall và các dòng sản phẩm thông dụng

>>>> Xem thêm: Bộ tách nước khí nén đóng vai trò gì? Top 3 thương hiệu chất lượng

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam.

Lọc thủy lực Hydac và các mẫu sản phẩm thông dụng

Ngày đăng: 26/05/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 2280 lượt
Đánh giá:

Lọc thủy lực là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống thủy lực. Nó có tác dụng lọc sạch tạp chất có trong dầu thủy lực, đảm bảo cho hệ thống máy móc vận hành trơn tru, hạn chế tình trạng tắc nghẽn, tăng tuổi thọ cho máy móc. Thị trường thiết bị lọc dầu hiện nay rất đa dạng với nhiều thương hiệu khác nhau, trong đó có thương hiệu lọc thủy lực Hydac. Trong bài viết dưới đây Fill Việt Nam sẽ cung cấp đến bạn một số sản phẩm lọc dầu máy nén khí thương hiệu Hydac thông dụng hiện nay.

Lọc tách dầu máy nén khí Hydac
Lọc tách dầu máy nén khí Hydac

1. Thương hiệu lõi lọc dầu thủy lực Hydac 

1.1. Thương hiệu Hydac

Thương hiệu Hydac là thương hiệu nổi tiếng thế giới, ra đời vào năm 1963 và chuyên sản xuất các phụ kiện thủy lực. Sản phẩm của công ty này có thị phần ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hydac là viết tắt của Hydraulics Accessories có nghĩa là thủy lực, hệ thống và kỹ thuật chất lỏng.

Các dòng sản phẩm chủ lực của Hydac bao gồm: bình tích áp, hệ thống lọc, lõi lọc, hệ thống làm mát, ắc quy thủy lực, bộ lọc chất lỏng, bộ lọc quá trình, bộ làm mát, điều khiển điện thủy lực, van công nghiệp, hệ thống cảm biến áp suất,   thiết bị đo lường và phụ kiện dùng cho hệ thống thủy lực….

1.2. Bộ lọc tách dầu Hydac

Lọc tách dầu thủy lực Hydac
Lọc tách dầu thủy lực Hydac

Lọc thủy lực Hydac là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống máy nén khí. Nó thường được gắn ở đầu vào của bộ lọc dầu trong hệ thống lọc thủy lực. Nó có chức năng lọc bỏ các tạp chất trong dầu thủy lực mà chủ yếu là chất keo cũng các hạt rắn. Từ đó kiểm soát hiệu quả lượng khí độc thoát ra môi trường, bảo vệ hệ thống máy móc.

Phạm vi áp dụng của bộ lọc dầu thủy lực rất rộng. Nó được ứng dụng để lọc chất lỏng hữu cơ của các sản phẩm như dầu mỏ, nước, dung dịch polymer tan chảy…Ngoài ra, lọc dầu máy nén khí còn có tác dụng tẩy dầu mỡ, loại bỏ cặn bẩn trong dầu thủy lực ở hệ thống máy nén khí, lọc thuốc, chế biến thực phẩm, các ngành công nghiệp kỹ thuật…

 1.3. Đặc điểm chung của lọc dầu thủy lực Hydac

Bộ lọc dầu thủy lực Hydac có cấu tạo phức tạp, lọc được những cặn bẩn có kích thước nhỏ nhất.

– Khả năng giữ bụi lớn, thời gian sử dụng lâu dài

– Bộ lọc dầu Hydac được làm từ nguyên liệu cao cấp, độ bền cao, chống mài mòn cũng như khả năng chịu áp lực tốt.

– Lọc được dầu ở lưu lượng lớn.

Lõi lọc dầu Hydac được thiết kế theo kiểu lưới dệt bằng thép không gỉ, lỗ lọc được phân bố đồng nhất, có độ bền cao và dễ dàng làm sạch bằng phương pháp thủ công.

– Lõi lọc cấu trúc đơn giản, dễ dàng thay thế khi hỏng hóc.

1.4. Tính năng đặc biệt của thương hiệu lọc dầu máy nén khí Hydac

tính năng đặc biệt của lõi lọc tách dầu Hydac
Tính năng đặc biệt của lõi lọc tách dầu Hydac

– Bộ lọc thủy lực Hydac dễ dàng thoát nước, diện tích lưu thông cao, cấu trúc đơn giản, kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ, thích hợp với nhiều hệ thống bơm thủy lực ở các dòng máy nén khí khác nhau.

Bộ lọc thủy lực này có khả năng tương thích cao, thích hợp với mọi loại dầu thủy lực

Lõi lọc dầu Hydac có thể lọc được cả hai mặt, có tính ổn định cao, hoạt động mạnh. 

2. Điểm danh lọc thủy lực Hydac được ưa chuộng hiện nay 

Lõi lọc thủy lực Hydac hiện nay rất đa dạng. Sau đây là một số sản phẩm lõi lọc dầu Hydac được sử dụng phổ biến hiện nay:

2.1. Sản phẩm lọc dầu Hydac 0240D003BN4HC 

Đây là một trong những sản phẩm lọc dầu thương hiệu Hydac được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam.

lõi lọc dầu Hydac 0240D003BN4HC
lõi lọc dầu Hydac 0240D003BN4HC

2.1.1. Cấu tạo của lõi lọc dầu Hydac 0240D003BN4HC

Lọc dầu thủy lực Hydac 0240D003BN4HC có bộ phận lọc được cấu tạo dạng lưới. Nó cũng có cấu trúc giống như những bộ lọc dầu thông thường khác bao gồm vỏ lọc, lõi lọc, đường ống dẫn và đường thoát dầu. Trong đó bộ phận lưới lọc được làm bằng đồng, bao xung quanh khung cứng để giảm tình trạng bị ăn mòn, han gỉ trong quá trình hoạt động. Lõi lọc cũng bằng lưới chất liệu đồng, được xếp một lớp hay nhiều lớp tùy vào nhu cầu lọc cũng như kích thước cặn bẩn. 

Vỏ dạng hình trụ, có lỗ trên bề mặt để dầu đi vào trong. Bộ lưới lọc này được đóng kín ở hai đầu bằng nắp và đệm đĩa. Trên đĩa có lỗ để nối với ống hút của máy bơm. Lõi lọc dầu Hydac 0240D003BN4HC có khả năng loại bỏ chất cặn bẩn lên đến 90%.

2.1.2. Nguyên lý hoạt động của lõi lọc dầu Hydac 0240D003BN4HC

Bộ lọc dầu thủy lực Hydac này hoạt động dựa trên nguyên lý là dầu thủy lực chảy qua lõi lọc, tạp chất, cặn bẩn bị lưới giữ lại. Sau đó, dưới tác động của trường lực những tạp chất này rơi vào thành của cốc lọc và chảy xuống đáy của bộ lọc rồi được xả ra ngoài bằng van xả. Còn dầu thủy lực đã được lọc tiếp tục trải qua quá trình lọc tinh để đi vào bộ phận bình chứa dầu, tiếp tục cho công đoạn vận hành tiếp theo.

Lọc thủy lực Hydac 0240D003BN4HC với lưu lượng lọc lớn, khả năng lọc nhanh nên thường được sử dụng trong hệ thống bơm thủy lực ở các nhà máy, xí nghiệp.

2.2. Bộ lọc tách dầu Hydac 00660R003BN4HC-V-50105 

Đây cũng là sản phẩm lọc thủy lực Hydac được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Bạn có thể tìm thấy nó ở bất kì cửa hàng, đại lý nào chuyên về thiết bị công nghiệp.

lõi  lọc dầu Hydac 00660R003BN4HC-V-50105
lõi lọc dầu Hydac 00660R003BN4HC-V-50105

2.2.1. Cấu tạo của lõi  lọc dầu Hydac 00660R003BN4HC-V-50105 

Bộ lọc tách dầu Hydac 00660R003BN4HC-V-50105 có cấu tạo giống với những bộ lọc táchdầu máy nén khí khác khác. Chỉ có bộ phận lõi lọc là được cấu tạo từ nam châm vĩnh cửu. Nó được đặt ngay ở đầu ống dầu thủy lực. Phần bỏ của lõi lọc cũng được thiết kế các lỗ nhỏ để dầu chảy vào trong. Lọc thủy lực sử dụng lõi lọc bằng nam châm này có khả năng lọc sạch dầu chỉ bằng 1 lần lọc mà chất lượng đạt đến độ tinh khiết.

2.2.2. Nguyên lý hoạt động của bộ lọc tách dầu Hydac 00660R003BN4HC-V-50105

Lọc dầu thủy lực Hydac 00660R003BN4HC-V-50105 hoạt động với nguyên lý là dầu thủy lực thông qua các lỗ trên vỏ lọc, đi vào trong lõi lọc. Tại đây nam châm sẽ phát ra từ trường, hút lại toàn bộ những cặn bẩn bằng kim loại còn dầu sạch sẽ theo đường ống dẫn dầu đi về khoang chứa. Với khả năng lọc sạch dầu gần đạt đến độ tối đa nên bộ lọc dầu Hydac 00660R003BN4HC-V-50105 được sử dụng nhiều trong hệ thống bơm dầu thủy lực ở các xưởng sản xuất lớn, làm việc với công suất cao để hạn chế tình trạng máy móc, thiết bị hư hỏng do tắc nghẽn hoặc hoen gỉ.

 3. Các mã sản phẩm lọc dầu thủy lực thương hiệu Hydac mà FIL đang bán 

Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp lọc dầu thủy lực hydac chính hãng, uy tín thì hãy tham khảo Fil Việt Nam nhé. Dưới đây là một số sản phẩm lọc dầu thưng hiệu Hydac mà Fil đang cung cấp ra thị trường và được đông đảo khách hàng tin dùng:

3.1. Lõi lọc dầu thủy lực Hydac 0160 D 020 ON / BN4HC

Lõi lọc dầu thủy lực Hydac 0160 D 020 ON / BN4HC
Lõi lọc dầu thủy lực Hydac 0160 D 020 ON / BN4HC

Lõi lọc dầu thủy lực Hydac 0160 D 020 ON / BN4HC là một trong những dòng sản phẩm lọc dầu máy nén khí bán chạy tại Fil. Với những ưu điểm như sử dụng lõi lọc bằng lưới, lưu lượng lọc lớn, áp suất làm việc tối đa lên đến 3000 psi (207 bar), định mức lọc lên đến 3 µm, và kích thước khá lớn, lên đến 130cm, cho nên nó thích hợp với nhiều hệ thống máy bơm dầu trong các máy nén khí trong các nhà máy, khu chế xuất.

3.2. Bộ lọc dầu Hydac 0850 R 005 BN4HC 

Mộ sản phẩm lọc thủy lực Hydac được Fil cung cấp cũng chiếm được thị phần lớn tại Việt Nam, thường được sử dụng cho hệ thống máy nén khí cần luồng dầu sạch, khí nén chất lượng như trong các nhà máy chế biến thực phẩm hay sản xuất oxy, bệnh viện đó là bộ lọc dầu thủy lực Hydac 0850 R 005 BN4HC. Sản phẩm lọc thủy lực này được trang bị lõi lọc từ trường với định mức lọc lên đến 5 µm cho nên mang đến dòng dầu tinh khiết nhất. Sử dụng lõi lọc dầu này cũng giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống.

3.3. Sản phẩm lọc dầu thủy lực Hydac 0030 R 010 BN4HC 

Lọc dầu thủy lực Hydac 0030 R 010 BN4HC với kích thước nhỏ cho nên thích hợp với những dòng máy nén khí mini, máy nén khí gia đình. Tuy nhiên sản phẩm với thiết kế đơn giản, lõi lọc bằng lưới đồng nên cũng khá bền theo thời gian và chất lượng dầu lọc cũng đạt đến 95%, định mức lọc lên đến 10 µm cùng mức giá cũng cạnh tranh nên cũng được người tiêu dùng ưa chuộng

Bộ lọc dầu thủy lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của máy nén khí. Thị trường sản phẩm lọc dầu trong đó có thương hiệu lọc thủy lực Hydac rất đa dạng. Cho nên trước khi chọn sản phẩm lõi lọc dầu thích hợp thì bạn cần tìm hiểu kỹ về hệ thống máy nén khí của mình. Hi vọng với những thông tin Fil Việt Nam chia sẻ về bộ lọc dầu thủy lực máy nén khí trên đây sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm lọc dầu thích hợp.

>>>> Xem thêm: Lọc thủy lực Pall và các dòng sản phẩm thông dụng
>>>> Xem thêm: Bộ lọc tách nước khí nén và 4 thương hiệu thông dụng hiện nay

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam.

Lọc thủy lực Pall và các dòng sản phẩm thông dụng

Ngày đăng: 24/05/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 2765 lượt
Đánh giá:

Trong khi tìm hiểu và vận hành hệ thống thủy lực, bạn không thể không quan tâm đến bộ phận lọc dầu thủy lực. Bởi chúng có tác dụng lọc sạch bụi bẩn, tạp chất, cặn kim loại có trong dầu , đảm bảo động cơ hoạt động trơn tru, kéo dài tuổi thọ cho hệ thống. Khi nhu cầu sử dụng ngày càng tăng đồng nghĩa với nhiều thương hiệu sản xuất thiết bị lọc dầu máy nén khí ra đời, trong đó phải kể đến lọc thủy lực Pall. Bài viết dưới đây chúng tôi giới thiệu đến bạn những dòng sản phẩm thông dụng hiện nay.

Lõi lọc dầu thủy lực Pall
Lõi lọc dầu thủy lực Pall

1. Tìm hiểu về thương hiệu lọc dầu thủy lực Pall 

Lọc thủy lực là gì? Lọc thủy lực là sản phẩm được chế tạo ra có tác dụng lọc và loại bỏ đi những cặn bẩn, tạp chất, hạt kim loại có trong dầu thủy lực để mang đến loại dầu sạch, phục vụ cho hoạt động của hệ thống thủy lực.

Một thương hiệu lầm sạch dầu đến từ Mỹ, khá thông dụng trên thị trường Việt Nam đó là lọc thủy lực Pall. Sản phẩm lọc thủy lực này chinh phục người dùng bởi những yếu tố dưới đây:

1.1. Ưu điểm của bộ lọc dầu Pall

Bộ lọc dầu thủy lực Pall giúp lọc được chất lỏng ở lưu lượng cao, dòng chảy có quy mô lớn, tách được hoàn toàn chất rắn lơ lửng hoặc tạp chất trong dung dịch, đạt hiệu quả làm sạch đến 99, β có thể đạt 3000.

– Phần lõi lọc dầu thủy lực Pall là lõi lọc phân cấp, dễ dàng thay thế bởi cấu trúc các phần tử lọc được thiết kế và lắp ráp đơn giản, nhập từ bên trong và ra từ bên ngoài

– Lõi lọc dầu Pall có thể  sử dụng được trong thời gian dài.

1.2. Cấu tạo

Cấu tạo bộ lọc
Cấu tạo bộ lọc dầu Pall

Lọc dầu Pall được thiết kế với bộ phận lọc đa dạng như lõi giấy xếp nếp, lõi bắt ren, lõi nỉ trơn… cho nên nó thích hợp lắp ráp ở nhiều hệ thống thủy lực của máy nén khí. 

Lõi lọc dầu thủy lực Pall được cấu tạo từ giấy lọc dầu sợi thủy tinh hoặc inox 304 cao cấp cho nên nó có khả năng chịu nhiệt tốt, chống bị ăn mòn trong dung dịch, có thể làm sạch được lưu lượng dầu lớn trong một thời gian dài.

2. Một số sản phẩm lọc dầu thủy lực Pall thông dụng hiện nay 

Lõi lọc thủy lực Pall hiện nay rất đa dạng. Sau đây là một số sản phẩm lõi lọc dầu Pall được sử dụng phổ biến hiện nay:

2.1. Lọc thuỷ lực Pall HC8500FDS26H 

Đây là một trong những sản phẩm lõi lọc dầu Pall rất thông dụng hiện nay, bạn có thể tìm thấy nó ở bất kì của hàng hay đại lý chuyên về thiết bị công nghiệp nhé.

Bộ lọc dầu Pall HC8500FDS26H
Bộ lọc dầu Pall HC8500FDS26H

2.1.1. Cấu tạo của blọc dầu Pall HC8500FDS26H

Cấu trúc của lõi lọc dầu Pall HC8500FDS26H là bộ lọc dạng lưới. Nó có cấu tạo đơn giản dạng hình ống trụ, giống như những bộ lọc dầu thông thường khác bao gồm vỏ, lưới lọc, đường dẫn dầu, đường thoát dầu, lõi lọc thủy lực. Trong đó lõi lọc dầu thủy lực dược làm bằng lưới inox 304, không gỉ, được xếp 1 lớp hoặc nhiều lớp tùy theo chất lượng dầu thành phẩm. Giấy lọc dầu cao cấp sợi thủy tinh một hoặc nhiều lớp kết hợp với lưới lọc, giữ lại bụi bẩn, tạp chất nhằm mục đích lọc từ thô đến tinh. 

2.1.2. Nguyên lý hoạt động của bộ lọc dầu Pall HC8500FDS26H

Bộ lọc dầu Pall HC8500FDS26H hoạt động với nguyên lý là sử dụng các phần tử lọc để tách tạp chất ra khỏi dầu . Khi dòng dầu thủy lực chảy qua hệ thống lọc, những bụi bẩn, mảnh kim loại… sẽ bị giữ lại trên bê mặt của hệ thống hoặc rơi xuống đáy của cốc lọc thủy lực. Còn dòng dầu sẽ tiếp tục chảy qua lớp lọc khác gọi là lọc tinh để đi đến thùng chứa dầu.

2.2. Bộ lọc dầu Pall HC4754FCP16Z 

Sản phẩm lọc dầu thủy lực Pall HC4754FCP16Z cũng thông dụng không kém so với lõi lọc dầu Pall HC8500FDS26H. Với thiết kế đơn giản, giá thành phải chăng lại bền cùng thời gian, lọc không giới hạn những tạp chất dù là kích thước nhỏ nhất cho nên sản phẩm này cũng chiếm được cảm tình của đông đảo khách hàng.

lọc dầu thủy lực Pall HC4754FCP16Z
Lõi lọc Pall HC4754FCP16Z

2.2.1. Cấu tạo của bộ lõi lọc dầu Pall HC4754FCP16Z

Bộ lõi lọc dầu Pall HC4754FCP16Z có cấu tạo bao gồm: vỏ 1 dạng trụ với các lỗ thủng trên bề mặt cho phép dầu thủy lực đi qua, lõi lọc dầu thủy lực Pall này là nam châm vĩnh cửu với kích thước tương ứng có hệ thủy lực, được đặt ngay chỗ dầu chảy qua. Hai đầu của bộ lọc này được đóng kín bằng hai đĩa.

2.2.2. Nguyên lý hoạt động của lọc thủy lực Pall HC4754FCP16Z

Sản phẩm này với nguyên lý hoạt động đơn giản đó là luồng dầu có lẫn tạp chất được dẫn vào trong hệ thống lọc dầu. Tại đây, thiết bị nam châm sẽ giữ lại những tạp chất có từ tính còn dầu sau khi được lọc sạch tiếp tục theo đường ống dẫn dầu trở về thùng chứa dầu và chuẩn bị cho một chu trình làm việc mới. Toàn bộ những tạp chất bị giữ lại trên nam châm sẽ được làm sạch bằng thiết bị chuyên dụng hoặc thủ công.

2.3. Lõi lọc dầu Pall LH0660D005BN/HC 

Đây là bộ lọc dầu dạng sợi mang thương hiệu Pall cũng khá thông dụng trên thị trường Việt Nam.

bộ lọc dầu Pall LH0660D005BN/HC
Lõi lọc dầu Pall LH0660D005BN/HC

2.3.1. Cấu tạo của bộ lọc dầu Pall LH0660D005BN/HC 

 Bộ lọc dầu thủy lực Pall LH0660D005BN/HC có cấu tạo dạng sợi. Cụ thể nó bao gồm nhiều sợi nhỏ quấn quanh ống trụ thành hình tròn hoặc hình chữ nhật, từ đó tạo thành các khe hướng tâm. Kích thước của tạp chất được lọc khỏi dầu thủy lực phụ thuộc nhiều vào  kích thước của khe hướng tâm. Bộ lọc dầu thủy lực này thường được sử dụng để lọc dầu thô. Muốn cho dầu thủy lực thành phẩm thành dầu tinh thì cần lọc qua bộ lọc lõi nam châm nữa.

2.3.2. Nguyên lý hoạt động của lõi lọc dầu Pall LH0660D005BN/HC 

Bộ lọc dầu Pall LH0660D005BN/HC hoạt động theo cơ chế là giữ lại những tạp chất trong luồng dầu thủy lực bằng các khe hướng tâm. Sau khi luồng dầu chảy qua bộ lọc, tạp chất được giữ lại. Dầu sau khi đã lọc thô tiếp tục trải qua quá trình lọc tinh và đi về bình chứa dầu. Toàn bộ cặn, chất bẩn bị giữ lại sẽ rơi xuống đáy cốc lọc dầu thủy lực Pall và được tháo ra ngoài bằng van xả.

3. Các mã sản phẩm lọc dầu thủy lực Pall mà FIL đang bán 

Bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp thiết bị làm sạch dầu thủy lực Pall chính hãng thì đừng bỏ qua Fil Việt Nam nhé. Đây là một trong những nhà cung cấp bộ lọc thủy lực Pall uy tín, chất lượng. Dưới đây là một số mã lõi lọc Pall mà Fil đang cung cấp:

3.1. Bộ lọc dầu thủy lực Pall HC9020FUT4H

Bộ lọc dầu thủy lực Pall HC9020FUT4H
Bộ lọc dầu Pall HC9020FUT4H

Đây là thiết bị lọc dầu thương hiệu Pall đang được Fil phân phối và có lượng khách hàng đông đảo. Với những ưu điểm nổi bật như áp suất làm việc tối đa lên đến 3000 psi (207 bar); lõi lọc thủy lực dạng lưới, với lưu lượng lọc lớn mang đến luồng dầu thành phẩm đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, sản phẩm lọc dầu này với chiều dài 113cm, thích hợp với nhiều hệ thống bơm thủy lực khác nhau

3.2. Bộ lọc dầu Pall LCS4H1AH 

Một sản phẩm lọc tách dầu mang thương hiệu Pall của Mỹ cũng đang được Fill Việt Nam phân phối phải kể đến bộ lọc dầu Pall LCS4H1AH. Sản phẩm với thiết kế đơn giản, lõi lọc bền cùng thời gian và dễ dàng thay thế khi gặp sự cố cho nên được sử dụng nhiều trong các hệ thống thủy lực. Dầu sau khi lọc qua lõi lọc dầu Pall LCS4H1AH đạt đến 97% độ tinh khiết, giúp cho hệ thống máy móc hoạt động trơn tru, giúp tăng tuổi thọ của hệ thống.

3.3. Lõi lọc dầu Pall HC2104FKP11H 

Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm lọc thủy lực thương hiệu Pall mà Fil Việt Nam đang phân phối thì có thể tham khảo bộ lọc dầu thủy lực Pall HC2104FKP11H nhé. Đây là sản phẩm được Fil Việt Nam nhập khẩu trực tiếp nên đảm bảo chất lượng. Sản phẩm sử dụng lõi lọc thủy lực từ trường cho nên giá bán lọc dầu thủy lực cao hơn một chút so với những lõi lọc dùng bộ lọc lưới hoặc bộ lọc dạng sợi nhưng vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn bởi nó có thể lọc sạch đến 99,9% tạp chất lẫn trong dầu  thủy lực, mang đến chất lượng dầu tốt nhất, tiết kiệm chi phí thay dầu cũng như chi phí bảo dưỡng hệ thống máy.

Bộ lọc dầu thủy lực đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong các hệ thống thủy lực. Chính vì vậy, nhu cầu lựa chọn sản phẩm lọc dầu thủy lực ngày càng cao. Hi vọng với những chia sẻ về một số sản phẩm lọc thủy lực Pall trên đây sẽ giúp khách hàng có những lựa chọn thích hợp.

>>>> Xem thêm: Bộ lọc tách nước khí nén và 4 thương hiệu thông dụng hiện nay

>>>> Xem thêm: Thiết bị đo lưu lượng khí là gì? Mua đồng hồ đo lưu lượng khí ở đâu?

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Rơ le áp suất máy nén khí | Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách chỉnh

Ngày đăng: 19/05/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 9150 lượt
Đánh giá:

Rơ le áp suất máy nén khí là bộ phận không thể thiếu nếu muốn thiết bị nén khí hoạt động an toàn và ổn định. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến thiết bị này và vai trò thiết thực của nó. Vậy hãy cùng Fil tìm hiểu về rơ le máy nén khí là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, vai trò cũng như cách điều chỉnh và sử dụng rơ le cụ thể ra sao trong chủ đề hôm nay nhé!

1. Rơ le máy nén khí là gì

Rơ le trong máy nén khí là thiết bị quan trọng dùng để điều chỉnh áp suất làm việc bình thường khi áp suất bị thay đổi đột ngột.

Các trường hợp rơ le áp suất máy nén khí hoạt động chủ yếu là:

  • Khi áp suất trong máy nén khí quá thấp: Rơ le sẽ tự động ngắt điện để bảo vệ hoạt động của máy nén khí.
  • Khi áp suất trong máy nén khí quá cao: Rơ le sẽ tự động ngắt điện và máy nén khí tắt để đảm bảo an toàn.
Rơ le áp suất máy nén khí
Rơ le áp suất máy nén khí

2. Cấu tạo rơ le máy nén khí

Vậy rơ le áp suất khí nén có cấu tạo như thế nào? Để xác định chính xác cấu tạo rơ le áp suất máy nén khí, chúng ta sẽ chia nó theo 2 loại bao gồm: rơ le áp suất thấp và rơ le áp suất cao.

Cấu tạo rơ le
Cấu tạo rơ le

2.1. Rơ le áp suất thấp

Rơ le áp suất thấp là loại rơ le được dùng để hoạt động ở áp suất bay hơi và ngắt mạch điện của máy nén để bảo vệ máy nén hoặc để điều khiển năng suất lạnh khi áp suất giảm xuống mức quá cho phép.

2.1.1. Cấu tạo

Cấu tạo của rơ le áp suất thấp bao gồm:

  1. Vít đặt áp suất thấp
  2. Vít đặt áp suất cao
  3. Vít đặt áp suất vi sai
  4. Tay đòn chính
  5. Lò xo chính
  6. Lò xo vi sai
  7. Hộp xếp
  8. Đầu nối áp suất thấp
  9. Đầu nối áp suất cao
  10. Lối luồn dây điện
  11. Tiếp điểm điện
  12. Tay đòn
  13. Cơ cấu lật
  14. Gối gỡ

2.1.2. Nguyên lý hoạt động

Vậy rơ le áp suất thấp hoạt động như thế nào? 

Vít đặt áp suất thấp và vít đặt áp suất vi sai là hai vít có nhiệm vụ điều chỉnh áp suất cắt và đóng của Rơ le. Tay đòn chính mang cơ cấu lật và tiếp điểm điện được dẫn tới đáy của hộp xếp. Tay đòn nối cơ cấu lật tới lò xo phụ chỉ có thể quay quanh một chốt cố định ở khoang giữ tay đòn. Vì thế tiếp điểm sẽ chỉ có hai vị trí cân bằng. Hộp xếp khi áp suất vượt quá giá trị ON và OFF mới có thể dịch chuyển.

Vị trí của cơ cấu lật tác động lên cơ cấu này với hai lực, bao gồm lực từ hộp xếp trừ đi lực của lò xo chính, và lực kéo của lò xo vi sai. Khi áp suất trong hộp xếp giảm xuống từ từ thì hầu như không có chi tiết nào trong Rơ le chuyển động. Chỉ khi nào áp suất trong hộp xếp giảm xuống dưới mức đã điều chỉnh (giá trị chính trừ giá trị vi sai), tay đòn chính bị kéo xuống đủ mức làm cho cơ cấu lật đột ngột thay đổi vị trí, tiếp điểm 1 đột ngột rời tay đòn chính bật xuống vít đặt áp suất cao (OFF).

Và khi áp suất trong hộp xếp tăng lên nhờ cơ cấu lật, vượt qua vị trí điều chỉnh của lò xo chính (giá trị chính), tay đòn chính lại đột ngột thay đổi vị trí tiếp điểm áp suất thấp rời áp suất cao sang 4 (ON).

2.2. Rơ le áp suất cao

Rơ le áp suất cao là loại công tắc áp suất hoạt động ở áp suất ngưng tụ của môi chất lạnh. Khi vượt mức cho phép nó sẽ ngắt mạch điện để bảo vệ máy nén cùng các thiết bị liên quan khác.

2.2.1. Cấu tạo

Cũng tương tự như rơ le áp suất thấp, cấu tạo rơ le nhiệt áp suất cao bao gồm các bộ phận sau:

1.  Vít đặt áp suất cao

2. Vít đặt áp suất cao

3. Vít đặt áp suất vi sai

4- Tay đòn chính

5.  Lò xo chính

6. Lò xo vi sai

7. Hộp xếp

8. Đầu nối áp suất thấp

9. Đầu nối áp suất cao

10. Lối luồn dây điện

11. Tiếp điểm điện

12. Tay đòn

13. Cơ cấu lật

14. Gối đỡ

2.2.2. Nguyên lý hoạt động

Rơ le áp suất cao hoạt động ở áp suất ngưng tụ của môi chất lạnh và khi áp suất vượt mức cho phép sẽ tự động ngắt mạch điện để bảo vệ máy nén. Rơ le áp suất cao cũng tương tự như Rơ le áp suất thấp về nguyên tắc cấu tạo. Nhưng các tiếp điểm của nó được bố trí ngược lại. Tuy nhiên do tính chất an toàn nên khi Rơ le áp suất cao tác động ngắt thì không tự động đóng mạch lại được (vì áp suất cao, dù áp suất giảm xuống giá trị đặt trừ giá trị vi sai). Do đó để đưa Rơ le trở lại trạng thái ban đầu thì cần phải có tác động reset.

3. Rơ le áp suất máy nén khí có vai trò gì?

Là thiết bị đóng vai trò quan trọng nhưng không phải ai cũng biết những chức năng chính của nó.

  • Bảo vệ máy nén khí khi áp suất quá thấp: khi áp suất giảm xuống quá giá trị cho phép thì rơ le có nhiệm vụ ngắt điện để bảo vệ máy nén khí. Từ đó duy trì hoạt động ổn định cho máy cũng như toàn bộ hệ thống.
  • Bảo vệ máy nén khí khi áp suất quá cao: khi áp suất cao vượt quá mức cho phép thì rơ le có nhiệm vụ tự ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn cho máy nén khí và hạn chế sự cố cho hệ thống.
  • Đảm bảo hiệu suất dầu máy nén khí: các máy nén khí trục vít luôn cần trang bị thêm rơ le để kiểm tra dầu để bảo vệ cho máu vì áp suất dầu trong cacte luôn thay đổi.
Rơ le áp suất đóng vai trò gì?
Rơ le áp suất đóng vai trò gì?

4. Hướng dẫn sử dụng rơ le

Với nhiều đơn vị, dù hiểu được vai trò quan trọng của rơ le nhưng vẫn chưa biết cách đấu rơ le nhiệt, cách chỉnh rơle nhiệt… sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất.

4.1. Cách điều chỉnh

Muốn điều chỉnh rơ le tự ngắt thì trước hết cần mở nắp, rồi vặn rơ le theo chiều kim đồng hồ để tăng áp suất. Ngược lại, khi vặn ngược chiều kim đồng hồ thì máy sẽ giảm áp suất.

Các rơ le nén khí được điều chỉnh áp lực là 8kg áp dụng đối với những dòng máy nén khí sử dụng nguồn điện 220V. Còn các rơ le được điều chỉnh áp lực là 12kg thì tương thích với dòng máy nén có nguồn điện 380V.

Hướng dẫn sử dụng rơ le
Hướng dẫn sử dụng rơ le

4.2. Cách cài đặt rơ le máy nén khí

Cài đặt rơ le áp suất mở tải: Bình chứa khí trống > khởi động máy nén > chạy đến khi đạt áp suất ngắt tải > mở 1 bộ van xả khí chậm chậm giúp khí thoát ra ngoài > xem tình trạng áp suất tụt ra sao > đợi máy khởi động > ghi chú lại áp suất. Đây là áp suất mở tải.

Điều chỉnh áp suất mở tải với vít cài đặt to > quay theo chiều kim đồng hồ đến khi áp suất ngắt tải > đóng van xả khí. Máy nén khi được hoạt động cho đến khi áp suất ngắt tải.

Cách cài đặt rơ le áp suất ngắt tải: Nếu muốn có một áp suất tối đa cao hơn thì vặn rơ le theo chiều kim đồng hồ. Nếu muốn áp suất tối đa thấp hơn thì vặn ngược lại chiều kim đồng hồ > mở van xả khí và đợi khởi động máy nén khi độ tụt áp đủ thấp > đóng van > đợi máy dừng > kiểm tra áp suất ngắt áp > lặp lại.

Lưu ý khi chỉnh rơ le áp suất ngắt tải cần ghi áp suất lúc máy dừng lần cuối và xem nó chạy trở lại.

Với những thông tin trên đây, Fil hy vọng Quý khách hàng đã hiểu rõ hơn về Rơ le áp suất máy nén khí, cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của nó. Và đặc biệt là biết cách điều chỉnh áp suất sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

>>>> Xem thêm: Quy trình vận hành máy nén khí đơn giản chỉ trong 5 bước

>>>> Xem thêm: Điểm danh các lỗi thường gặp ở máy nén khí và cách xử lý

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Quy trình vận hành máy nén khí đơn giản chỉ trong 5 bước

Ngày đăng: 19/05/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 4683 lượt
Đánh giá:

Máy nén khí hiện nay là thiết bị qua trọng, có mặt trong hầu hết các hoạt động sản xuất và đời sống. Máy nén khí hoạt động với chức năng hút không khí từ bên ngoài vào trong bình chứa, chính vì vậy mà áp suất và nhiệt độ trong bình rất lớn. Nếu là những người mới lần đầu tiếp xúc và sử dụng máy nén khí mà chưa nắm rõ về đặc điểm, nguyên tắc đảm bảo an toàn cũng như quy trình vận hành máy nén khí sẽ dẫn đến những tai nạn nguy hiểm, ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cũng như đạt hiệu quả tối đa trong quá trình vận hành máy nén khí thì bạn phải tuân thủ đúng các bước mà Fil Việt Nam chia sẻ dưới đây.

1. Đặc điểm thiết bị nén khí mini

Đặc điểm của máy nén khí mini
Đặc điểm của máy nén khí mini

Máy nén khí mini cũng thực hiện được đầy đủ các chức năng giống như máy nén công nghiệp song nó được thiết kế nhỏ gọn hơn, khối lượng nhẹ hơn, có bán xe di chuyển linh động, rất thích hợp dùng trong gia đình hoặc các cửa hàng sửa chữa nhỏ lẻ. Máy nén khí mini mang những đặc điểm sau:

– Máy nén khí mini sử dụng nguồn điện dân dụng 220V cho nên rất tiện lợi, gia đình nào cũng có thể sử dụng.

– Máy nén khí mini trên thị trường hiện nay đa dạng về mẫu mã, giá thành, thương hiệu cũng như công suất cho nên đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng.

– Chi phí mua sắm máy nén khí mini cũng khá rẻ cho nên ai cũng có thể sở hữu được sản phẩm.

– Các dòng sản phẩm máy nén khí mini được ứng dụng trong bơm hơi xe, phun sơn, xì khô nước sau khi rửa… bởi quy trình vận hành máy nén khí mini khá đơn giản.

2. Nguyên tắc để vận hành máy nén khí an toàn 

nguyên tắc vận hành máy nén khí an toàn
nguyên tắc vận hành máy nén khí an toàn

Bất kì một sản phẩm kỹ thuật nào cũng có nguyên tắc vận hàng riêng. Vì vậy để có được quy trình vận hành máy nén khí an toàn đó là cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:

2.1. Người tham gia quy trình vận hành máy nén khí công nghiệp

– Khu vực đặt máy nén khí phải đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng, nhiệt độ không quá 40 độ C, không để gần những thứ dễ cháy như dầu, xăng hay hỗn hợp khí dễ cháy. Đặc biệt, máy nén khí phải được đặt cách xa nguồn điện ít nhất là 5m để hạn chế nguy cơ cháy nổ.

– Khi tham gia vào quá trình vận hành máy nén khí phải luôn sử dụng đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.

– Người vận hàng máy nén khí không được tự ý dời vị trí của máy nén khí khi chưa được sự cho phép của quản lý, giám sát, đặc biệt là trong lúc máy đang được nối với nguồn điện và đang trong quá trình hoạt động. 

– Nếu bạn không phải là người có chuyên môn, không am hiểu cặn kẽ về máy nén khí thì trong quá trình vận hành bạn không được tự ý thay đổi áp suất hay nhiệt độ đã được cài đặt sẵn. Nếu bạn muốn thay đổi theo ý muốn của mình thì hãy liên hệ đến đơn vị cung cấp để được giúp đỡ.

2.2. Nguyên tắc an toàn trong quá trình sử dụng máy nén khí

– Khu vực đặt máy nén khí phải đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng, nhiệt độ không quá 40 độ C, không để gần những thứ dễ cháy như dầu, xăng hay hỗn hợp khí dễ cháy. Đặc biệt, máy nén khí phải được đặt cách xa nguồn điện ít nhất là 5m để hạn chế nguy cơ cháy nổ. Động cơ của máy nén khí mini phải được nối đất hoặc nối không.

Cách sử dụng máy nén khí an toàn là không để cho áp suất cũng như công suất của máy lên xuống thất thường. Không vận hành và cài đặt máy nén khí khi chưa lắp bầu lọc khí và bầu phân ly cũng như hệ thống bảo vệ cơ cấu truyền động và van an toàn, van áp suất, rơ le điều khiển…

Cách vận hành máy nén khí đúng đó là đầu nối từ động cơ máy nén khí vào dòng điện phải được thực hiện qua cầu dao dùng để đóng, ngắt điện. Cầu dao phải có nắp đậy, tuyệt đối đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.     

Hướng dẫn sử dụng máy nén khí an toàn là bạn phải xả bình chứa nước sau 4 giờ làm việc và khi áp suất của máy nén khí đạt đến giới hạn thì bạn hãy sử dụng công tắc tự động để tắt máy thay bằng tắt bằng nút cơ học. Áp suất khí nén không vượt quá 8.6bar

– Trong quá trình vận hành cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định về kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống máy nén khí. Các bộ phận cần kiểm tra định kỳ bao gồm bình chứa, van an toàn máy nén khí, áp suất khí nén.

3. 5 bước vận hành máy nén khí cơ bản mà hiệu quả

Máy nén khí hoạt động trong điều kiện áp suất và nhiệt độ của khí cao, chính vì vậy nếu như không nắm vững được quy trình vận hành máy nén khí thì trong quá trình hoạt động dễ phát sinh những điều không mong muốn, gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất và cao hơn là nguy hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết 5 bước vận hành máy khí nén đơn giản, hiệu quả lại an toàn. 

3.1. Chuẩn bị cho quy trình vận hành máy nén khí trục vít

Kiểm tra hệ thống máy nén khí trước khi vận hành
Kiểm tra hệ thống máy nén khí trước khi vận hành

Bước chuẩn bị ban đầu là một trong những công việc quan trọng trước khi đưa máy nén khí vào vận hành. Có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng ban đầu sẽ giúp cho quá trình vận hành máy nén khí trục vít cũng như các dòng máy nén khí khác an toàn tối đa trong quá trình hoạt động và giảm thiểu sự cố có thể xảy ra. Chính vì vậy, dù bạn lựa chọn dòng máy nén khí nào, dù là thực hiện quy trình vận hành máy nén khí trục vít hay Piston thì cũng cần phải làm tốt bước này. Thao tác chuẩn bị ban đầu bao gồm:

– Kiểm tra lại tình trạng của hệ thống thiết bị bảo vệ như: van an toàn, van điều áp, nhiệt kế, rơle điều khiển…, thiết bị đo lường như thước đo mức…

– Kiểm tra đến dây curoa, hệ thống dây nối đất, nối không

– Kiểm tra chất lượng bình nén khí có bị rò rỉ hay không

– Xả toàn bộ nước ngưng đọng trong bình chứa và cốc lọc khí nén.

3.2. Trước khi khởi động và bật nguồn

Sau khi đã làm những bước chuẩn bị cơ bản thì công việc tiếp theo là phải kiểm tra lượng dầu có trong máy xem có đủ cho hệ thống vận hành hay không. Luôn chắc chắn rằng, mức dầu sẽ ở trên vạch đỏ của thước đo dầu. Sau đó kiểm tra đến áp suất khí xả. Phải đảm bảo rằng áp suất khí xả bằng với áp suất khí vào. Cuối cùng là kiểm tra và đảm bảo nguồn đã được nối đất.

3.3. Bắt đầu khởi động- bật nguồn máy 

Sau khi kiểm tra và chuẩn bị toàn diện chúng ta bắt đầu quy trình vận hành máy nén khí. 

Đầu tiên là đóng cầu dao tổng đầu vào của điện sau đó nhấn nút khởi động máy. Trong quá trình khởi động máy cần chú ý đến những điều bất thường để xử lý kịp thời.

Trong quá trình máy nén khí hoạt động thì cần làm cho van an toàn hoạt động tối thiểu là 1 lần/1 ca để đảm bảo an toàn cho hệ thống. Ngoài ra, dựa trên mức áp suất đã được cài đặt cố định mà chú ý quan sát đến hoạt động của rơ – le điều khiển.

Cách sử dụng máy bơm hơi mini an toàn đó là không vận hành máy quá mức áp suất cho phép được kiểm định để đảm bảo an toàn tối đa.

3.4. Quy trình vận hành máy nén khí mini

Quy trình vận hành máy nén khí mini cần lưu ý những điều gì?

– Trong quá trình hoạt động của máy nén khí thì cần theo dõi các chỉ số hiển thị trên đồng hồ.

– Luôn luôn kiểm tra lượng dầu bôi trơn để đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru

– Theo dõi quá trình hoạt động cũng như âm thanh phát ra

Quy trình vận hành bình chứa khí nén là cứ sau 20 phút lại thực hiện chế độ tự xả 1 lần.

3.5. Ngưng máy

Quy trình vận hành máy nén khí gia đình ở nước ngưng máy này cũng đòi hỏi rất tỉ mỉ để đảm bảo an toàn cho hệ thống máy cũng như cho người vận hành.

– Khi muốn dùng máy thì nhấn nút STOP.

– Sau khi  máy nén khí đã dừng hoàn toàn thì cần đóng lại tất cả các van để tránh bụi bẩn, côn trùng theo vào

– Ngắt hoàn toàn nguồn điện khỏi hệ thống máy nén khí.

Hướng dẫn sử dụng máy nén khí cho thấy, sau khi vận hành máy xong bạn cần vệ sinh máy thật sạch sẽ và ghi chép lại những thông số kỹ thuật trong quá trình vận hành vào sổ theo dõi.

Ngoài ra cần duy trì lượng dầu bôi trơn để đảm bảo hệ thống máy không bị khô đâu và vẫn hoạt động trơn tru vào những lần tiếp theo.

Nếu bạn nắm được quy trình vận hành máy nén khí đúng kỹ thuật thì độ bền của máy sẽ được nâng lên, những sự cố đáng tiếc không có cơ hội diễn ra, cũng như chất lượng khí được đảm bảo tối đa. Chúc bạn luôn thành công!

>>>> Xem thêm:

>>>> Xem thêm:

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Bộ tách nước khí nén đóng vai trò gì? Top 3 thương hiệu chất lượng

Ngày đăng: 18/05/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 2701 lượt
Đánh giá:

Hệ thống máy bơm khí nén ngày càng trở nên quan trọng trong sản xuất công nghiệp và đời sống. Nhưng bạn lo lắng máy bơm khí nén sau một thời gian hoạt động sẽ bị lắng cặn bẩn, nhiều hơi nước đọng lại gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống máy nén khí và các ngành công nghiệp cần sử dụng đến khí nén sạch. Lúc này lựa chọn lắp đặt bộ tách nước khí nén là lựa chọn tối ưu để giúp cho máy nén khí luôn hoạt động hiệu quả. Vậy sử dụng bộ lọc tách nước khí nén để làm gì? Một số bộ lọc tách nước phổ biến hiện nay?

1. Nguyên lý hoạt động – Quy trình lọc tách nước 

Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động

Hiểu được nguyên lý hoạt động của bộ tách nước khí nén là vô cùng quan trọng với những người lần đầu tiếp cận, lắp ráp và vận hành máy nén khí. 

Bộ lọc tách nước khí nén hoạt động rất đơn giản, dựa trên nguyên lý cơ bản là lực ly tâm. Khi luồng khí tự nhiên được đưa vào trong thiết bị lọc tách nước khí nén thì sẽ tạo ra luồng khí chuyển động theo hình xoáy lốc dưới tác động của tấm xoắn. 

Khi dòng lốc xoáy này chuyển động sẽ tạo ra lực ly tâm có tác dụng tách hoàn toàn nước cũng như bụi bẩn, tạp chất ra khỏi dòng khí nén. Những tạp chất và bụi bẩn này sẽ văng ra và rơi xuống đáy của cốc lọc nước máy nén khí. Còn dòng khí sẽ được lọc tiếp lần thứ 2 gọi là lọc tinh trước khi được chuyển đến bộ phận làm việc tiếp theo.

Còn lượng nước được lọc ra khỏi khí nén, dưới sự hoạt động của bộ phận van xả, chỉnh mảng thì chúng sẽ được ngưng tụ lại sau đó xả ra ngoài theo đường van xả.

Để điều chỉnh lưu lượng khí ở cổng ra, người ta sẽ thực hiện thông qua việc xoay vít điều chỉnh để tác động lên bộ phận chỉnh mạng và vặn vít. Nếu áp suất đầu ra quá cao thì màng được đẩy lên trên, từ đó đưa lượng khí thoát ra ngoài nhiều, làm giảm áp suất khí nén đầu ra.

2. Vai trò của lọc tách nước khí nén

vai trò của bộ tách nước khí nén
vai trò của bộ tách nước khí nén

Bộ lọc tách nước khí nén là thiết bị không thể thiếu trong máy nén khí cũng như các dây chuyền vận hành bằng khí nén. Nó quyết định đến tuổi thọ của dây chuyền cũng như các thiết bị có sử dụng khí nén.

Trong quá trình máy bơm khí nén hoạt động, hút không khí từ bên ngoài vào trong bình nén và thực hiện nén khí trong điều kiện nhiệt độ và áp suất nhất định sẽ mang theo cả hơi nước, bụi bẩn cũng như tạp chất vào theo. Nếu như không tiến hành lọc tách nước khí nén thì những bụi bẩn và tạp chất đó sẽ tích tụ vào trong bình chứa khí hoặc đi theo luồng khí chui vào trong ống dẫn khí dẫn đến tắc ống dẫn khí, khí nén không đảm bảo chất lượng, hoạt động của máy bơm khí nén không đạt tiêu chuẩn đề ra hoặc những sự cố kỹ thuật khác.

Chính vì vậy, bộ tách nước khí nén sẽ làm nhiệm vụ quan trọng nhất là lọc được tối đa lượng ẩm cũng như tạp chất và bụi bẩn có trong khí nén , giúp mang đến nguồn khí nén chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tăng tuổi thọ của hệ thống máy móc, thiết bị.

3. Lưu ý khi lắp đặt và sử dụng lọc tách nước máy nén khí công nghiệp

Nếu là người mới tiếp cận và sử dụng máy nén khí thì trong quá trình lắp đặt và vận hành bộ lọc tách nước máy nén khí công nghiệp bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo cho hệ thống máy nén khí hoạt động với hiệu quả làm việc cao nhất, mang đến luồng khí thành phẩm chất lượng nhất.

3.1. Lưu ý khi lắp đặt bộ lọc tách nước máy nén khí

Lọc tách nước máy nén khí
Lọc tách nước máy nén khí

Cách lắp lọc nước máy nén khí như thế nào? Khi mới lắp đặt hệ thống máy nén khí, thì bạn nên lắp đặt cùng lúc bộ tách nước khí nén và máy sấy khí. Bởi chúng có tác dụng tách tối đa lượng nước có trong khí nén sau khi ra khỏi bình áp và cân bằng nhiệt độ của khí nén trước khi đi vào thiết bị sấy khí.

Nếu như bạn lắp sai vị trí của các thiết bị đó sẽ gây ra hiện tượng bám tuyết trên đường ống dẫn khí, máy sấy khí phải làm việc quá tải. Từ đó dẫn đến hiện tượng dòng khí khó lưu thông và gây tụt áp cho toàn hệ thống, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của toàn bộ hệ thống.

3.2. Lưu ý khi chọn bộ lọc tách nước khí nén

Cách chọn bộ lọckhí nén cũng tùy vào công suất cũng nhu dung tích của bình chứa trong máy bơm hơi. Với những hệ thống máy nén khí công suất lớn thì cần chọn những bộ lọc khí nén kích thước lớn và ngược lại.

Khi lắp đặt bộ lọc khí nén công nghiệp, người ta thường lắp đặt 2 lọc khí nén đơn liên tiếp với nhau để dòng khí nén sẽ trải qua 2 lần lọc là lọc thô và lọc tinh và đạt đến hiệu quả tách nước tối đa, mang đến luồng khí đảm bảo chất lượng theo yêu cầu sản xuất.

Trong quá trình vận hành, cần phải vệ sinh và kiểm tra, bảo dưỡng bộ lọc tách nước khí nén định kỳ để phát hiện nhanh sự cố đưa ra biện pháp sửa chữa kịp thời để không ảnh hưởng đến chất lượng khí thành phẩm.

4. Top 3 thương hiệu lọc tác nước khí nén phổ biến 

Bộ tách nước khí nén đóng vai trò quan trọng trong hệ thống máy nén khí công nghiệp cũng như máy vận hành có sử dụng khí nén. Chính vì vậy, thị trường thiết bị lọc tách nước khí nén rất đa dạng, với nhiều thương hiệu khác nhau. Dưới đây là top 3 bộ tách nước máy nén khí công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

4.1. Bộ lọc tách nước khí nén ly tâm Donaldson 

Lọc tạch nước li tâm Donaldson
Lọc tạch nước li tâm Donaldson

Donaldson là một trong những thương hiệu sản xuất máy nén khí và thiết bị máy nén khí đến từ Mỹ. Thiết bị bộ lọc tách nước ly tâm Donaldson được nhập khẩu chính hãng nguyên chiếc hoặc nhập khẩu nguyên liệu cao cấp về Việt Nam thi công dưới sự giám sát của đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm.

Dòng sản phẩm lọc tách nước Donaldson với đa dạng kích thước, giá thành lại phải chăng, lộc được tới 99% lượng hơi nước cũng như bụi bẩn trong khí nén cho nên được đông đảo khách hàng Việt tin dùng. Đặc biệt bộ tách nước ly tâm Donaldson thích hợp với hệ thống máy nén khí công nghiệp ở các khu công nghiệp, khu chế xuất với quy mô vừa và lớn.

4.2. Bộ tách nước ly tâm Sepremium 125

Bộ tách nước ly tâm Sepremium 125
Bộ tách nước ly tâm Sepremium 125

Bộ tách nước khí nén Sepremium 125 là một trong những thương hiệu sản xuất thiết bị lọc tách nước khí nén đến từ  Hà Lan. Với lịch sử hình thành và phát triển lên đến gần 100 năm tuổi, các thiết bị của máy khí nén cũng như bộ lọc tách nước máy nén khí có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Dòng sản phẩm lọc tác nước này tuy giá thành cao nhưng vẫn thu hút được đông đảo khách hàng quan tâm bởi độ bền theo thời gian cũng như chất lượng không khí thành phẩm.

4.3. Bộ lọc tách nước SMC AF30-03

Một thương hiệu thiết bị lọc tách nước khí nén chúng tôi muốn đề cập đến chính là SMC AF30-03. Đây cũng là dòng sản phẩm lọc máy nén khí đến từ Nhật Bản rất quen thuộc tại thị trường Việt Nam.

Với những ưu điểm nổi bật là ngăn đọng nước cùng với mật độ tách nước đạt đến 99%, loại bỏ được hết những bụi bẩn, tạp chất dù là kích thước nhỏ nhất để mang đến nguồn khí nén chất lượng cao, đảm bảo sự ổn định và hiệu quả khi vận hành hệ thống. Ngoài ra, SMC AF30-03 với thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với nhiều hệ thống máy nén khí, giá thành phải chăng cho nên được sử dụng nhiều trong các khu công nghiệp, xưởng sản xuất hiện nay.

Trong bài viết trên Fil Việt Nam đã cung cấp đến bạn vai trò, nguyên lý hoạt động cũng như một số thương hiệu chuyên sản xuất bộ tách nước khí nén thông dụng trên thị trường hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần tư vấn hay muốn mua những thiết bị lọc máy nén khí hãy liên hệ ngay với Fil Việt Nam để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

Thông tin liên hệ: 

CÔNG TY TNHH FIL VIỆT NAM

Địa chỉ: Tầng 3, số 43, Trung tâm thương mại Le Parc, Gamuda city, Yên Sở, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: +84 24 6294 1166

Liên hệ: Mr. Lý Trần Hùng – 0971175789

Email: hung.ly@fil.com.vn

>>>> Xem thêm: Điểm danh các lỗi thường gặp ở máy nén khí và cách xử lý

>>>> Xem thêm: Mách bạn cách chỉnh áp suất máy nén khí đúng tiêu chuẩn

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Điểm danh các lỗi thường gặp ở máy nén khí và cách xử lý

Ngày đăng: 07/05/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 2464 lượt
Đánh giá:

Máy nén khí hiện nay đã trở thành thiết bị không thể thiếu với nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy hệ thống máy nén khí hoạt động rất bền bỉ, có thể làm việc liên tục trong nhiều giờ liền mà không phải nghỉ ngơi. Nhưng cũng có những lúc bạn gặp phải những sự cố khiến cho máy không hoạt động hoặc máy có hoạt động nhưng chất lượng khí nén tạo ra không đạt chuẩn. Trong bài viết dưới đây Fil Việt Nam sẽ điểm danh các lỗi thường gặp ở máy nén khí và cách xử lý nhanh chóng, hiệu quả nhé.

Các lỗi thường gặp ở máy nén khí
Các lỗi thường gặp ở máy nén khí

1. Bị nóng trong quá trình hoạt động – Các lỗi thường gặp ở máy nén khí

Trong quá trình hoạt động mà máy nén khí của bạn dừng một cách đột ngột, nhất là trong những ngày mùa hè nóng bức thì chắc chắn lỗi ở đây là máy khí nén có nhiệt độ cao. Bạn cần phải kiểm tra nhiệt độ không khí trong môi trường là bao nhiêu. Bởi nhiệt độ xung quanh máy nén khí khi đang hoạt động không vượt quá 40 độ C. Hoặc là bạn kiểm tra hệ thống thông gió nhé…

Nếu không phải lỗi do nhiệt độ quá cao thì bạn cần kiểm tra bộ phận làm mát. Cũng có thể bộ phận này quá bẩn, nhiều bụi, lâu ngày chưa được làm sạch nên cũng cản trở việc làm mát cho toàn hệ thống máy nén khí.

Máy nén khí bị nóng trong quá trình hoạt động
Máy nén khí bị nóng trong quá trình hoạt động

2. Sự cố máy nén khí bị rò nước trong quá trình hoạt động 

Trong các lỗi thường gặp của máy nén khí trục vít thì phải kể đến lỗi máy nén khí bị rò nước trong quá trình làm việc. Sở dĩ máy nén khí gặp sự cố này là do không khí đưa vào trong hệ thống máy nén khí có độ ẩm cao. Cho nên trong khi vận hành, bộ phận van hút mở sẽ đưa luồng khí đi vào bộ phận cụm đầu nén. Trong khoang nén khí thì nước và dầu trộn lẫn với nhau. Sau đó, dầu được đưa tới bình dầu để bộ phận tách dầu khí nén thực hiện việc tách dầu còn nước sẽ đọng lại ở đáy bình chứa.

Ngoài ra, nhiệt độ của máy nén khí khi hoạt động thấp sẽ không đủ điều kiện cho nước bay hơi hoàn toàn. Chính vì vậy, nước sẽ đọng lại ở bình dầu. Để khắc phục lỗi thường gặp ở máy nén khí này thì bạn phải thường xuyên kiểm tra bình chứa và xả nước định kỳ.

3. Máy bị xì hơi – Các lỗi thường gặp ở máy nén khí

Máy nén khí trục vít bị xì hơi là một trong những lỗi thường gặp trong khi máy nén khí hoạt động. Lỗi này khiến cho lưu lượng khí nén bị giảm đi nhiều. Từ đó hệ thống phải hoạt động với công suất lớn để bù vào nguồn khí bị xì ra ngoài.

Lỗi này xảy ra khi bình nén khí bị thủng. Bạn có thể nhận biết bằng cách kiểm tra xung quanh bình hơi. Nếu thấy tay mát ở chỗ nào thì chỗ đó bị thủng. Để khắc phục lỗi này thì bạn nên tìm chiếc bình nén khí để thay thế hoặc là sắm lại chiếc máy nén khí mới.

Máy nén khí bị xì hơi
Máy nén khí bị xì hơi

4. Động cơ máy bơm khí nén bị quá tải 

Trong các lỗi thường gặp ở máy nén khí, thì lỗi động cơ máy bơm khí nén bị quá tải cũng hay xảy ra. Lỗi này có thế gây ra tình trạng động cơ bị cháy. Nguyên nhân của sự cố máy nén khí này có thể kể đến như: điện áp nguồn bị lỗi, áp suất khí nén quá cao, bộ tách dầu bị tắc hoặc lệch trục…

Cách sửa chữa máy nén khí khi gặp lỗi này  như sau: Kiểm tra lại điện áp nguồn lúc không tải và khi máy hoạt động, kiểm tra lại công suất khí nén hoặc vệ sinh, thay thế thiết bị nếu bị bẩn…

5. Báo lỗi máy nén khí có hoạt động nhưng chạy không tải (không lên áp suất) 

Sự cố máy nén khí này xảy ra phụ thuộc vào van tiết lưu đóng hay mở tùy thuộc vào lưu lượng khí nén được sử dụng. Mà van hút này lại chịu sự điều khiển của hệ thống van điện từ. Chính vì vậy, để khắc phục lỗi này bạn cần kiểm tra nguồn điện cấp đến van điện từ có chuẩn hay không. Sau đó là kiểm tra cuộn dây điều khiển van điện từ xem có hoạt động hay không. Tiếp theo là khởi động máy nén khí và kiểm tra van hút xem có mở hay không.

Máy nén khí có hoạt động nhưng chạy không tải
Máy nén khí có hoạt động nhưng chạy không tải

6. Chạy công suất thấp hoặc không tạo đủ áp lực – Các lỗi thường gặp ở máy nén khí

Trong các lỗi thường gặp ở máy nén khí chắc chắn cũng có lúc bạn đã gặp phải tình trạng hiệu suất máy nén khí thấp hoặc không đủ để tạo áp lực sẽ khiến cho hoạt động sản xuất bị trì trệ, gây ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị có sử dụng khí nén.

Để khắc phục sự cố máy nén khí này, bạn cần kiểm tra xem khí nén có bị rò rỉ hay không. Còn nếu như lưu lượng khí nén thấp quá mức cho phép thì bạn cần kiểm tra lại bộ phận van hút xem đã mở hết ra hay chưa. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra bộ phận lọc khí, bảo trì, sửa chữa hay thay thế nếu như nó đã quá cũ. 

7. Sự cố máy nén khí xảy ra khi rơle bảo vệ quá tải 

Relay quá tải là một trong các lỗi thường gặp của máy nén khí trục vít khi vận hành. Để khắc phục được sự cố này bạn cần kiểm tra xem bộ phận đầu nén có bị kẹt hay không, vòng bi của đầu nén có bị hỏng không. Sau đó bạn kiểm tra tiếp đến độ cách điện giữa các cuộn dây động cơ điện. Nếu tất cả vẫn bình thường thì kiểm tra đến điện áp và dòng điện ở cả 3 pha, bật máy nén khí và kiểm tra cấp điện áp. 

Ngoài ra, khi rơ le bảo vệ quá tải cũng xảy ra lỗi tụt áp máy nén khí. Như vậy là tại các mối nối tiếp xúc với dây cáp sẽ có một điểm gặp vấn đề. Bạn cần phải rà soát và kiểm tra lại các mối nối đảm bảo tất cả các mối nối đều chắc chắn.

Nếu tất cả vẫn hoạt động bình thường mà rơ le bảo vệ quá tải thì bạn nên thay rơ le mới nhé.

Cách điều chỉnh rơ le áp suất
Cách điều chỉnh rơ le áp suất

8. Lỗi trào dầu van hút ở máy nén khí 

Lỗi máy nén khí bị trào dầu là hiện tượng khi dừng máy thì dầu bị trào ngược ra đường lọc gió. Mà khi chúng ta làm công tác vệ sinh khoang chứa lọc gió, tháo lọc gió ra sẽ thấy phần giấy lọc có bị thấm dầu. 

Khi gặp phải sự cố này, bạn khắc phục bằng các cách sau kiểm tra xem van áp suất tối thiểu còn hoạt động không. Nếu không hoạt động nghĩa là bạn phải thay van. Hoặc là kiểm tra phần cổ hút được đóng chặt hay chưa. Nếu vặn lỏng thì bạn đóng lại cho chặt. Cuối cùng là kiểm tra van chặn dầu. Nếu van chặn dầu cũng không hoạt động thì bạn nên thay thế.

9. Báo lỗi máy nén khí không chạy

Trong số các lỗi thường gặp ở máy nén khí thì việc máy nén khí không chạy hoặc lỗi khởi động máy nén khí là sự cố khiến cho nhiều người lo lắng nhất. Bởi một khi máy nén khí không hoạt động nghĩa là toàn bộ những công đoạn sản xuất về sau cùng bị đình trệ theo. Nó gây ra tổn thất lớn về kinh tế.

Cách xử lý sự cố máy nén khí này đó là:

– Trước hết bạn kiểm tra nguồn điện vào bao gồm điện áp vào, đường dây truyền tải điện, ổ cắm, công tắc… xem tất cả có hoạt động bình thường hay không.

– Nếu là máy mới lắp đặt thi bạn kiểm tra lại thứ tự và cách lắp các pha xem đã đúng hay chưa. Nếu chưa đúng là đổi lại cho đến khi máy khởi động được.

– Hoặc nếu máy nén khí đang hoạt động mà  ngừng thì bạn kiểm tra lỗi báo trên màn hình. Kiểm tra rơ le xem có cái nào bị nhảy áp hay không, kiểm tra nút dừng khẩn cấp xem có hỏng không…

Trên đây là các lỗi thường gặp ở máy nén khí cũng như cách khắc phục mà Fil Việt Nam muốn cung cấp đến quý khách hàng. Hy vọng nó sẽ giúp ích phần nào cho bạn trong quá trình sử dụng máy nén khí. Nếu gặp những sự cố khác hoặc muốn mua máy nén khí cùng các thiết bị của máy nén khí hay liên hệ với Fil Việt Nam để được hỗ trợ nhé.

>>>> Xem thêm: Mách bạn cách chỉnh áp suất máy nén khí đúng tiêu chuẩn

>>>> Xem thêm: Máy đo chất lượng khí nén là gì? Top 3 máy đo chất lượng khí nén

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Mách bạn cách chỉnh áp suất máy nén khí đúng tiêu chuẩn

Ngày đăng: 05/05/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 2950 lượt
Đánh giá:

Để máy nén khí hoạt động bền bỉ, ổn định cung cấp ra luồng khí nén chất lượng cao thì việc chỉnh áp suất áp máy nén khí đúng tiêu chuẩn là việc làm cơ bản và quan trọng nhất. Vậy sử dụng máy nén khí như thế nào để an toàn và đảm bảo kỹ thuật cũng như cách chỉnh áp suất máy nén khí như thế nào là hợp lý. Trong bài viết dưới đây Fil Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức hữu ích xung quanh vấn đề này nhé.

1. Hướng dẫn sử dụng máy nén khí đảm bảo kỹ thuật 

Hệ thống máy nén khí không quá cầu kỳ và phức tạp, nhưng để cho hệ thống hoạt động hết công suất, bền bỉ thì trong quá trình vận hành bạn cần chú ý đến một số vấn đề:

Cách chỉnh áp suất máy nén khí
Cách chỉnh áp suất máy nén khí

1.1. Lưu ý khi lắp đặt 

Là một thiết bị công nghiệp cho nên khi lắp đặt máy nén khí bạn nên chọn những vị trí cao ráo, khô thoáng, nền nhà vững chắc, và duy trì nhiệt độ môi trường xung quanh máy khí hoạt động luôn nhỏ hơn 40 độ.

Trong quá trình lắp đặt động cơ làm việc, bạn phải kiểm tra thật kĩ nguồn điện cũng như điện áp, tần số đã phù hợp với những quy định mà nhà sản xuất ghi trên nhãn dán hay chưa.

Sau đó bạn chú ý đến độ căng của dây đai. Bởi nếu bạn lắp ráp mà để dây đai quá căng sẽ dẫn đến hiện tượng quá tải. Còn nếu dây đai bị trùng thì lại dẫn đến tốc độ không ổn định cũng như dây đai bị quá nhiệt.

Dây điện dùng để kết nối với nguồn điện thì cần dùng dây có tiết diện phù hợp để tránh hao phí điện năng. Đặc biệt là không thể thiếu rơ le áp suất máy nén khí để bảo vệ động cơ của máy bơm khi dòng điện quá tải.

Sau khi hoàn thành công việc, bạn nên ngắt công tắc động cơ để tránh tình trạng máy khởi động khi không cần thiết. Khi muốn sửa sữa, bảo dưỡng, kiểm tra máy nén khí thì cần xả sạch khí ra ngoài. Hơn nữa, không được tự ý thay đổi những cài đặt cố định để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của van điều chỉnh áp suất khí nén.

1.2. Cách sử dụng máy nén khí an toàn

Như chúng ta biết, những tai nạn, sự cố trong khi vận hành hay sửa chữa máy nén khí không phải là ít. Tại sao có những sự việc đau lòng đó? Lỗi chính là do không tuân thủ những nguyên tắc an toàn. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng máy nén khí an toàn bạn cần biết.

Cách sử dụng máy nén khí an toàn
Cách sử dụng máy nén khí an toàn

1.2.1. Kiểm tra lượng dầu trước khi hoạt động 

Với bất kì một dòng máy nén khí nào cách sử dụng máy nén khí an toàn đó là trước khi đưa vào vận hành thì việc kiểm tra lượng dầu bôi trơn. Kiểm tra lượng dầu để đảm bảo rằng lượn dầu vẫn đủ để cung cấp cho hệ thống trong quá trình hoạt động. Lượng dầu bôi trơn đạt tiêu chuẩn là nó phải nằm trong vạch tròn trong của mắt dầu hoặc nằm trong khoảng cách giữa hai vạch đỏ của mắt dầu. Dầu bôi trơn này bạn cần thay định kỳ 2 tháng/lần để đảm bảo không bị cặn dầu.

1.2.2. Nối dây vào nguồn điện 

Sau khi kiểm tra lượng dầu thì bạn tiếp tục đấu điện cho hệ thống máy nén khí. Khi đấu điện bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau: Đối với dòng điện 3 pha có dùng áp tô mát thì trước tiên để đảm bảo an toàn bạn phải ngắt áp tô mát, sau đó đấu 3 pha nóng vào 3 đầu ra khỏi động của máy nén khí. Sau đó đóng nguồn điện và kiểm tra xem hệ thống máy nén khí có hoạt động hay không, có quay đúng chiều hay chưa và khí nén có thổi trực tiếp vào đầu nén để làm máy xilanh và piston hay không. Nếu không đúng với quy định thì bạn nên đảo 2 pha nóng bất kì cho nhau là máy sẽ hoạt động bình thường.

1.2.3. Điều chỉnh rơ- le áp suất máy nén khí trước khi sử dụng 

 Bước điều chỉnh rơ le áp suất máy nén khí trước khi đưa máy vào vận hành là đặc biệt quan trọng. Khi máy nén khí hoạt động phải cần phải có một áp suất nhất định để máy hoạt động đúng công suất và cho ra những dòng khí nén chất lượng cao. Cách chỉnh áp suất máy nén khí rất đơn giản. Nếu bạn muốn tăng áp suất máy nén khí thì bạn vặn ốc trong rơ le theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. 

1.2.4. Mở van xả nước ở đáy bình chứa khí 

Khi máy nén khí hoạt động trong thời gian dài bạn cần xả nước ở đáy bình chứa khí định kì để đảm bảo hình chứa khí không bị nước làm cho oxy hóa dẫn đến hiện tượng hoen gỉ. Bởi nếu độ ẩm trong không khí cao thì lượng nước lọc ra từ khí nén cũng nhiều. Thời gian xả nước định kì là 1 tuần 1 lần để đảm bảo độ bền cho thiết bị.

2. Hướng dẫn cách chỉnh áp suất máy nén khí 

Áp suất khí nén ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành cũng như chất lượng đầu ra của khí nén thành phẩm. Vậy các cách chỉnh áp suất máy nén khí nén  dụng là gì?

2.1. Tại sao cần điều chỉnh áp suất máy nén khí

Trong quá trình hệ thống máy nén khí vận hành, vì những lý do khách quan hoặc chủ quan mà áp suất máy nén khí không thực sự ổn định, khi thì cao quá, khi thì thấp quá. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn hệ thống máy nén khí cũng như các thiết bị sử dụng nguồn khí nén thành phẩm. 

Có một số nguyên nhân mà chúng ta phải sát sao và điều chỉnh relay áp suất máy nén khí kịp thời như: 

Cách chỉnh máy nén khí trục vít khi vào cùng một thời điểm mà có quá nhiều thiết bị cùng sử dụng nguồn khí nén, hệ thống máy nén khí không thể đáp ứng được.

Relay áp suất máy nén khí khi lượng khí nén bị rò rỉ ra ngoài, làm cho áp suất bị tụt xuống, không thể cung cấp đủ định mức cho các thiết bị khác.

– Kiểm tra áp suất khí nén khi máy bơm khí quá cũ, không đủ khả năng để cung cấp khí cho toàn hệ thống…

Tại sao phải chỉnh áp suất máy nén khí?
Tại sao phải chỉnh áp suất máy nén khí?

2.2. Các cách chỉnh áp suất máy nén khí sao cho đúng tiêu chuẩn

Cách hiệu chỉnh relay áp suất của máy nén khí thông dụng hiện nay gồm có điều chỉnh áp suất máy nén khí thông qua rơ le và thông qua van điều chỉnh áp suất khí nén.

2.2.1. Cách điều chỉnh rơ le áp suất máy nén khí

Rơ le là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống máy nén khí. Nó có nhiệm vụ tự động ngắt và bật lại máy khi đã đủ lưu lượng khí nén trong bình chứa khí hoặc áp suất đầu ra thấp hơn áp suất đầu vào. Cách điều chỉnh rơ le áp suất này được thực hiện như sau:

– Rơ le nén khí sẽ được điều chỉnh áp lực là 8kg đối với những dòng máy khí nén sử dụng nguồn điện 220V.

– Điều chỉnh rơ le áp suất  với áp lực 12kg đối với những dòng máy nén khí sử dụng nguồn điện 380V. 

– Nếu bạn muốn điều chỉnh rơ le tự ngắt thì bạn có thể thực hiện như sau: Mở nắp rơ le ? vặn rơ le tùy theo ý muốn. Nếu muốn tăng áp suất thì vặn rơ le theo chiều kim đồng hồ. Nếu muốn giảm áp suất khí nén thì vặn rơ le ngược chiều kim đồng hồ.

Cách điều chỉnh rơ le
Cách điều chỉnh rơ le áp suất

2.2.2 Điều chỉnh áp suất máy nén khí thông qua van chỉnh áp

Van điều chỉnh áp suất khí nén là một trong những bộ phận có khả năng điều chỉnh áp suất khí nén ở một số vị trí nhất định để đảm bảo áp suất tiêu chuẩn cho thiết bị khi hoạt động. Người ta còn gọi nó với các tên thân quen hơn là van điều áp khí nén.

Van áp suất khí nén hiện nay có 2 loại được sử dụng chủ yếu đó là van điều chỉnh áp suất khí nén ở chế độ không tải/ tải và van điều chỉnh áp suất khí nén ở chế độ điều chế.

Cách điều chỉnh công tắc áp suất khí nén cụ thể trong mỗi trường hợp như sau:

Cách chỉnh công tắc áp suất máy nén khí không tải: Đầu tiên bạn nới lỏng đai ốc ở phía trên ? Vặn bu lông để điều chỉnh áp suất không tải theo ý muốn. Muốn tăng áp suất khí nén thì bạn vặn bu lông cùng chiều kim đồng hồ và ngược lại ? Vặn chặt đai ốc phía trên lại.

– Điều chỉnh áp suất khí nén có tải: Bạn nới lỏng đai ốc ở khóa dưới ? Vặn bu lông để điều chỉnh áp suất. Vặn bu long theo chiều kim đồng hồ để giảm áp suất khí nén và ngược lại. ? Sau đó siết chặt đai ốc phía dưới lại.

Cách chỉnh áp suất máy nén khí thông qua modulator valve: Để điều chỉnh được chuyển động của dòng khí nén, bạn có thể thay đổi vị trí đóng/ mở của van áp suất khí nén. 

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về cách chỉnh áp suất máy nén khí. Hy vọng nó sẽ mang đến những kiến thức hữu ích cho những khách hàng đang sử dụng máy nén khí. Nếu quý khách vẫn còn phân vân hoặc có câu hỏi gì xoay quanh thiết bị này thì hãy liên lạc với Fil Việt Nam nhé.

>>>> Xem thêm: Máy nén khí cao áp, cấu tạo, công dụng và nguyên lý hoạt động

>>>> Xem thêm: Trọn bộ thông tin về van điều áp khí nén bạn cần biết

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Bộ lọc tách nước khí nén và 4 thương hiệu thông dụng hiện nay

Ngày đăng: 03/05/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 3411 lượt
Đánh giá:

Máy nén khí hiện nay là một thiết bị không thể thiếu trong sản xuất cũng như trong đời sống hàng ngày. Nhưng trong quá trình máy nén khí hoạt động, để đảm bảo máy làm việc lâu dài cũng như chất lượng khí cung cấp ra ngoài, các thiết bị sử dụng khí nén không bị hoen gỉ, ăn mòn thì việc trang bị thêm bộ lọc tách nước khí nén là rất cần thiết. Vậy bộ lọc tách nước khí nén là gì? Các loại lọc tách nước máy nén khí thông dụng hiện nay? Bài viết dưới đây Fil sẽ cung cấp đến quý khách hàng những kiến thức khoa học về thiết bị này nhé.

1. Tìm hiểu về bộ lọc tách nước máy nén khí 

Bộ lọc tách nước là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ thiết bị máy nén khí lớn nào. Vậy bộ lọc nước máy nén khí có gì đáng quan tâm?

Lọc tách nước khí nén
Lọc tách nước khí nén

1.1. Bộ lọc máy nén khí là gì? 

Bộ lọc khí nén còn có tên khoa học là air Filter, nó là một chi tiết quan trọng trong hệ thống máy nén khí. Nó tác động trực tiếp đến hiệu quả làm việc cũng như chất lượng khí nén thành phẩm. Ngoài ra, trong bộ lọc khí nén, bộ phận lọc tách dầu máy nén khí còn có nhiệm vụ phun dầu bôi trơn dạng sương để giúp giảm ma sát trong quá trình làm việc, hạ thiệt của hệ thống. Ngoài ra, lọc tách nước máy nén khí còn có chức năng điều chỉnh áp suất, đảm bảo áp suất ở mức độ an toàn để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá trình vận hành.

1.2. Vai trò, lợi ích của bộ lọc tách nước máy nén khí

Tại sao cần sử dụng thiết bị lọc tách nước máy nén khí? Hiểu một cách đơn giản đó là khí nén sau khi được nén trực tiếp từ khí tự nhiên thì nó mang trong mình nhiều hơi nước, bụi bẩn và tạp chất. Cho nên khi những thiết bị sử dụng khí này sẽ gây ra hiện tượng oxy hóa, hoen gỉ, tắc nghẽn từ đó làm giảm tuổi thọ của thiết bị, ảnh hưởng đến năng suất làm việc cũng như chất lượng thành phẩm.

Chúng ta có thể thấy trong hệ thống máy nén khí, bộ lọc khí tồn tại dưới nhiều dạng như bộ lọc khí nén đôi, bộ lọc khí nén đơn, bộ lọc tách nước khí nén, bộ lọc tách dầu khí nén… Mỗi hệ thống sẽ có những cách lắp đặt khác nhau, dựa vào yêu cầu chất lượng của nguồn khí cung cấp ra. Việc sử dụng bộ lọc khí nén chính là một trong những giải pháp hiệu quả tối ưu, tiết kiệm hàng đầu mang đến luồng khí nén sạch đến 98%.

Thiết bị lọc máy nén khí
Thiết bị lọc máy nén khí

1.3. Nguyên lý bộ lọc tách nước máy nén khí

Bộ lọc tách nước hoạt động với nguyên lý rất đơn giản và dễ hiểu đó là dựa vào lực ly tâm.  Luồng khí nén sẽ được đưa vào trong từ ống nối, cút nối của hệ thống rồi đi đến bộ lọc khí. Tại đây, dưới sự chuyển động của xoáy lốc do những tâm chắn xoắn tạo ra. Lúc này, dưới tác động của lực li tâm, nước và bụi bẩn, tạp chất sẽ bị văng ra và chảy xuống cốc lọc. Đây được gọi là quá trình lọc thô. Sau đó dòng không khí lại tiếp tục đi vào bên trong qua bộ phận lọc khí nén, trực tiếp đập vào thành trong của cốc lọc sau đó chảy xuống cốc lọc nước máy nén khí. Đây được gọi là quá trình lọc tinh.

Cùng với đó, bộ phận chỉnh định mang và bộ phận van xả cũng hoạt động cho nên những chất cặn bẩn và hơi nước sẽ được xả ra ngoài. Sau cùng, luồng khí nén sạch sẽ được dẫn tới bình dầu, dầu chứa trong bình sẽ phun sương vào khí và cung cấp cho các thiết bị hoạt động khác.

1.4. Cách lắp lọc nước máy nén khí? 

Lắp đặt bộ lọc tách nước máy nén khí bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn cho máy nén khí trong quá trình vận hành cũng như cung cấp ra một luồng khí nén đảm bảo tiêu chuẩn nhất:

– Khi mới lắp đặt hệ thống máy nén khí thì tốt nhất là bạn nên lắp luôn bộ lọc tách nước khí nén cũng như thiết bị sấy khí. Bởi bộ phận này có chức năng tách nước khỏi khí nén sau khi ra khỏi bình áp và cân bằng lượng nước cũng như nhiệt độ trước khi dòng khí này đi vào trong máy sấy. Nếu như bạn lắp sai vị trí sẽ làm cho hệ thống làm việc quá tải hoặc gây ra tình trạng tụt áp khi dàn lạnh bị bám tuyết.

– Sử dụng lõi lọc khí đơn hay lõi lọc khí đôi còn phụ thuộc vào lưu lượng khí nén của từng dòng máy bơm khí nén. Nhưng dù sử dụng loại nào đi chăng nữa thì trong quá trình sử dụng bạn cũng nên bảo trì, bảo dưỡng cũng như vệ sinh định kì để đảm bảo độ bền cũng như hiệu quả làm việc.

2. 4 thương hiệu bộ lọc tách nước khí nén thông dụng

Với vai trò và tầm quan trọng như vậy cho nên bộ lọc tác nước máy nén khí rất đa dạng trên thị trường phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Dưới đây là các loại lọc máy nén khí phân theo thương hiệu được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay:

2.1. Bộ lọc tách nước khí nén Donaldson 

Thương hiệu máy nén khí Donaldson không còn xa lạ với khách hàng Việt Nam nữa. Một thương hiệu sản xuất máy nén khí cũng như các thiết bị máy nén khí đến từ Mỹ với lịch sử hơn 100 năm tuổi.

Bộ lọc Donaldson là sản phẩm chính hãng được nhập khẩu nguyên chiếc hoặc được sản xuất tại Việt Nam bằng nguyên vật liệu nhập khẩu chính hãng dưới sự giám sát của đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm. Do đó giá thành khá cạnh tranh so với những thương hiệu nhập khẩu khác.

Bộ lọc khí nén Donaldson với kích thước lọc là 10 micrometer, lưu lượng 1650 – 1550m3/h, cùng với áp suất tối đa là 16bar. Cho nên thiết bị này có thể dùng trong hệ thống máy nén khí trong các khu công nghiệp vừa và nhỏ.

Lọc tách nước khí nén Donaldson
Lọc tách nước khí nén Donaldson

2.2. Bộ lọc Lucky

Một thương hiệu bộ lọc tách nước cũng khá được ưa chuộng hiện nay đó là Lucky. Thiết bị tách nước từ khí nén này được thiết kế nhỏ gọn cho nên nó phù hợp với mọi hệ thống máy nén khí từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn.

Phần vỏ của thiết bị lọc khí được làm từ thép nguyên chất có khả năng chống gỉ, chống va đập cùng với màng bọc ngoài bằng lớp sơn tĩnh điện Epoxy tiên tiến cho nên rất bền trong quá trình sử dụng.

Sự đa dạng về chân ren và mức giá phải chăng, cạnh tranh cũng là một ưu điểm nhận được sự ưa chuộng và tin dùng của đông đảo khách hàng.

Lọc tách nước khí nén Lucky
Lọc tách nước khí nén Lucky

2.3. Bộ lọc tách nước khí nén Airtac 

Airtac là một trong những thương hiệu sản xuất, phân phối các thiết bị máy nén khí nổi tiếng đến từ Đài Loan trong đó có bộ lọc khí nén. Sự đa dạng trong cấu tạo cũng như chân ren là một trong những ưu điểm giúp tạo được lòng tin nơi khách hàng. Các kích cỡ chân ren thông dụng cần kể đến như 13, 17, 21, 27.

Thiết bị này khá thông dụng trên thị trường và giá thành lại rẻ. Nó được ưu tiên sử dụng trong các cơ sở công nghiệp, xưởng lắp ráp cơ khí, cửa hàng sửa chữa ô tô, xe máy nhỏ lẻ…

Bộ lọc Airtac
Bộ lọc Airtac

2.4. Bộ lọc SMC

Đây là một trong những thương hiệu sản xuất lọc máy nén khí thông dụng đến từ Nhật Bản. Bên cạnh thiết bị lọc nước khí nén, SMC còn cung cấp thiết bị lọc tách dầu máy nén khí, lọc gió máy nén khí. Hầu hết khách hàng khi sử dụng sản phẩm đều có những phản hồi tốt về chất lượng khí lọc, độ bền của lõi lọc khí, cũng như sự đa dạng trong chân ren. Lọc máy nén khí SMC được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất, cơ sở lắp ráp công suất lớn….

Bộ lọc smc
Bộ lọc smc

Trên đây là những kiến thức cơ bản về thiết bị lọc tách nước khí nén. Hy vọng nó sẽ những thông tin bổ ích cho người dùng trong quá trình vận hành máy nén khí. Nếu còn thắc mắc về thiết bị này, khách hàng có thể liên hệ với công ty Fil Việt Nam để được tư vấn, giải đáp kịp thời.

>>>> Xem thêm: Thiết bị lọc máy nén khí là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động

>>>> Xem thêm: Trọn bộ thông tin về lọc đường ống khí nén | Cấu tạo, nguyên lý

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Thiết bị lọc máy nén khí là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động

Ngày đăng: 01/05/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 2027 lượt
Đánh giá:

Để hệ thống máy nén khí vận hành ổn định, hiệu quả, độ bền cao mà cho ra sản phẩm khí nén chất lượng thì thiết bị lọc máy nén khí là thiết bị quan trọng và không thể thiếu. Biết được tầm quan trọng của nó là như vậy nhưng để hiểu chi tiết về thiết bị thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây Fil việt Nam sẽ cung cấp cho khách hàng một số kiến thức chuyên ngành về thiết bị này nhé!

Thiết bị lọc máy nén khí
Thiết bị lọc máy nén khí

1. Thiết bị lọc máy nén khí là gì?

Thiết bị lọc máy nén khí còn có tên khoa học là Air Filter, là một bộ phận nằm trong nhóm phụ tùng của máy nén khí. Nó tuy là bộ phận nhỏ nhưng lại không thể không có. Cùng với bộ lọc dầu máy nén khí, bộ lọc khí hay hiểu đơn giản là thiết bị lọc gió từ trước đến nay đã trở thành thiết bị thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành hệ thống máy khí nén.

Bộ lọc khí nén có chức năng lọc bỏ đi bụi bẩn, hơi nước trong khí nén để bôi trơn các thiết bị truyền động trong hệ thống. Ngoài ra nó còn có tác dụng duy trì và điều chỉnh áp suất của hệ thống máy nén khí, kết nối từ máy nén khí đến các thiết bị liên quan để làm nhiệm vụ tách nước. 

Hệ thống lõi lọc khí nén có thể đảm nhiệm chức năng tách nước sẽ có độ lọc từ 0.1 micron ~ 40 micron. Độ lọc của lõi lọc càng tinh bao nhiêu thì không khí càng sạch bấy nhiêu.

Bộ lọc máy nén khí được coi là một trong những giải pháp hoàn hảo để nâng cao chất lượng không khí, phục vụ cho quá trình sản xuất và đời sống.

Lọc khí donaldson
Lọc khí donaldson

2. Cấu tạo bộ lọc khí nén 

Cho dù bộ lọc khí đôi, đơn hay ba đi nữa thì chúng cũng có chung một cấu tạo, gồm có 3 phần chính, đóng vai trò quan trọng là thiết bị lọc khí, bộ điều chỉnh áp suất và bình dầu.

2.1. Thiết bị lọc khí nén

Thiết bị lọc khí hay người ta còn hay dùng với tên gọi đơn giản là van lọc khí nén. Bộ phận này sẽ có nhiệm vụ là loại bỏ phần bụi bẩn, cặn kim loại, tạp chất hay hơi nước còn sót lại trong phần khí nén sẽ mang vào sử dụng.

Tùy theo yêu cầu chất lượng của khí nén thành phẩm và hệ thống van lọc khi nén sẽ tạo ra những dòng chuyển động xoáy theo quy luật nhất định để loại bỏ đi những phần tử phù hợp. 

2.2. Bộ điều áp

Trong cấu tạo của bộ lọc khí nén thì bộ điều áp hay van điều chỉnh áp suất là thiết bị không thể thiếu. Van điều áp khí nén có chức năng ổn định áp suất khí nén đầu vào và đầu ra bằng nhau để đảm bảo chất lượng khí nén cũng như hệ thống máy nén khí. 

Thông thường, van điều áp khí nén sẽ được lắp cùng với đồng hồ đo áp để giúp cho người dùng dễ dàng theo dõi và điều chỉnh áp suất. Van điều áp hoạt động khi áp suất khí ở đầu ra tăng đột ngột. Lúc này khí nén sẽ tác động lên màng của van làm cho kim trục thay đổi và xả khí nén ra ngoài.

2.3. Bình dầu của thiết bị lọc khí 

Bình dầu hay còn được gọi là van tra dầu là thiết bị kết hợp với van điều áp, lọc nước để tạo thành bộ lọc khí hoàn chỉnh cho hệ thống máy nén khí. Bình dầu khi thực hiện nhiệm vu tra dầu vào các bộ phận của máy nén khí sẽ dựa trên nguyên lý Venturi.

Hiểu một cách đơn giản, chức năng của van tra dầu chính là phun dầu và bôi trơn, vào khí nén sau khi đã được lọc sạch dưới dạng phun sương để khi khí nén đi tới các thiết bị khác như khớp nối, xi lanh thì dầu làm nhiệm vụ bôi trơn, giảm nhiệt cho thiết bị, giảm sự ăn mòn cho các phần tử lọc.

Lọc đường ống khí nén Donaldson
Lọc đường ống khí nén Donaldson

3. Nguyên lý hoạt động của thiết bị lọc máy nén khí 

Hệ thống lọc khí làm việc với nguyên lý đơn giản, dễ hiểu. Không khí sau khi được đưa vào trong hệ thống để tiến hành nén thì khí nén sẽ được đưa tới bên trong bình lọc khí. Ở đây, các tấm xoắn của bộ lọc chuyển động theo chiều xoáy lốc làm cho luồng khí nén quay theo hình xoắn ốc.

Trong quá trình chuyển động, dưới tác động của lực li tâm, tạp chất, bụi bẩn, hơi nước sẽ bị đánh văng ra ngoài rồi bám vào thành bình và chảy xuống cốc lọc khí. Chỉ có không khí đã được lọc sạch là tiếp tục được di chuyển qua bộ phận lọc khí. Đây được gọi là giai đoạn lọc thô, khi 95% chất bẩn thô to được loại bỏ.

Sau khi đi qua bộ phận lọc khí, khí nén tiếp tục được màng lọc lọc lại lần nữa để loại đi những hạt bụi, hạt kim loại siêu nhỏ. Phần khí nén sau khi đã được lọc sạch sẽ tiếp tục di chuyển đến bộ phận điều áp. Người dùng tiến hành điều chỉnh áp suất khí nén cho thích hợp.

Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động

4. Các thiết bị lọc khí nén thông dụng hiện nay 

Với nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của khách hàng cho nên thị trường thiết bị lọc khí nén hiện nay rất đa dạng, với nhiều thương hiệu, cấu tạo và chức năng khác nhau. Chính vì vậy, để tạo sự tiện lợi và dễ dàng cho khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm thì chúng tôi đã tiến hành phân loại các thiết bị lọc khí nén qua 2 tiêu chí cấu tạo và thương hiệu sản xuất.

4.1. Phân loại thiết bị lọc máy nén khí theo cấu tạo

Thiết bị lọc máy nén khí phân theo cấu tạo bao gồm bộ lọc khí đôi và bộ lọc khí đơn.

4.1.1. Bộ lọc khí nén đơn 

Đây là hệ thống lọc khí được cấu tạo từ van lọc và van điều chỉnh áp suất. Nó có nhiệm vụ lọc sạch tạp chất và hơi nước của khí nén trước khi đưa khí nén và sử dụng trong các hệ thống máy móc.

4.1.2. Bộ lọc khí nén đôi

Là bộ lọc khí nén được kết hợp giữa van tra dầu và bộ lọc khí đơn. Với bộ lọc khí đôi này thì khí nén sẽ trải qua 2 lần lọc là lọc thô và lọc tinh khi đi qua bộ lọc khí để đảm bảo chất lượng khí sạch tối ưu, đảm bảo độ bền cho hệ thống.

4.2. Phân loại bộ lọc máy nén khí theo tên thương hiệu

Bên cạnh việc chọn cho mình thiết bị lọc máy nén khí theo cấu tạo, bạn có thể lựa chọn bộ lọc khí nén theo thương hiệu sản xuất.

4.2.1. Lõi lọc khí Donaldson

Một thương hiệu sản xuất lõi lọc khí được ưa chuộng rộng rãi tại Việt Nam không thể không để đến Donaldson. Là một thương hiệu của Mỹ, với hơn 100 năm kinh nghiệm, Donaldson là công ty chuyên về các giải pháp xử lý khí nén, các giải pháp cho lọc vi sinh, lọc hơi, lọc nước; hệ thống thu hồi bụi, lọc Engine cho các động cơ thiết bị công suất lớn.

Lõi lọc khí nén Donaldson mà Fil Việt Nam đang cung cấp là hàng chính hãng với nguyên vật liệu được nhập khẩu và gia công sản xuất tại Việt Nam, dưới sự giám sát của đội ngũ cơ khí lành nghề. Chúng tôi cho ra sản phẩm chuẩn, độ bền cao, giá thành cạnh tranh.

Lõi lọc khí nén Donaldson sử dụng chất liệu là giấy nhựa Polyester, giấy cenlulozo, giấy lọc bụi chống tĩnh điện, giấy lọc bụi chịu nhiệt, giấy lọc chống hóa chất, giấy PE phủ PTFE… cùng với nhiều kích thước cho nên được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.

Lõi lọc Donaldson
Lõi lọc Donaldson

4.2.2. Bộ lọc khí nén Airtac

Một trong những thương hiệu sản xuất bộ lọc khí nén hàng đầu Đài Loan, rất được ưa chuộng trên thế giới trong đó có thị trường Việt Nam phải kể để Airtac. Bộ lọc khí Airtac với đa dạng các kích thước từ 10 đến 34 đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của khách hàng. Hơn nữa, giá thành của thiết bị lọc khí nén này lại rất cạnh tranh trên thị trường so với các sản phẩm cùng loại.

Lõi lọc khí nén Airtac này thích hợp dùng trong hệ thống máy nén khí cho những cơ sở chuyên chế biến, đóng gói quy mô vừa và nhỏ.

4.2.3. Bộ lọc khí nén STNC

Một trong những thương hiệu sản xuất và phân phối thiết bị máy nén khí trong đó có đầu lọc khí nén được thị trường tin dùng phải nhắc đến STNC – thương hiệu nổi tiếng của Trung Quốc.

Với ưu điểm giá thành rẻ, mẫu mã, kích thước đa dạng cho nên người tiêu dùng dễ dàng mua được thiết bị lọc máy khí nén tại các cửa hàng, đại lý bán lẻ trên khắp Việt Nam.

4.2.4. Bộ lọc khí nén SMC

Nếu đang tìm hiểu về các thương hiệu sản xuất thiết bị lọc máy nén khí thì đừng bỏ qua SMC nhé. Đây là thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản, với tuổi đời hơn 70 năm. Các sản phẩm, linh kiện trong máy nén khí của SMC mang đến cho người dùng sự hài lòng. Tuy giá thành của thiết bị cao hơn so với các thương hiệu khác nhưng bù lại độ bền cao, thiết kế nhỏ gọn và mang đến nguồn khí nén tinh khiết.

Trên đây là những chia sẻ về thiết bị lọc máy nén khí. Hi vọng với những kiến thức này sẽ giúp cho khách hàng đang sử dụng máy nén khí hiểu hơn về thiết bị này. Nếu như khách hàng có nhu cầu cần mua máy nén khí hay thay thế bộ lọc khí nén hãy liên hệ với Fil Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ.

>>>> Xem thêm: Bộ lọc dầu thủy lực là gì? Phân loại bộ lọc dầu thủy lực hiện nay

>>>> Xem thêm: Hệ thống lọc bụi và tầm quan trọng của nó trong sản xuất công nghiệp

Nguồn: Công ty TNHH FIL Viêt Nam