Cách tính toán đường ống dẫn khí nén sao cho lắp đặt chính xác, hiệu quả

Ngày đăng: 25/06/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 8584 lượt
Đánh giá:

Các hệ thống khí nén khác nhau sẽ có những yêu cầu riêng về kích thước đường ống dẫn khí. Vì vậy việc tính toán đường ống dẫn khí nén phải đảm bảo độ chính xác để khí nén lưu thông một cách dễ dàng và hiệu quả. Vậy đâu là công thức tính toán đường ống dẫn khí nén chuẩn? Cần có những lưu ý gì để  lắp đặt đường ống khí nén chính xác, hiệu quả? Hãy cùng Fil Vietnam tìm hiểu cách tính toán đường ống dẫn khí nén sao cho lắp đặt chính xác, hiệu quả nhất.

1. Công thức tính toán đường ống dẫn khí nén

Để tính toán đường ống dẫn khí nén giúp giảm thiểu tối đa việc tụt áp, ta cần chú ý đến kiểm tra lưu lượng khí và áp lực nước trong đường ống dẫn khí nén.

Công thức tính đường kính ống
Công thức tính đường kính ống

1.1. Một vài công thức để tính toán lưu lượng khí trong đường ống

Lưu lượng khí trong đường ống là một yếu tố quan trọng để tính toán đường ống dẫn khí nén. Lưu lượng khí trong đường ống cùng một lúc càng lớn thì độ sụt áp càng lớn. Cách dễ nhất để biết lưu lượng khí nén qua hệ thống của bạn là xem xét các thông số kỹ thuật của máy nén khí (hãy xem trong hướng dẫn, nameplate hoặc tìm kiếm trên internet). Sau đây là một số công thức tính lưu lượng khí trong đường ống:

1.1.1. Công thức 1:

Dùng thiết bị đo lưu lượng khí sử dụng cảm biến để đo vận tốc dòng chảy của khí nén trong đường ống tại một tiết diện ống đã biết trước. Tiếp theo, ta sẽ áp dụng công thức bên dưới:

Q= V x A Ç

Trong đó:

Q: Lưu lượng của khí nén đi qua đường ống (m3/phút).

V: Vận tốc dòng khí đo được bởi cảm biến (m/phút).

A: Tiết diện đường ống tại điểm đo (m2).

Các đơn vị tính bằng lít / giây, m3 trên phút hoặc giờ, hoặc feet khối trên phút (cfpm) cho biết công suất tối đa của máy nén khí.

1.1.2. Công thức 2:

Q = P2 – P1Po x VtNm3 / Minute

Trong đó:

  • P : công thức để tính áp suất máy nén khí
  • Po: áp suất tuyệt đối của khí quyển (kg/cm2)
  • P1: áp suất lúc bắt đầu chạy máy (kg/cm2)
  • P2: công thức áp suất đo được sau một khoảng thời gian t (kg/cm2)
  • V: thể tích của các thiết bị chứa khí nén (đường ống, thiết bị làm mát, bình chứa khí, lọc khí, máy sấy,…)
  • t: thời gian máy chạy từ P1 – P2 
Tiêu chuẩn đường ống khí nén
Tiêu chuẩn đường ống khí nén

1.1.3. Công thức 3:

Ngoài công thức tính lưu lượng khí trên, còn có một cách khá đơn giản, không cần tính toán nhưng đem lại kết quả chính xác, đó là sử dụng thiết bị đo lưu lượng khí. 

d=5450 x V1.85 x Lp x Pmax

Trong đó:

  • V: Tổng lưu lượng khí (l/s)
  • L: Chiều dài đường ống dẫn khí (m)
  • p: Độ tụt áp cho phép (bar)
  • Pmax: Áp suất làm việc lớn nhất (bar)
  • d: Đường kính trong ống dẫn khí (mm)

Chú ý: Cần thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng, bảo trì cho máy nén khí. Nếu máy nén khí đã quá cũ, để giảm được hao phí điện năng đồng thời nâng cao được hiệu suất làm việc thì các bạn nên đầu tư trang bị lại máy nén khí mới.

1.2. Cách để tính áp lực nước bên trong đường ống

Để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho các thiết kế hệ thống đường ống nước, ta phải kể đến áp lực nước trong đường ống. Nếu áp lực nước trong đường ống vượt quá áp lực nước quy định thì cả đường ống sẽ gặp nguy hiểm dẫn đến vỡ, hỏng ống.

Vậy đâu là cách để tính áp lực nước trong đường ống (dành cho ống tròn)? Chúng ta cùng tham ka các công thức sau nhé.

+ Phần Tiết diện ngang của ống bằng bình phương bán kính x 3,14 (số pi); đơn vị m2.

+ Vận tốc của nước chảy trong ống bằng căn bậc 2 của 2gh; trong đó g=9,81; h: chiều cao cột nước, đơn vị m.

+ lưu lượng của nước chảy qua ống bằng tiết diện ngang ống x vận tốc nước qua ống.

+ công thức lưu lượng nước chảy trong ống được tính như sau: qtt = qvc + α . qdđ (l/s)

Trong đó:

  • α: đây là hệ số phân bố lưu lượng dọc đường, thông thường thì lấy là α = 0.5 (q ở đoạn đầu ống max và cuối ống là 0).
  • qdđ: lưu lượng dọc đường của đoạn ống đang được áp dụng ( l/s).
Tính áp lực nước bên trong đường ống
Tính áp lực nước bên trong đường ống

1.3. Vận tốc khí nén trong đường ống

Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu thủy khí, vận tốc khí nén trong đường ống thường từ 10 tới 17 m/s.

2. Một số điều cần lưu ý khi lắp đặt đường ống khí nén

Việc tính toán đường ống dẫn khí nén đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống khí nén. Vì vậy, việc lắp đặt đường ống khí nén đúng cách không những giúp hệ thống làm việc hiệu quả mà còn giúp tiết kiệm nhiều chi phí và đảm bảo an toàn. 

2.1. Một vài lưu ý trước khi lắp đặt đường ống khí nén:

  • Trước khi bắt đầu lắp đặt đường ống khí nén, cần xác định chính xác lưu lượng khí và áp suất khí nén sử dụng.
  • Áp suất tổn thất trong hệ thống đường ống không vượt quá 5% áp suất thiết kế của máy nén. Do đó, cần tính toán đường ống dẫn khí nén  sao cho có đường kính lớn hơn so với đường kính ống thiết kế.
  • Không nên tùy tiện giảm kích thước đường ống chính vì dòng khí bị thay đổi bất thường ở vị trí nối sẽ gây tổn thất áp suất.
  • Tốc độ dòng khí trong đường ống phải được thiết kế không vượt quá 15m/s để tránh việc gây tổn thất áp suất hệ thống.
  • Cấu trúc hệ thống đường ống dẫn khí nén lý tưởng là cho phép đường ống chính đi một vòng toàn bộ nhà máy để áp suất khí luôn cân bằng ở mọi vị trí.
  • Khi ống dẫn khí nén quá nhỏ thì sẽ làm tăng tốc độ dòng khí nén lưu chuyển của ống và là nguyên nhân làm tăng độ ma sát và tạo dòng khí hỗn loạn trong ống.
  • Việc tính toán đường ống dẫn khí nén là vô cùng cần thiết khi lắp đặt. Kích thước đường ống dẫn khí nén bắt buộc không được quá lớn hoặc quá nhỏ vì hệ thống đường ống dẫn quá lớn sẽ gây ra khó khăn cho việc lắp đặt và lãng phí tiền đầu tư. Còn nếu quá nhỏ thì cũng sẽ làm giảm áp lực của khí, gây tốn kém điện năng để đảm bảo tính hiệu quả của công việc.
Sơ đồ hoạt động của bộ lọc đường ống máy nén khí
Sơ đồ hoạt động của bộ lọc đường ống máy nén khí

2.2. Một vài lưu ý trong khi lắp đặt đường ống khí nén:

  • Để tránh hiện tượng ngưng tụ nước, các ống nhánh cần phải được nối phía trên đường ống chính. 
  • Với hệ thống máy nén gồm bình chứa khí và máy sấy khô, người dùng cần sắp xếp đường ống theo đúng nguyên tắc: máy bơm khí nén – bình chứa khí – máy sấy khí.
  • Độ tụt áp của đường ống khí nén tối đa 0.1 bar. Cần chú ý khi tăng 1 bar điện năng tiêu thụ cũng sẽ tăng tương ứng là 6%.
  • Đường ống dẫn khí nén dài thì yêu cầu về đường kính ống phải tăng để giảm thiểu độ tụt áp.
Lưu ý khi lắp đặt
Lưu ý khi lắp đặt

3. Cung cấp dịch vụ lắp đặt hệ thống đường ống dẫn khí nén chất lượng

Việc tính toán thiết kế đường ống khí nén cho công ty, nhà xưởng ngày nay là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên bạn vẫn còn băn khoăn trong việc lựa chọn dịch vụ lắp đặt hệ thống đường ống dẫn khí nén chuyên nghiệp mà lại tiết kiệm, hiệu quả? Cùng với đội ngũ đông đảo những người có niềm đam mê và có hiểu biết sâu sắc về kỹ thuật khí nén, Fil Vietnam hiện là một trong các công ty cung cấp dịch vụ lắp đặt hệ thống đường ống dẫn khí nén chuyên nghiệp, chính xác, hiệu quả.

Vì sao khách hàng chọn mua van điều áp tại Fil
Vì sao khách hàng chọn Fil

Qua bài viết, Fil Vietnam hy vọng các công ty, doanh nghiệp chủ sở hữu nắm rõ cách tính toán đường ống dẫn khí nén sao cho lắp đặt chính xác, hiệu quả cùng một số lưu ý khi lắp đặt đường ống khí nén. Chúc quý khách hàng vận hành tốt hệ thống đường ống dẫn khí nén. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về cách tính toán đường ống dẫn khí nén  hoặc các vấn đề liên quan, đừng ngần ngại liên hệ Fil Việt Nam qua hotline 24/7: +84 24 6294 1166.

>>>> Xem thêm: Lọc đường ống khí nén và trọn bộ từ A – Z

>>>> Xem thêm: Bộ lọc tách nước khí nén và 4 thương hiệu thông dụng hiện nay

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Bình tích áp khí nén có cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động như thế nào?

Ngày đăng: 24/06/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 3993 lượt
Đánh giá:

Bình tích áp khí nén ngày càng trở nên quan trọng  trong hệ thống máy bơm nước trong sinh hoạt, trong công nghiệp và trong nông nghiệp hiện nay. Bạn đang tìm hiểu bình tích áp khí nén là gì? Cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của bình tích áp khí nén như thế nào? Bạn không biết bình tích khí nénbình tích áp thủy lực khác nhau ở đâu? Bài viết này chính là dành cho bạn.

1. Bình tích áp khí nén khác gì với bình tích áp thủy lực?

Bình tích áp là một thiết bị trong cả hệ thống khí nén lẫn hệ thống thủy lực. Chức năng của bình tích áp là điều hòa, cân bằng áp lực. Nguyên lý hoạt động của bình tích áp giúp hệ thống hoạt động ổn định, an toàn. Một hệ thống có thể có từ một đến vài bình tích áp tùy vào quy mô, công suất hoạt động. 

Dựa vào loại chất được chứa và nén trong bình, bình tích áp được chia thành 2 loại chính: bình tích khí nén bình tích áp thủy lực.

1.1 Bình tích áp khí nén là gì?

Còn được gọi là bình chứa khí nén – một loại tài nguyên được con người sử dụng để đảm bảo nhu cầu sản xuất trong những trường hợp bất ngờ hoặc cần độ an toàn cao.

Bình tích áp khí nén
Bình tích áp khí nén

1.2 Bình tích áp thủy lực là gì?

Bình tích áp thủy lực là thiết bị phụ dùng trong các hệ truyền dẫn thủy lực để điều hòa năng lượng. Nguyên lý hoạt động của bình tích áp thủy lực là thông qua áp suất và lưu lượng của chất lỏng.

Các chức năng cơ bản của bình tích áp đó là: ổn định áp suất hệ thủy lực, bảo vệ máy bơm khỏi các sự cố, tăng tuổi thọ máy bơm, giảm xuất hiện va đập thủy lực khi ngắt tải.

Bình tích áp thủy lực
Bình tích áp thủy lực

2. Chức năng bình tích áp khí nén

Chức năng bình tích áp khí nén là tạo áp suất, cung cấp cho động cơ, máy bơm. Giúp cho các thiết bị hoạt động một cách ổn định, an toàn nhất. Thiết bị tích khí nén sẽ tích trữ một lượng lớn không khí, được máy nén khí nén ở mức  áp suất nhất định. Cung cấp trở lại hệ thống nếu như áp suất giảm đột ngột.

Binh khi nen
Binh khi nen

3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình tích áp khí nén

Khi nhìn một vào một chiếc máy nén khí thì chắc hẳn bộ phận đáng chú ý nhất  chính là một chiếc bình chứa khí nén có kích thước lớn. Cùng phân tích xem cấu tạo của bình tích khí nén như thế nào và nguyên lý hoạt động của nó nhé.

3.1. Cấu tạo của bình tích khí nén 

Bình tích khí nén có 2 phần chính:

  • Vỏ bình được làm bằng những chất liệu khác nhau như inox, thép hay composite. Các chất liệu phù hợp với từng môi trường làm việc, vị trí lắp đặt khác nhau và áp lực phải chịu là bao nhiêu. Những loại chất liệu này giúp cho vỏ bình cứng cáp, chống ăn mòn tốt, hạn chế oxi hóa và an toàn khi bị va đập.
  • Ruột bình chứa khí nén còn được gọi là lõi bình được làm từ chất liệu cao su tổng hợp EPDM. Lớp vỏ và ruột được ngăn cách bằng lớp khí nitơ với áp suất phù hợp với yêu cầu của công việc. Còn một bộ phận nữa trong ruột bình là phần kết nối với khí nén ra vào.

Bên ngoài được lắp đồng hồ đo áp suất. Đồng hồ này lắp đặt để đo và hiển thị thông số áp suất. Giúp người vận hành quan sát một cách dễ dàng, đảm bảo áp suất trong bình không vượt áp suất ở ngoài bình.

Cấu tạo bình tích áp khí nén
Cau tao – chuc nang binh tich ap

3.2. Nguyên lý hoạt động của bình tích áp khí nén

Nguyên lý hoạt động của bình tích áp này khá đơn giản, theo hai quá trình cơ bản là nạp và xả.

  • Khi máy bơm chưa hoạt động, ruột bình tích khí nén  rỗng hoàn toàn, phần trên chỉ có khí nitơ.
  • Khi máy bơm hoạt động, bên trong bình, một lượng dầu thủy sẽ được dẫn trực tiếp vào thông qua cửa dầu. Lượng dầu thủy này sẽ nén khí Nito có sẵn trong bình đến áp suất nhất định.  Khi cần sử dụng hoặc hệ thống gặp sự cố, áp suất và lưu lượng khí sẽ được lấy ra từ bình một cách nhanh chóng.

4. Ứng dụng của bình tích khí nén

Bình tích khí nén có khá nhiều ứng dụng nổi bật, tiện ích trong đời sống và trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Bình chứa khí nén tích trữ năng lượng thủy lực, được sử dụng để cung cấp năng lượng, cân bằng hệ thủy lực, bảo vệ an toàn cho các hệ thống máy móc như máy bơm nước…

Bình khí nén có những ứng dụng cụ thể sau đây:

  • Ứng dụng chính là tích áp lực và bù áp lực lại vào đường ống khi áp lực bị tụt giảm dựa vào rơ le áp lực.
  • Bình tích áp khí nén mini sử dụng trong máy bơm tắng áp lực mini  của các hộ gia đình.
  • Kết hợp với máy bơm cấp nước công suất lớn sử dụng cho hệ thống cấp nước của chung cư, cao ốc, văn phòng. 
  • Bình khí nén sẽ được lắp đặt chung với máy bơm bù áp sử dụng cho hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Nguyen ly hoat dong cua binh tich ap và ứng dụng
Nguyen ly hoat dong cua binh tich ap và ứng dụng

5. Mua bình tích áp khí nén ở đâu chất lượng?

Khi sử dụng bình chứa khí nén, bạn nên chú ý tới những điều như sau:

  • Loại bình tích áp cần sử dụng. Bình tích áp 230 lít khác với bình tích áp khi nén 100l.
  • Thời gian nạp khí cho bình tích áp.
  • Cách sử dụng và bảo dưỡng bình tích áp.

Để mua được bình tích khí nén chính hãng bạn nên chọn công ty hay đại lý uy tín. 

Công ty VietNam FIL với đội ngũ đông đảo những người có niềm đam mê và hiểu biết sâu sắc về kỹ thuật khí nén là một trong những công ty hàng đầu về phân phối bình chứa khí nén ở Việt Nam.

Đến với Công ty VietNam FIL người tiêu dùng luôn mua được những sản phẩm chất lượng chính hãng với mức giá cạnh tranh nhất thị trường. Những sản phẩm của VietNam FIL trước khi đưa đến tay khách hàng đều được kiểm định chất lượng chặt chẽ. VietNam FIL luôn được người tiêu dùng đánh giá cao lĩnh vực phân phối bình tích áp. 

Đội ngũ nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, sản phẩm chất lượng, bảo hành chu đáo, giao hàng nhanh chóng là những lý do để bạn lựa chọn Công ty VietNam FIL.

Fil Việt Nam
Fil Việt Nam

Bài viết trên Fil Việt Nam đã mang đến những thông tin hữu ích về cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của bình tích khí nén. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần tư vấn hay muốn mua bình tích áp hãy liên hệ ngay với Fil Việt Nam qua Hotline +84 24 6294 1166 nhé!

>>>> Xem thêm: Hệ thống khí nén trong công nghiệp có cấu tạo và vai trò như thế nào?

>>>> Xem thêm: Tổng quan máy sấy khí hấp thụ | Nguyên lý làm việc, ưu nhược điểm

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Bình Tích Áp Thủy Lực | Cấu Tạo, Chức Năng, Nguyên Lý Và Giá Bán

Ngày đăng: 23/06/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 4667 lượt
Đánh giá:

Để tìm hiểu và nắm rõ các vấn đề cần biết về bình tích áp thủy lực, trước tiên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm trước nhé. Vậy bình tích áp là gì ?

Bình tích áp là một phụ kiện đi kèm cùng với máy bơm nước, được sử dụng dựa vào nguyên tắc nén áp suất với cấu tạo chắc chắn. Nhằm mục đích hỗ trợ cho quá trình vận hành của máy bơm nước diễn ra được trơn tru và suôn sẻ.

Và hiện nay, thiết bị này không còn xa lạ và đã rất quen thuộc ở hệ thống máy bơm nước trong nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt gia đình. Để có thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu tất tần tật về bình tích áp thủy lực từ khái niệm, cấu tạo, nguyên lý đến chức năng và giá cả cũng như những điều cần lưu ý, thì hãy cùng chúng tôi xem bài viết chi tiết bên dưới.

1. Bình tích thủy lực là gì?

Bạn đã được hiểu sơ qua về khái niệm của bình tích áp. Giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thủy lực là gì nhé!

Thủy lực được định nghĩa đơn giản là sự chuyển động và vận chuyển lực của chất lỏng trong môi trường giới hạn. Trong môi trường chất lỏng, bằng lực đẩy lên của chất lỏng thì chất lỏng sẽ được truyền tải.

Vậy bình tích áp thủy lực là gì? Đó chính là loại bình trữ nước, tạo ra áp lực dòng nước cho các hệ thống cấp nước và thoát nước cũng như cung cấp và tích lũy năng lượng khi cần.

Bình tích áp thủy lực
Bình tích áp thủy lực

2. Chức năng bình tích áp thủy lực

Như đã nói, bình tích áp thủy lực là phụ kiện được đi kèm cùng với máy bơm nước. Vậy, thiết bị có những chức năng nào?

– Chức năng đầu tiên của bình tích áp là bổ sung lưu lượng của chất lỏng chạy qua khi trường hợp máy bơm nước làm việc có hiệu quả kém hơn so với tiêu chuẩn.

– Chức năng tiếp theo thứ hai của loại bình này đó là cung cấp sự hoạt động cho hệ thống máy bơm nước.

– Thêm vào đó, nó còn có chức năng làm tăng tuổi thọ của máy bơm nước, làm giảm lượng bọt bởi máy bơm nước tạo ra, giúp ổn định áp suất cũng như tránh những sự cố và vấn đề kỹ thuật có thể xảy ra ở bình tích áp máy bơm tăng áp.

– Ngoài ra, bình tích áp này giúp ngăn chặn sự va chạm thủy lực, đặc biệt là tích trữ năng lượng thủy lực.

– Bên cạnh đó, nó còn tạo nên sự cân bằng giữa tải trọng và lực sinh ra của hệ thống thủy lực.

Vậy với những chức năng vừa nêu ở trên đã chứng minh được sự quan trọng của bình tích áp trong hệ thống máy bơm nước được sử dụng cho công nghiệp, nông nghiệp và đời sống sinh hoạt.

Chức năng của bình tích áp
Chức năng của bình tích áp

3. Cấu tạo và nguyên lý bình tích áp thủy lực

Sau đây, để có thể giúp bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi đã trình bày chi tiết về cấu tạo và nguyên lý bình tích áp bên dưới.

– Cấu tạo: 

Về cấu tạo bình tích áp thủy lực gồm có hai bộ phận chính đó là: vỏ bình và ruột bình.

 + Vỏ bình được làm từ thép nguyên tấm với khả năng chống ăn mòn cao, chịu được áp lực tốt và không bị méo mó khi va đập. Về màu sắc và hình dáng bên ngoài, vỏ bình thường có màu xám, bạc, đỏ,… rất đa dạng cùng với hình dáng phổ biến là hình trụ tròn đứng.

+ Ruột bình được làm từ một loại cao su có tính đàn hồi tốt – EPDM, nó không làm thay đổi thành phần hóa học của nước khi chứa nước. Vì thế sẽ rất an toàn khi chúng ta sử dụng trong hệ thống cung cấp nước sinh hoạt. Phần chứa nước được thông với cửa ra và cửa vào, phần còn lại chứa đầy khí nitơ và được bịt kín.

Ngoài hai bộ phận chính của bình ở trên, cấu tạo bình tích áp còn có thêm các bộ phận khác như đồng hồ đo áp, van xả khí, chân bình,…

Cấu tạo bình
Cấu tạo bình

– Nguyên Lý:

Đối với nguyên lý bình tích áp thủy lực:

+ Khi máy bơm nước chưa được chạy, thì ruột bình trống rỗng và phần trên có khí nitơ ở trong bình.

+ Khi máy bơm nước chạy, ruột bình bắt đầu có nước. Khi đó, ruột bình lúc này to lên, khí nitơ trong bình tích áp bị nén lại.

+ Khi máy bơm dừng tới áp lực tối đa của bình, lúc này để tắc công suất áp suất thì khí nitơ nén lại.

+ Cuối cùng, khi máy bơm nước dừng hẳn thì nước trữ trong bình được sử dụng, nạp khí cho bình tích áp và tiếp tục dùng cho lần bơm tiếp theo. 

Tóm lại, nguyên lý bình tích áp được hoạt động theo nguyên lý nén áp suất với hai quá trình nén khí và xả khí. Một lượng dầu thủy lực được dẫn vào bên trong bình qua cửa dầu làm cho khí nitơ bị nén lại tới áp suất nhất định. Khi hệ thống thủy lực có nhu cầu thì bình tích áp sẽ cung cấp cho nó.

4. Mua bình tích áp thủy lực giá bao nhiêu và cần lưu ý gì?

Với vai trò quan trọng của bình tích áp và nhu cầu sử dụng của con người ngày càng tăng. Do đó, trên thị trường xuất hiện rất nhiều mức giá cạnh tranh khác nhau. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về mức giá cũng như một số điều cần lưu ý về bình tích áp thủy lực, để có thể chọn mua cho mình một loại bình chất lượng, uy tín và giá cả phù hợp.

– Giá của bình tích áp thủy lực:

Hiện nay, thiết bị có nhiều mức giá khác nhau tùy theo loại và kích cỡ, nên bạn cần cân nhắc kỹ để chọn mua bình phù hợp nhé!

Một số mức giá cho từng loại khác nhau để bạn tham khảo:

+ Bình tích áp Varem, Aquasystem 100 lít có giá từ 4 triệu đến 10 triệu.

+ Bình tích áp Varem, Aquasystem 300 lít có giá từ 11 triệu đến 25 triệu.

+ Bình tích áp Varem, Aquasystem 500 lít có giá từ 14 triệu đến 35 triệu.

Ở trên, chúng tôi đã đưa ra một số mức giá phù hợp để bạn có thể lựa chọn. Tuy nhiên, ngoài thị trường còn rất nhiều mức giá khác bạn có thể tham khảo thêm.

Bình tích áp có giá bao nhiêu?
Bình tích áp có giá bao nhiêu?

– Một số điều cần lưu ý:

+ Bình tích áp có rất nhiều kích cỡ khác nhau: 100 lít, 200 lít, 500 lít,… Tùy vào mục đích cũng như nhu cầu sử dụng, bạn hãy lựa chọn loại bình thích hợp.

+ Khi mua bình bạn nên xem xét vỏ bình có bị gỉ sét hay cũ kỹ không, phải đặt bình ở nơi phù hợp và chắc chắn, nên có kệ để bên dưới bình tích áp. Đặc biệt tránh tình trạng bình bị ngập nước.

+ Khi bình tích áp dầu thủy lực có dấu hiệu bất ổn như nứt, chảy nước hay hơi bị xì thì hãy kiểm tra hoặc mua bình mới để tránh nguy cơ bị cháy, nổ.

+ Đặc biệt, bạn phải chọn những đại lý uy tín có dịch vụ lắp đặt và bảo dưỡng hiệu quả, chính xác như siêu thị thủy lực, các cửa hàng chuyên bán thiết bị chính hãng để chọn mua bình tích áp chất lượng và an toàn.

+ Ngoài ra, khi bạn mua bình nên xem công suất làm việc, dung tích, chiều cao và cũng như sự chênh lệch áp suất trong hệ thống.

Lưu ý hiện tượng có thể xảy ra ở bình:

– Cặn vôi và các kim loại nặng ở trong nước có thể bám vào thành của ruột bình, khiến ruột bình trở nên giòn, cứng hơn và kém linh hoạt.

– Bình tích áp có thể bị tràn nước, làm cho chu kỳ máy bơm nước không hoạt động ổn định.

Với những thông tin đầy đủ trong bài viết đã phần nào giúp bạn hiểu rõ chi tiết hơn về bình tích áp thủy lực. Từ đó, bạn đã có thể chọn lựa cho mình loại bình chất lượng và ưng ý nhé!

>>>> Xem thêm: Cách xác định nhiệt độ điểm sương | Ứng dụng trong thực tế

>>>> Xem thêm: Tìm hiểu công tắc áp suất về cấu tạo, nguyên lý và cách điều chỉnh

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Cách xác định nhiệt độ điểm sương | Ứng dụng trong thực tế

Ngày đăng: 17/06/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 11649 lượt
Đánh giá:

Điểm sương là gì và cách xác định nhiệt độ điểm sương như thế nào? Khi sử dụng thiết bị sấy khí hoặc đọc thông số thì sẽ có mục nhiệt độ điểm sương. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về nhiệt độ điểm sương của máy sấy khí và vai trò của nó. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này, hãy tìm hiểu ngay cùng Fil Việt Nam trong chủ đề hôm nay.

1. Điểm sương là gì?

Điểm sương trong tiếng anh là Dew Point. Điểm sương của một khối không khí ở áp suất của khí quyển cố định, là nhiệt độ mà có khả năng ngưng đọng thành nước lỏng ở trong khối không khí, đó là thành phần hơi nước. Nói một cách khác dễ hiểu hơn, điểm sương chính là nhiệt độ tiêu chuẩn 100% mà độ ẩm tương đối của một khối không khí đạt được.

Để xác định được định mức về hàm lượng nước trong không khí thì điểm sương là phép đo phổ biến. Nhiệt độ điểm sương là nhiệt độ mà xuất hiện hiện tượng đọng nước đồng thời không khí bão hòa tại đó cùng với lượng hơi nước. Nhiệt độ là yếu tố xác định được điểm sương. Hiểu một cách đơn giản hơn thì điểm sương chính là nhiệt độ mà sương hình thành. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng điểm sương hình thành khi không khí tiếp xúc với bề mặt lạnh hơn nó. Khi đó, hơi nước sẽ tích tụ ở trên bề mặt như những gì chúng ta thường thấy ở cốc nước đá.

Điểm sương là gì?
Điểm sương là gì?

2. Cách xác định nhiệt độ điểm sương

Ý nghĩa nhiệt độ điểm sương là gì? Vai trò của việc xác định nhiệt độ điểm sương là để xác định được độ ẩm của không khí trong môi trường. Từ đó quyết định sự ảnh hưởng tới con người và vật dụng xung quanh của môi trường đến.

2.1. Công thức tính nhiệt độ điểm sương

Nhiệt độ điểm sương được tính theo công thức Magnus như sau:

Công thức Magnus
Công thức Magnus

Trong đó: 

RH (relative humidity): là độ ẩm tương đối.

T: là nhiệt độ của không khí.

Kết quả nhiệt độ điểm sương được cho ra ở thang đo Celsius.

2.2. Tra nhiệt độ điểm sương bằng công cụ online

Công cụ online là cách tính nhiệt độ không khí, điểm sương tuyệt vời trong thời đại hiện nay. Bạn chỉ cần sử dụng công cụ Dew Point Calculator, nhập nhiệt độ môi trường hiện tại (T), và % độ ẩm tương đối trong không khí (%RH) vào. Sau đó nhấn Calculate là công cụ sẽ tự động tính được nhiệt độ mà không khí chuyển hóa thành sương. Cách tính này rất tiện lợi, nhanh chóng và giúp ích nhiều vì ai cũng có thể thực hiện được.

2.3. Dùng bảng tra cứu tra nhiệt độ đọng sương

Ngoài cách xác định nhiệt độ điểm sương bằng công thức và công cụ online, chúng ta còn có thể tra nhiệt độ điểm sương bằng bảng tra cứu.

Dùng bảng tra cứu tra nhiệt độ đọng sương
Dùng bảng tra cứu tra nhiệt độ đọng sương

Bảng tra nhiệt độ đọng sương ngoài việc cung cấp thông tin về nhiệt độ hóa lỏng của không khí còn có thể biểu thị mức độ thoải mái của con người trong từng vùng nhiệt độ. Trong đó, nhiệt độ thoải mái với con người là từ 40°F – 54°F. Nhiệt độ được xem là không khí ẩm từ 55°F – 60°F. Và nhiệt độ gây khó chịu hoặc thậm chí nguy hiểm cho con người từ trên 60°F. Vì lúc này không khí sẽ chứa nhiều hơi nước nên ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.

3. Nhiệt độ điểm sương của máy sấy khí nén

Vậy nhiệt độ điểm sương trong khí nén có gì đặc biệt? Chắc chắn sẽ có nhiều người thắc mắc rằng nhiệt độ điểm sương của máy sấy khí có khác biệt gì không? Vì thế hãy tìm hiểu nó ngay trong phần dưới đây.

3.1. Khái quát về nhiệt độ điểm sương của máy sấy khí

Cũng tương tự, điểm sương trong khí nén là nhiệt độ mà tại đó hơi nước trong khí nén bắt đầu hình thành sự ngưng tự sang dạng lỏng. Điểm sương tại áp suất là điểm sương của khí nén tại 1 áp suất nhất định (Pressure Dew Point – PDP). Ví dụ khi một luồng khí nén có nhiệt độ điểm sương là 6 độ, thì chỉ xuất hiện nước ở dạng lỏng khi nào luồng khí nén đó giảm nhiệt độ xuống 6 độ.

Ngoài ra, chúng ta cần phân biệt rõ giữa điểm sương tại áp suất khí quyển 1 bar (Atmosphere Dew Point – ADP) và điểm sương tại áp suất khí nén (Pressure Dew Point – PDP).

3.2. Cách xác định nhiệt độ điểm sương của khí nén

Muốn xác định nhiệt độ điểm sương cần thiết cho hệ thống khí nén, chúng ta cần dựa vào 3 yếu tố chính sau:

Yêu cầu về nhiệt độ điểm sương (nếu có) của các thiết bị sản xuất. Hoặc yêu cầu đặc biệt khi tiếp xúc với sản phẩm về độ khô của khí nén.

Xác định khu vực nhà xưởng của bạn có thể đạt nhiệt độ thấp nhất là bao nhiêu trong năm. Ví dụ ở khu vực miền Bắc nước ta có thể thấp hơn 10 độ C vào mùa đông. Vì thế nhiệt độ điểm sương cần chọn phải thấp hơn 10 độ C.

Xác định nhiệt độ môi trường tại khu vực có đường ống dẫn khí nén đi qua là tốt nhất.

Nhiệt độ điểm sương của máy sấy khí nén
Nhiệt độ điểm sương của máy sấy khí nén

4. Ứng dụng của nhiệt độ điểm sương

Nhiệt độ điểm sương có những ứng dụng thực tế trong đời sống, đặc biệt là dự báo thời tiết và trong công nghệ.

4.1  Trong dự báo thời tiết

Các chương trình dự báo thời tiết trước đây thường chỉ sử dụng chỉ số độ ẩm tương đối. Vì nó là sự đo lường kết hợp giữa nhiệt độ và độ ẩm nên gây nhiều bất lợi trong việc xác định trạng thái không khí. 

Trong những thập niên trở lại đây, điểm sương được người ta dần ưa chuộng và thay thế độ ẩm không khí. Điểm sương chiếm ưu thế bởi có thể tính toán trực tiếp mức độ ẩm trong không khí.

Tính toán dew point có ưu điểm là nó cho ta thấy được nhiệt độ mà không khí cần đạt để bão hòa hoàn toàn với nước (đạt 100% độ ẩm tương đối). Độ ẩm tương đối vào buổi tối sẽ tăng khi nhiệt độ không khí hạ thấp dần đến nhiệt độ điểm sương. Ngược lại, độ ẩm tương đối sẽ giảm khi nhiệt độ tăng. 

Ứng dụng điểm sương
Ứng dụng điểm sương

4.2. Trong công nghệ

Hiện nay, dew point được áp dụng khá nhiều trong các máy điều hòa. Nhờ vậy, con người có thể sinh hoạt và làm việc hiệu quả vì môi trường trong văn phòng, nhà ở được điều chỉnh ở quanh vùng thoải mái.

Tóm lại: Không khí càng ẩm khi nhiệt độ không khí càng gần nhiệt độ điểm sương và ngược lại. Môi trường nóng ẩm hoặc lạnh ẩm là biểu hiện của nhiệt độ điểm sương càng cao. Trường hợp này rất dễ gây hư hại đồ vật đồng thời gây khó chịu cho con người trong môi trường đó.

Fil vừa chia sẻ với quý khách hàng các thông tin quan trọng nhất về điểm sương trong vật lý, nhiệt độ điểm sương của khí nén. Và cách xác định nhiệt độ điểm sương đơn giản, nhanh chóng mà ai cũng có thể làm được. Chúc quý khách hàng vận hành tốt hệ thống máy sấy khí nén. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về nhiệt độ điểm sương hoặc các vấn đề liên quan, đừng ngần ngại liên hệ Fil Việt Nam qua hotline 24/7: +84 24 6294 1166.

>>>> Xem thêm: Tìm hiểu công tắc áp suất về cấu tạo, nguyên lý và cách điều chỉnh

>>>> Xem thêm: Hệ thống khí nén trong công nghiệp có cấu tạo và vai trò như thế nào?

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Tìm hiểu công tắc áp suất về cấu tạo, nguyên lý và cách điều chỉnh

Ngày đăng: 16/06/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 16352 lượt
Đánh giá:

Công tắc áp suất là một thiết bị có chức năng đóng ngắt trong công nghiệp mà chắc hẳn đã quá quen thuộc với chúng ta. Hầu như thiết bị này đều được sử dụng trong các hệ thống khí nén, hệ thống thủy lực bất kỳ. Từ công suất nhỏ đến công suất lớn. Từ cấu tạo đơn giản đến phức tạp.

Tuy nhiên, để chọn đúng loại công tắc áp suất khí nén cũng như hiểu cấu tạo, nguyên lý vận hành và cách điều chỉnh nó thì không phải ai cũng tự tin. Vì thế hãy cùng Fil Việt Nam tìm hiểu ngay các thông tin quan trọng về thiết bị công tắc áp lực trong chủ đề hôm nay.

1. Công tắc áp suất là gì? Phân loại

Theo như nghiên cứu và quan sát thì công tắc áp suất là một thiết bị có khả năng ứng dụng đa dạng. Nó có thể áp dụng từ các thủy lực phục vụ sản xuất công nghiệp, dây chuyền khí nén cho đến máy nén khí, các thiết bị vật tư nước hay các khu chung cư, trung tâm thương mại, công trình xây dựng.

Tìm hiểu về công tắc áp suất
Tìm hiểu về công tắc áp suất

1.1. Khái niệm

Hiểu một cách đơn giản thì thiết bị này được sản xuất để mang đến cho người dùng một công cụ có khả năng chuyển đổi được tín hiệu áp lực hoặc áp lực thành tín hiệu mở tắt trên mạch điện.

Công tắc áp suất còn được gọi là rơ le áp lực, relay áp suất (Pressure Switches). Thiết bị này có chức năng cung cấp những thông tin, tín hiệu phản hồi điện cho hệ thống đang làm việc để đáp ứng việc đo áp suất đang tăng hoặc giảm. Từ đó có thể thực hiện hoạt động đóng – mở. Tùy vào quy mô, công suất, kết cấu của mỗi hệ thống hoạt động mà số lượng công tắc áp suất có thể dao động từ một đến nhiều cái khác nhau cần lắp đặt. Vì mỗi công tắc chỉ liên quan đến việc điều chỉnh tại một hoạt động hoặc điểm đặt đã chọn trước.

Vậy bạn có biết rơ le áp suất thường được lắp và dùng ở đâu? Với các rơle áp suất nước, hoạt động chủ yếu của chúng ở các máy bơm nước giếng đào, giếng khoan. Trong khi đó, công tắc áp suất khí nén là bộ phận không thể thiếu ở các máy nén khí. Ngoài ra, rơ le áp lực còn được ứng dụng vào hệ thống bơm nước trong chuyển đổi dòng điện cao, hay lắp trên các bảng áp suất của cửa trượt. Hoạt động kiểm soát sạc các tế bào bên trong pin, kích hoạt báo động trong trường hợp áp suất máy bay, trực thăng giảm… .

1.2. Phân loại công tắc áp suất phổ biến hiện nay

Khi dạo một vòng trên thị trường hiện nay có thể thấy rất nhiều loại công tắc áp suất. Nhưng chúng được phân chia thành 2 loại chính đó là: Rơ le áp suất khí nén và Rơ le áp suất thủy lực. 

1.2.1. Rơ le áp suất khí nén

Sở dĩ phải phân loại cụ thể công tắc áp để việc lựa chọn sử dụng thiết bị có độ chính xác và phù hợp cao, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí. Công tắc áp suất đơn, kép được người ta phân chia dựa trên số lượng các tín hiệu cảm biến có thể nhận tín hiệu trong thiết bị.

Rơ le áp suất đơn: Rơ le đơn được đánh giá bền hơn so với các rơ le khác nếu được làm từ những chất liệu tốt, có khả năng chống ăn mòn, chống gỉ và oxi hóa cao như: đồng, inox, nhựa.

Rơ le áp suất kép: Khi có sự kết hợp giữa rơ le áp thấp và rơ le áp cao thì người ta gọi là rơ le áp suất kép. Nó thực hiện chức năng của cả hai rơ le  và được tổ hợp chung trong 1 vỏ duy nhất. Khi áp suất vượt quá mức cho phép hoặc khi áp hạ dưới mức cho phép, Rơ le kép sẽ ngắt.

Rơ le áp suất khí nén
Rơ le áp suất khí nén

1.2.2. Rơ le áp suất thủy lực 

Rơ le áp suất thủy lực hay rơ le áp suất dầu là một loại công tắc áp có đến 3 tiếp điểm. Đỉnh rơ le được thiết kế một đường dầu, đấu nối vào hệ thống với đường dầu ra của bơm thủy lực, một đường dầu trích, một nút vặn điều chỉnh áp suất. Tiếp điểm sẽ đóng, động cơ điện sẽ ngắt khi áp suất dầu, chất lỏng, nước trong hệ thống bằng với áp suất do người vận hành cài đặt.

Công tắc áp suất thủy lực được phân chia thành nhiều loại theo môi trường chất sử dụng: dầu, nước. Tùy thuộc vào hãng sản xuất, model, kích cỡ và thông số mà giá công tắc áp suất nước sẽ thay đổi. Lắp đặt công tắc áp suất nước là biện pháp hoàn hảo để bảo vệ bơm, bảo vệ hệ thống cung cấp nước, tăng độ bền, giảm thiểu sự cố và tiết kiệm điện năng, nước.

Rơ le áp suất thủy lực
Rơ le áp suất thủy lực

2. Cấu tạo công tắc áp suất

Một rơ le có cấu tạo khá phức tạp với rất nhiều bộ phận bao gồm: 

  • Hộp giãn nở, 
  • Lò xo, 
  • Vít, 
  • Đầu nối, 
  • Tay đòn, 
  • Đường nối dây điện, 
  • Tiếp điểm… 

Tùy vào từng loại công tắc áp suất cụ thể mà cấu tạo này có thể thêm một số bộ phận, chi tiết nữa.

Cấu tạo công tắc
Cấu tạo công tắc

3. Nguyên lý vận hành của công tắc áp suất

Rơ le áp thực hiện kích hoạt cơ chế hoạt động vật lý bằng cách dùng áp suất của chất chứa bên trong buồng hoặc thùng chứa. Sau đó nó thực hiện việc chuyển mạch đóng mở (on/off) thiết bị đã được kết nối từ ban đầu bằng cách kích hoạt hai tiếp điểm bên trong. Đối với loại rơ le áp suất cơ thì không thể điều chỉnh vì những điểm áp suất được cài đặt sẵn do các nhà sản xuất.

Công tắc áp suất điện thì vận hành khác bởi nó sử dụng tín hiệu điện để kích hoạt công tắc. Nó còn giúp theo dõi mức áp lực trong buồng bằng cách thường xuyên cung cấp tín hiệu thứ cấp. Các điểm chuyển đổi, điểm áp suất thường được định sẵn trong các nhà máy nhưng cũng có thể được điều chỉnh theo yêu cầu thông qua giao diện.

Nguyên lý vận hành của rơ le áp
Nguyên lý vận hành của rơ le áp suất

4. Cách chỉnh công tắc áp suất

Cách tốt nhất để điều chỉnh công tắc áp suất hiệu quả là người dùng cần phải tìm hiểu kỹ về rơ le áp lực và các thông số kỹ thuật trên rơ le áp suất một cách trước khi bắt đầu lắp đặt rơ le này vào đường ống bằng việc dùng bình khí nén. Điều này nhằm lựa chọn được một loại công tắc áp suất phù hợp nhất với kích thước đường ống của hệ thống cũng như tránh gặp phải những sai sót không đáng có.

Cách chỉnh công tắc áp
Cách chỉnh công tắc áp

Thứ nhất,

Khi chỉnh công tắc áp lực nước, công tắc áp suất cho máy bơm nước… cần chú ý:

  • Xác định được các thông số min, max, diff.
  • Bắt đầu điều chỉnh max sau khi đã xác định được đúng thông số, bằng cách sử dụng tua-vít để có thể vặn các vít tương ứng trên đầu cột Range.
  • Tăng dần áp suất, song song với đó là quan sát kim đồng hồ áp suất và các tín hiệu của rơ le áp suất khí nén. Sau khi đã quan sát và nhận thấy rơ le bắt đầu nhảy sang vị trí max thì có nghĩa là bạn vừa điều chỉnh xong max.

Tương tự, người dùng cần phải chỉnh vít trên đầu cột diff về một con số đã xác định trước đó nếu muốn điều chỉnh thông số diff. Sau đó vừa giảm áp suất của đường ống một cách từ từ vừa phải quan sát ở đồng hồ áp suất.

Thứ hai,

Người sử dụng cũng cần phải chú ý để kiểm tra xem cách chỉnh công tắc áp suất đã đúng chưa sau khi đã điều chỉnh xong các thông số. Liệu nó đã đáp ứng đúng các yêu cầu cũng như phù hợp với hệ thống đường ống của mình hay không. Bạn cần cân nhắc lại nếu trong trường hợp vẫn chưa chỉnh được công tắc áp suất hợp lý. Cuối cùng luôn phải đảm bảo được rằng cách điều chỉnh rơ le áp suất chuẩn xác nhất.

Qua bài viết, mong rằng quý vị đã nắm được các kiến thức cơ bản, trọng tâm về công tắc áp suất, các loại rơ le áp phổ biến hiện nay cũng như cấu tạo, nguyên lý vận hành và cách điều chỉnh sao cho hiệu quả nhất. Để được tư vấn thêm, quý khách có thể liên hệ Hotline 024 6294 1166. Fil Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ!

>>>> Xem thêm: Hệ thống khí nén trong công nghiệp có cấu tạo và vai trò như thế nào?

>>>> Xem thêm: Tổng quan máy sấy khí hấp thụ | Nguyên lý làm việc, ưu nhược điểm

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Hệ thống khí nén trong công nghiệp có cấu tạo và vai trò như thế nào?

Ngày đăng: 15/06/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 5807 lượt
Đánh giá:

Hệ thống khí nén trong công nghiệp là nơi tập hợp kết nối các thiết bị khí nén với nhau nhằm cung cấp khí nén sạch. Các loại khí nén này có thể phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong các ngành công nghiệp như bao bì, in ấn, dệt may, gỗ, thực phẩm… 

Tùy từng lĩnh vực sản xuất cụ thể mà các nhà máy có cách bố trí vị trí đặt hệ thống khí nén khác nhau, bao gồm: máy nén khí, máy làm mát khí, máy sấy khí, bình tích khí – tank, bộ lọc khí… Việc bố trí phải đảm bảo tuân thủ kỹ thuật và nguyên lý giải nhiệt. Tuy nhiên không phải nhà máy nào cũng chú ý đến vấn đề này trên thực tế. Và có nhiều phòng máy nén khí chưa được đảm bảo tốt về vấn đề khí động học.

Vậy hệ thống khí nén có cấu tạo, vai trò và cần lắp đặt như thế nào để đạt tiêu chuẩn, vận hành hiệu quả?

1. Cấu tạo của hệ thống máy nén khí

Hệ thống khí nén trong công nghiệp
Hệ thống khí nén trong công nghiệp

Thiết kế hệ thống khí nén nhà xưởng có cấu tạo bao gồm:

1.1. Máy nén khí

Để tạo ra khí nén có lưu lượng và áp lực lớn phục vụ nhu cầu sản xuất của nhà máy, hệ thống khí nén trong công nghiệp, nhà xưởng thường sử dụng máy nén khí trục vít.

Máy nén khí có dầu: Thường được sử dụng trong các ngành sản xuất cơ khí nói chung.

Máy nén khí không dầu: Thường được sử dụng trong ngành công nghệ chế biến thực phẩm, rượu, bia, thuốc, mạch điện tử.

1.2. Bình tích áp khí nén

Nếu chỉ riêng máy nén khí thì việc cung cấp khí đều đặn cho việc sản xuất là không thể. Bởi máy cần khoảng thời gian 1 – 2 phút tạo ra khí nén đủ áp lực để sử dụng cho thiết bị khác. Vì vậy, để tích trữ áp lực khí nén để đáp ứng nhu cầu sản xuất liên tục cần phải có bình tích áp khí nén.

Ngoài ra, bình chứa khí nén còn có tác dụng tách một phần nước trong khí, đồng thời giảm nhiệt độ của khí trước khi tới máy sấy khí.

Máy nén khí sẽ dừng hoặc chạy ở chế độ không tải khi bình khí nén tích trữ đủ lượng khí thì tùy vào cài đặt. Tùy vào nhu cầu sử dụng của từng nhà máy và tương ứng với công suất của máy nén khí mà thể tích của bình chứa khí sẽ khác nhau.

1.3. Máy sấy khí

Máy sấy khí nén có chức năng làm khô và tách nước ra khỏi khí nén. Máy sấy khí hấp thụ và máy sấy khí tác nhân lạnh là 2 dòng máy sấy khí thông dụng nhất hiện nay.

Để tách nước và làm khô khí nén, máy sấy khí tác nhân lạnh sử dụng giàn nóng hoặc giàn lạnh. Máy được lắp đặt khá dễ dàng và sử dụng phổ biến trong các nhà xưởng, nhà máy sản xuất không yêu cầu về độ khô của khí nén cao.

Trong khi đó, máy nén khí hấp thụ tối ưu hơn khi sử dụng hạt hấp thụ nước, Dòng máy này thường được sử dụng cho các ngành dược phẩm, thực phẩm, điện tử…

1.4. Hệ thống lọc khí

Hệ thống lọc khí là bộ phận dùng để lọc các chất cặn, nước và dầu của hệ thống khí nén trong công nghiệp, nhà xưởng. Bạn có thể dùng 1 cấp, 2 cấp hoặc 3 cấp lọc tùy theo nhu cầu của từng nhà máy.

  • Cấp 1: Chặn được các chất cặn có kích thước từ 0,1 Micromet trở lên.
  • Cấp 2: Chặn được các chất cặn có kích thước từ 0,01 Micromet trở lên.
  • Cấp 3: Chặn các tạp chất có kích thước từ 0,003 Micromet và khử mùi bằng cách sử dụng than hoạt tính.

2. Sơ đồ hệ thống máy nén khí công nghiệp

Sơ đồ hệ thống máy nén khí công nghiệp rất quan trọng để tránh lọc bị nghẹt, không hiệu quả, gây hư hại hệ thống.

2.1. Theo loại máy sấy khí

Sơ đồ hệ thống máy sấy khí tác nhân lạnh: Máy nén khí > Bình chứa khí > Máy sấy khí > Bộ lọc

Sơ đồ hệ thống máy nén khi được đề nghị với máy sấy khí tác nhân lạnh
Sơ đồ hệ thống máy nén khi được đề nghị với máy sấy khí tác nhân lạnh

Sơ đồ hệ thống máy sấy khí hấp thụ: Máy nén khí > Bình chứa khí > Lọc thô > Máy sấy khí hấp thụ > Lọc tinh

Sơ đồ hệ thống máy sấy khí hấp thụ
Sơ đồ hệ thống máy sấy khí hấp thụ

2.2. Theo tiêu chuẩn

2.2.1. Tiêu chuẩn thông thường

Sơ đồ khí nén theo tiêu chuẩn thông thường như sau: Máy nén khí > Bình chứa khí > Lọc tinh > Máy sấy khô ngưng tụ > Lọc tinh

Tiêu chuẩn thông thường
Tiêu chuẩn thông thường

2.2.2. Tiêu chuẩn khí sạch

Máy nén khí > Bình chứa khí > Lọc tinh > Máy sấy khô ngưng tụ > Lọc tinh > Máy sấy khô hấp thụ > Lọc tinh

Tiêu chuẩn khí sạch
Tiêu chuẩn khí sạch

2.2.3. Tiêu chuẩn DIN ISO 8573 CLASS 1

Máy nén khí > Bình chứa khí > Máy chuyển đổi OFS > Máy sấy khô ngưng tụ

Tiêu chuẩn DIN ISO 8573 CLASS 1
Tiêu chuẩn DIN ISO 8573 CLASS 1

2.2.4. Tiêu chuẩn thổi chai PET

Sơ đồ nguyên lý hệ thống  khí nén theo tiêu chuẩn thổi chai PET: Máy nén khí > Bình chứa khí > Lọc tinh > Máy sấy khô ngưng tụ > Lọc tinh > Máy tăng áp > Lọc tinh

3. Cần lưu ý gì khi lắp đặt hệ thống máy nén khí?

Đối với sơ đồ hệ thống máy sấy khí tác nhân lạnh:

  • Nên sử dụng máy nén khí không dầu cùng.
  • Sử dụng bình chứa khí nén có sự phù hợp với công suất máy nén khí.
  • Trước khi lắp máy sấy khí hấp thụ, hãy lắp mình chứa khí.
  • Để tránh tình trạng máy sấy khí hấp thụ bị lỗi do nước và độ ẩm, hãy lắp bộ lọc thô trước máy sấy khí. (Nên lắp thêm bộ bẫy nước).
  • Sau khi làm khô cần lọc bụi từ máy sấy khí hấp thụ, nên lắp bộ lọc tinh sau máy sấy khí này.

Để lắp hệ thống máy nén khí chuẩn chỉnh, chúng ta cần tính toán trước khối lượng công việc cần làm, thiết bị cần lắp đặt cùng với mức độ cung cấp khí nén đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nếu chưa thể tự thực hiện tất cả, bạn hãy liên hệ công ty chuyên lắp đặt hệ thống khí nén để được tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống khí nén trong công nghiệp một cách an toàn, vận hành hiệu quả.

Cần lưu ý gì khi lắp đặt hệ thống máy nén khí?
Cần lưu ý gì khi lắp đặt hệ thống máy nén khí?

3.1. Môi trường lắp đặt

  • Việc lắp đặt hệ thống nên thực hiện ở trong phòng có mái che, rộng rãi, đầy đủ ánh sáng để đảm bảo cho việc theo dõi, vận hành, sửa chữa cũng như bảo dưỡng dễ dàng. Các thiết bị được khuyến nghị tốt nhất nên cách tường 1m – 1,5 mét.
  • Trong phòng khí nén không để các chất dễ gây cháy nổ.
  • Cần đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng cả môi trường bên trong và bên ngoài. Ngoài ra, cần lắp đặt thêm các thiết bị lọc nếu chất lượng khí nén không đạt chuẩn.
  • Cần đặt máy nén khí trên giá và không đặt trực tiếp xuống sàn.

3.2. Khi lắp đặt hệ thống máy nén khí công nghiệp cần yêu cầu gì?

  • Cung cấp một nguồn điện riêng cho hệ thống khí nén để tránh trường hợp hệ thống điện không bị quá tải.
  • Dùng dây điện đạt chuẩn để đảm bảo không xảy ra chập cháy ảnh hưởng đến sản xuất. Khi nối với máy, bạn nên lắp thêm tủ nguồn CB và cầu chì bảo vệ đồng thời nối các bộ phận vào dây tiếp đất để đảm bảo an toàn.
  • Tỷ lệ nguồn ra và motor phải đạt giống nhau.
  • Đảm bảo đường dây điện thông thoáng và được bảo vệ để tránh rò rỉ, giật điện.

3.3. Vận hành hệ thống khí nén công nghiệp sao cho an toàn

  • Nhân viên kỹ thuật vận hành máy phải có chứng nhận nghề hoặc được đào tạo tại các lớp kỹ thuật… Đặc biệt, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ở cuống catalogue đi kèm với máy khi thực hiện vận hành.
  • Chỉ được vận hành máy đúng mức áp suất ghi trên máy.
  • Cần tắt nguồn điện và xả hết khí nén khi kiểm tra, vệ sinh, sửa chữa hay bảo dưỡng. Đồng thời nên có các cảnh báo để tránh những tai nạn khi mở máy.
  • Để đảm bảo phát hiện lỗi kịp thời, hãy lập bảng theo dõi hoạt động của máy theo từng ngày.
  • Để đảm bảo an toàn, không chạm tay hay lấy dụng cụ chạm vào những phần đang hoạt động của máy. Trước khi chạy máy cần kiểm tra và đóng hết các cửa.
  • Tuân thủ quy trình điều khiển của nhà sản xuất, không được tự ý thay đổi cấu trúc/cấu tạo của thiết bị khí nén.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn tổng quan về hệ thống khí nén bao gồm cấu tạo, vai trò và lắp đặt hệ thống khí nén trong công nghiệp. Nếu chưa thể tự thực hiện và vận hành, hãy liên hệ Fil ngay để được tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật tận nơi qua Hotline: 024 6294 1166.

>>>> Xem thêm: Tổng quan máy sấy khí hấp thụ | Nguyên lý làm việc, ưu nhược điểm

>>>> Xem thêm: Hướng dẫn đọc thông số kỹ thuật máy nén khí quan trọng đừng bỏ lỡ

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Tổng quan máy sấy khí hấp thụ | Nguyên lý làm việc, ưu nhược điểm

Ngày đăng: 12/06/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 2400 lượt
Đánh giá:

Hấp thụ là gì và vì sao nên sử dụng máy sấy khí hấp thụ? Máy sấy khí là vô cùng cần thiết ở các ngành yêu cầu khí nén đầu ra khô và sạch. Trong khi đó, rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau đều ứng dụng khí nén như y tế, thực phẩm, điện tử, dân dụng,… . Vậy máy sấy khí kiểu hấp thụ là gì, cấu tạo, nguyên lý làm việc của nó ra sao? Và cần lưu ý gì khi mua cũng như sử dụng? Hãy cùng Fil Việt Nam tìm hiểu ngay trong chủ đề hôm nay.

1. Máy sấy khí hấp thụ là gì?

Hấp thụ là khái niệm chỉ sự tập hợp ở trên bề mặt phân cách pha của các phân tử hòa tan, lỏng, khí. Các dạng bề mặt của phân cách có thể là rắn – khí, rắn – lỏng, lỏng – khí.

Máy sấy khí hấp thụ
Máy sấy khí hấp thụ

1.1. Hấp thụ là gì?

Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta cũng đã biết, sự tập trung của các phân tử lỏng, khí hay các chất hòa tan trên bề mặt phân cách pha là quá trình hấp thụ. Bởi sự tương tác giữa các tiểu phân được cân bằng từ mọi phía ở trong lòng của các chất lỏng, rắn.

Trên bề mặt của các tiểu phân phải chịu những tác động không có sự cân bằng. Bề mặt của chất rắn có khả năng thu hút các phân tử từ chất lỏng, khí, pha. Chính thế, nồng độ của khí trên bề mặt chất rắn trở sẽ cao hơn so với thể tích của khí.

Nhờ vậy, chất rắn có khả năng hấp thụ các chất dưới dạng khí hay nói theo cách khác là khả năng hấp thụ chất khí trên bề mặt chất rắn trong quá trình hấp thụ. Chúng ta cần phân biệt được chất hấp thụ và chất bị hấp thụ. Các chất ở trên xảy ra sự hấp thụ, còn chất được tích lũy trên bề mặt được gọi là chất bị hấp thụ.

Ví dụ: than hoạt tính hấp thụ được khí CO. Trong đó, than hoạt tính được gọi là chất hấp thụ và khí CO là chất bị hấp thụ. 

Ngay trên bề mặt phân cách pha thì khả năng của sự hấp thụ được diễn ra. Nếu các chất bị hấp thụ xuyên qua bề mặt có thể đi sâu vào trong thể tích của chất hấp thụ tương tự như sự hòa tan thì quá trình này là sự hấp thụ.

1.2. Máy sấy khí hấp thụ là gì?

Máy sấy khí kiểu hấp thụ là loại thiết bị sử dụng vật liệu hút ẩm cực mạnh, giúp hút độ ẩm trong dòng khí nén. Cấu tạo máy sấy khí hấp thụ bao gồm các thành phần chính: Van điện tử, Van điện từ, Van giảm âm, Van một chiều cho khí nóng tái sinh đi qua, Van một chiều dẫn khí khô đã được xử lý đi qua.

Máy được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực. Bởi nó có khả năng:

  • Khả năng bảo vệ theo quy trình các hệ thống:

Bởi nhiệt độ điểm sương của thiết bị ở mức cực thấp nên máy sấy khí có khả năng cung cấp năng lượng cao nhất.

  • Ứng dụng phổ biến được trong công nghiệp:

Mỗi sản phẩm sấy khí hấp thụ hoàn chỉnh sẽ được sử dụng cho một loạt các ứng dụng cùng ngành được bao quát với điểm đọng sương nằm trong khoảng -20 đến -70°C.

  • Bảo vệ hoạt động sản xuất:

Hệ thống điều khiển và giám sát ở trong thiết bị sấy khí được sản xuất hiện đại và tiên tiến là điều kiện tiên quyết để luôn đảm bảo được năng suất và hiệu suất tối đa tại nơi làm việc đạt chất lượng tối ưu. 

2. Nguyên lý làm việc của máy sấy khí hấp thụ

Bạn có biết máy sấy khí dạng hấp thụ làm việc như thế nào? Khí nén sẽ được đi qua thiết bị để xử lý khí như máy sấy khí tác nhân lạnh, bộ làm mát, các bộ lọc đường ống sau khi rời máy sấy khí. Và sau đó nó được đi qua máy sấy khí hấp thụ. Đây chính là khâu cuối cùng đóng vai trò quan trọng giúp việc xử lý khí sạch cho hệ thống khí nén. Thiết bị này sẽ giúp tạo ra khí sạch và khôi phục vụ công việc nhờ khả năng loại bỏ phần lượng nước, hơi dầu và các loại tạp chất còn lại có sót trong khí nén.

Các hạt hút ẩm sẽ đóng vai trò thẩm thấu nước, giữ lại toàn bộ phần nước trong khí nén. Trên mỗi máy sấy khí hấp thụ đều có một bộ điều khiển được trang bị. Qua đó việc điều khiển khí đi vào bên tháp làm không không khí sẽ được thực hiện dễ dàng hơn. Trong khi đó, tháp còn lại sẽ làm nhiệm vụ tái sinh, làm khô những phần tử nước đã ngấm trước đó. Công đoạn này phục vụ cho quá trình làm khô khí nén ở những chu trình tiếp theo. 

Mỗi bộ tháp sẽ hoạt động lúc thì hút nước, lúc thực hiện vai trò tái sinh theo chu trình luân phiên như vậy. Bên cạnh đó, người dùng còn có thể theo dõi được chỉ số liên quan đến hạt hút ẩm, thời gian cần thay thế hạt dựa vào thông số xuất hiện trên bảng điều khiển.

Sơ đồ hệ thống máy sấy khí hấp thụ
Sơ đồ hệ thống máy sấy khí hấp thụ

3. Phân biệt máy sấy khí hấp thụ và làm lạnh

Vậy máy sấy khí kiểu hấp thụ và máy sấy khí kiểu làm lạnh khác nhau ở đâu? Và nên sử dụng loại nào hợp lý?

3.1. Phân biệt

TIÊU CHÍMÁY SẤY KHÍ HẤP THỤMÁY SẤY KHÍ LÀM LẠNH
Khái niệmMáy sấy khí nguyên lý hấp thụ là loại thiết bị sử dụng vật liệu hút ẩm cực mạnh, giúp hút độ ẩm trong dòng khí nén.Máy sấy khí dạng làm lạnh là loại thiết bị dùng nguyên lý làm lạnh để làm sạch hơi nước và tạp chất trong không khí.
Ưu điểm– Có thể đạt được điểm sương rất thấp mà không sợ bị đóng băng.- Khí nén được làm khô và sạch hơn có thể lên tới 99.99% so với máy sấy khí lạnh.– Ngân sách tài chính đầu tư ban đầu cũng như ngân sách tài chính vận hành và hoạt động khá thấp.- Ngân sách tài chính bảo dưỡng cũng được tiết kiệm.- Tuổi thọ thiết bị lâu bền.
Nhược điểm– Cần đầu tư ngân sách tài chính ban đầu cao.- Do chất sấy khô có thời hạn sử dụng nhất định nên ngân sách tài chính bảo dưỡng cao.- Máy sấy khí nguyên lý hấp thụ sẽ tiêu thụ lượng khí nén tương đối nhiều trong quá trình vận  hành và hoạt động.Máy làm lạnh khí nén có nhiệt độ điểm sương ở mức thấp.

3.2. Tư vấn máy sấy khí hấp thụ hay máy sấy khí làm lạnh

Tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích sử dụng khí nén của bạn mà đưa ra lựa chọn máy sấy khí nguyên lý tác nhân lạnh hay nguyên lý hấp thụ. Máy sấy khí nguyên lý hấp thụ sẽ là lựa chọn đúng đắn nếu bạn muốn khí nén có độ khô và sạch cao. Máy sấy khí hấp thụ thường được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực: y tế, dược phẩm, thực phẩm… .

Còn máy sấy khí nguyên lý tác nhân lạnh sẽ phù hợp hơn nếu bạn chỉ yêu cầu khí nén khô và sạch tương đối. Lý do là thiết bị này có giá thành thấp hơn. Đồng thời ngân sách tài chính vận  hành và hoạt động cũng như bảo dưỡng khá thấp mà lại có độ bền cao.

Máy sấy khí Donaldson
Máy sấy khí Donaldson

4. Lưu ý khi mua và thay thế các hạt hút ẩm

Máy sấy khí hấp thụ là thiết bị sẽ sử dụng các vật liệu hút ẩm cực mạnh. 2 loại phổ biến mà phần lớn các loại máy sấy khí hấp thụ sử dụng hiện nay gồm Silica Gel và dạng hạt Activated Aluminum.

Để đảm bảo máy sấy khí có thể hoạt động hiệu quả, phát huy công suất tối ưu. Bạn cần biết một số lưu ý trong vấn đề chọn mua, thay thế hạt hút ẩm cho thiết bị này.

Để lựa chọn loại hạt hút ẩm cho máy sấy khí hấp thụ tương thích, bạn cần dựa trực tiếp vào các thông số, kích thước, khối lượng hạt hút ẩm đã được dùng cho thiết bị trước đó. Những thông số này phần lớn đều được biểu hiện trong cẩm nang hướng dẫn vận hành hoặc đã được gắn trên máy nên bạn không cần quá lo lắng.

Khi máy sấy khí hấp thụ hoạt động, một độ tụt áp nhất định sẽ được thiết bị tạo ra cho hệ thống. Người dùng phải cài đặt lại áp suất làm việc cho máy nén khí khi độ tụt áp càng cao, lượng điện năng tiêu thụ điện sẽ càng lớn. Năng lượng càng nhiều khi áp suất càng lớn nên chi phí bạn cần phải trả nhiều hơn cho vấn đề tiêu thụ điện năng.

Mua và thay thế các hạt hút ẩm
Mua và thay thế các hạt hút ẩm

Hy vọng rằng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích và giúp bạn biết cách lựa chọn, vận hành máy sấy khí hấp thụ hiệu quả.

>>>> Xem thêm: Hướng dẫn đọc thông số kỹ thuật máy nén khí quan trọng đừng bỏ lỡ

>>>> Xem thêm: Có nên mua máy lọc không khí? Kinh nghiệm mua máy lọc không khí

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Hướng dẫn đọc thông số kỹ thuật máy nén khí quan trọng đừng bỏ lỡ

Ngày đăng: 10/06/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 4866 lượt
Đánh giá:

Có rất nhiều người muốn sử dụng máy nén khí nhưng lại chưa hiểu hết thông số kỹ thuật máy nén khí dẫn đến khó khăn khi chọn mua và sử dụng. Và hiện nay cũng có nhiều dòng máy trên thị trường đa dạng về cả chủng loại, thiết kế đến cấu tạo. Vậy hãy cùng Fil tìm hiểu về máy nén khí và những thông số kỹ thuật quan trọng của nó trong chủ đề hôm nay.

1. Thông số kỹ thuật máy nén khí là gì?

Thông số kỹ thuật đối với máy nén khí chính là bản mô tả ngắn gọn nhưng đảm bảo chi tiết về các thông số chủ yếu như kích thước, điện áp, áp lực, công suất… của máy nén khí. Các thông số kỹ thuật này được chuẩn bị bởi các kỹ sư, nhà thiết kế máy chuyên nghiệp.

Dựa vào những thông số kỹ thuật máy nén khí, chúng ta có thể hiểu được một cách chuẩn xác về các điều kiện cụ thể cần được hay có thể thỏa mãn. Những thông tin này sẽ được trình bày sao cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều có thể nắm được rõ ràng. Đồng thời cũng tiến hành đo lường được mức độ phù hợp của nó. Tuy nhiên, việc tuân thủ những thông số kỹ thuật này đôi khi được xê dịch vì thông số kỹ thuật khác với giới hạn kiểm soát.

Các thông số này góp phần quan trọng giúp chúng ta đưa ra quyết định nên mua loại máy nén khí nào.

Thông số kỹ thuật máy nén khí
Thông số kỹ thuật máy nén khí

2. Các thông số kỹ thuật máy nén khí quan trọng và cách quy đổi?

Nắm được một số những thông số cơ bản, quan trọng nhất của máy nén khí là cách để có thể chọn mua được những chiếc máy nén không khí phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng. Đồng thời sử dụng nó hiệu quả.

2.1. Công suất vận hành – Thông số kỹ thuật máy nén khí

Thông thường bạn cần phải chú ý đến công suất hoạt động của thiết bị nén khí khi kiểm tra thông số của máy nén khí. Để biết được năng lượng mà các chi tiết máy nén khí vận hành.

Có thể dựa vào đơn vị đo của nhà sản xuất đưa ra nếu bạn chưa biết về công suất của máy nén khí. Đơn vị đo công suất máy nén khí là HP (mã lực). Một số dòng máy nén khí cần chất lượng khí nén không lớn được sử dụng trong công việc như máy nén khí Donaldson, Palada, Puma, máy nén… có công suất nhỏ từ ½ HP đến 1HP.

Các thiết bị máy nén thuộc những thương hiệu này có thiết kế nhỏ gọn. Giúp người dùng dễ dàng di chuyển tới khu vực làm việc mà không gây nhiều khó khăn. Đồng thời, thiết kế máy móc hiện đại phù hợp sử dụng trong các hoạt động như bơm xe máy, ô tô, xịt bụi, bắn đinh ốc vít, bắn ghim… Ngoài ra,  người dùng có thể sử dụng để cung cấp khí nén cho các cửa hàng bán thủy hải sản, các bể nuôi cá cảnh hoặc bệnh viện, phòng khám nha khoa với những thiết bị không chứa dầu.

Mặt khác, loại máy có công suất vừa phải từ 1-3HP thường được sử dụng trong ngành công nghiệp, xưởng cơ khí, xưởng gỗ, công ty nhỏ… . Hoặc trong các garage rửa xe, sửa chữa, làm lốp ô tô, xe máy.

Công thức quy đổi công suất máy nén khí như sau:

  • 1kw = 1,35HP
  • 1HP = 0.746Kw
Bảng công thức công suất vận hành máy nén khí
Bảng công thức công suất vận hành máy nén khí

2.2. Nguồn điện áp nhà sản xuất sử dụng

Nguồn điện của những thiết bị máy nén khí là thông số kỹ thuật cần được chú ý. Bởi sự an toàn của máy nén phụ thuộc lớn vào nguồn điện mà bạn sử dụng. Thông số kỹ thuật máy nén khí này sẽ được thể hiện tại sách hướng dẫn sử dụng sản phẩm hay phần ghi chú được dán trên thân máy tiện cho người dùng theo dõi.

Trước khi vận hàng máy thì bạn cần kiểm tra thiết bị chạy mạch điện 1 pha hay 2 pha. Ngoài ra, bạn chỉ cần cắm điện và vận hành máy đối với thiết bị có thiết kế dòng điện 220V, tần số 50Hz 

Đối với các sản phẩm sử dụng nguồn điện áp 380V thì bạn cần lưu ý nên trang bị thêm 1 bộ biến tần, thay đổi dòng điện. Từ đó giúp hệ thống khí nén hoạt động ổn định hơn và hạn chế tối đa xảy ra tình trạng cháy máy nén khí công suất lớn.

2.3. Lưu lượng không khí nén ở thiết bị nén khí

Lưu lượng khí nén được đánh giá như thông số kỹ thuật máy nén khí quan trọng nhất. Nó là lưu lượng khí nén nạp vào và thoát ra ở thiết bị. Đơn vị đo lưu lượng không khí nén là lít/phút hoặc m³/phút.

Đối với những công việc có nhu cầu sử dụng khí nén càng nhiều thì yêu cầu lựa chọn máy có lưu lượng khí càng lớn. Ví dụ như trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, các dây chuyền sản xuất, khai thác, cửa hàng rửa xe quy mô lớn… .

Các thông số kỹ thuật máy nén khí cần được người sử dụng thiết bị tính toán và xem xét một cách kỹ lưỡng. Để có thể đưa ra sự lựa chọn chính xác về loại máy so với nhu cầu thực tế.

Công thức tính lưu lượng khí nén: Lưu lượng (Thiết bị 1 + Thiết bị 2 +….+ Thiết bị n) x 1,25.

Đơn vị lưu lượng được quy đổi cfm sang m3/h, đổi l/s sang m3/h, đổi m3/h sang l/s. Cụ thể như sau: 

  • 1 m3/phút = 1000 lít/phút
  • 1 m3/phút = 1,089 x 1 Nm3/phút
  • 1 CFM = 0,0283 m3/phút
Công thức tính lưu lượng và áp suất với đồng hồ
Công thức tính lưu lượng và áp suất với đồng hồ

2.4. Áp lực làm việc

Áp lực làm việc của thiết bị bơm khí nén được tính bằng đơn vị Bar hoặc kgf/cm2. Các dòng máy nén khí trên thực tế thường có yêu cầu sử dụng mức áp suất từ 7-10bar. Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn phải lựa chọn hệ thống khí nén có tải công suất tương thích tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng khí nén của công việc.

Thông thường, áp suất cao sẽ được sử dụng cho các cửa hàng, doanh nghiệp có công suất làm việc lớn. Và ngược lại, thiết bị có áp lực phù hợp với nhu cầu sử dụng các tiệm kinh doanh nhỏ, vừa.

Công thức quy đổi áp suất khí nén như sau:

  • 1 Mpa = 10 bar
  • 1 Atm pressure = 1,01325 bar
  • 1 Bar = 14,5038 Psi
  • 1 Bar = 1,0215 kgf/cm2

3. Một số lưu ý khác khi tìm hiểu về máy nén khí

Hệ thống máy nén khí gồm nhiều chi tiết khá phức tạp. Tuy nhiên mỗi hệ thống máy nén khí thông thường cần phải đầy đủ các bộ phận cơ bản. Bao gồm: Máy nén khí, bình tích áp, máy sấy khí, lọc.

3.1. Hệ thống máy nén khí có cấu tạo như thế nào?

Máy nén khí: Có chức năng làm tăng áp suất của chất khí và giúp cho năng lượng cho dòng khí tăng lên. Đồng thời cũng giúp nén khí lại khiến nó tăng áp suất và nhiệt độ. Các thiết bị máy nén khí có nhiều kiểu lưu lượng và áp lực khác nhau.

Bình tích áp khí (dung tích bình khí của máy nén khí): Là bình lưu trữ khí nén sở hữu áp lực cao. Dung tích bình khí sẽ khác nhau tùy vào từng loại máy. Đối với các ngành công nghiệp lớn có nhu cầu sử dụng cao thì loại bình nén khí lớn sẽ phù hợp. 

Máy sấy khí: Đây là thiết bị không thể thiếu trong mỗi dòng máy nén khí. Như chúng ta đều biết, khí đi từ ngoài môi trường vào sẽ mang theo cả bụi bẩn lẫn hơi nước, độ ẩm bên ngoài sẽ quyết định lượng hơi nước này. Máy sấy khí sẽ xử lý hơi nước bằng cách thu thập những giọt nước ngưng tụ. Sau đó hâm nóng không khí đến khi hơi nước sẽ biến mất và đảm bảo độ khô cho khí.

Cấu tạo máy nén khí
Cấu tạo máy nén khí

3.2. Một số lưu ý khác khi lựa chọn máy nén khí

Bên cạnh việc lưu ý các thông số kỹ thuật máy nén khí khi chọn thiết bị về công suất, áp suất và lưu lượng thì chúng ta cũng cần lưu ý một số vấn đề khác:

Nói không với các sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Lựa chọn máy nén khí thuộc các thương hiệu nổi tiếng, đã được nhiều người sử dụng và đánh giá tốt. Đồng thời, chất lượng đã được kiểm định như: máy nén khí Donaldson, Puma, máy nén khí Fusheng, Palada, Kobelco…

Lựa chọn dòng máy có công suất cũng như lưu lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Nên mua máy tại các địa chỉ cung ứng máy nén khí uy tín, có kinh nghiệm lâu năm cũng như chế độ bảo hành uy tín, giúp đảm bảo quyền lợi của chính bạn như Fil Việt Nam.

Hy vọng qua bài viết, các bạn đã nắm được những thông số kỹ thuật máy nén khí quan trọng. Từ đó có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp, đạt hiệu quả công việc tối ưu. Liên hệ ngay hotline 024 6294 1166 để được tư vấn cụ thể hơn và tham khảo thêm nhiều dòng máy nén không khí khác.

>>>> Xem thêm: Có nên mua máy lọc không khí? Kinh nghiệm mua máy lọc không khí

>>>> Xem thêm: Tìm hiểu về chức năng lọc dầu máy nén khí và cách thay lọc dầu hiệu quả

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt NAM

Có nên mua máy lọc không khí? Kinh nghiệm mua máy lọc không khí

Ngày đăng: 09/06/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 1099 lượt
Đánh giá:

Trong cuộc sống hiện đại này, tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng. Vì thế câu hỏi có nên mua máy lọc không khí trở thành vấn đề được quan tâm rất lớn. Theo như chúng ta vẫn biết, máy lọc không khí có tác dụng giúp lọc sạch bụi bẩn, khử mùi, diệt trừ vi khuẩn cùng các tác nhân gây dị ứng…

Để hiểu thêm liệu thực sự máy lọc không khí có tốt không cũng như kinh nghiệm dùng máy lọc không khí. Hãy cùng Fil Việt Nam theo dõi bài viết này.

1. Máy lọc khí là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi có nên mua máy lọc không khí thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bản chất nó là gì. Máy lọc không khí là thiết bị gia dụng có khả năng lọc bụi bẩn trong không khí bằng cách thông qua các lớp lọc bụi tiêu chuẩn. Nó còn được gọi với tên tiếng Anh là Air Purifier. 

Mỗi lớp lọc sẽ thực hiện một chức năng khác nhau. Đảm bảo lọc sạch những lớp bụi bẩn có thể nhìn bằng mắt thường đến lọc những hạt bụi siêu vi. Đồng thời, với sự kết hợp của màng lọc than hoạt tính, hệ thống lọc không khí còn giúp khử mùi, kháng khuẩn hiệu quả.

Có nên mua máy lọc khí?
Có nên mua máy lọc khí?

2. Nguyên lý hoạt động của máy lọc khí

Máy lọc không khí thông thường sẽ hoạt động dựa trên 1 trong 2 nguyên lí sau:

  • Lọc không khí thụ động: Phương pháp này sử dụng bộ lọc để làm sạch không khí. Khi đó, máy lọc không khí sẽ hút không khí từ môi trường ngoài vào bên trong máy bằng cách sử dụng quạt hút. Sau đó đưa qua bộ lọc để làm sạch. Cuối cùng trả ra ngoài môi trường không khí sạch sẽ tinh khiết.
  • Lọc không khí chủ động: Phương pháp lọc không khí này không sử dụng bộ lọc mà được áp dụng một số công nghệ hiện đại khác. Ví dụ như công nghệ ion, công nghệ ozone, công nghệ UV… .

Trong đó, đặc biệt phải kể đến một công nghệ cực kỳ hiện đại là plasmacluster ion. Được trang bị trên một số dòng máy lọc không khí mới. Công nghệ này có khả năng diệt khuẩn, vi rút, nấm mốc. Và cả những tác nhân gây mùi dựa trên nguyên lý hoạt động của ion. Plasmacluster ion sẽ phóng thích nhiều ion dương và ion âm ra không khí nhằm tạo ra các gốc OH-. Từ đó có thể hút phân tử H+ trên bề mặt vi khuẩn để phá vỡ cấu trúc protein của chúng.

Các gốc H+ và OH- lúc này sẽ kết hợp lại với nhau tạo thành phân tử nước. Và giải phóng ra bên ngoài đem đến độ ẩm và bầu không khí trong lành.

Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động

3. Có nên mua máy lọc không khí không?

Máy lọc không khí là thiết bị nên sở hữu trong cuộc sống hiện đại này. Nó không chỉ có chức năng loại bỏ các phần tử gây hại trong không khí mà còn sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời khó có thể bỏ qua. Để giải đáp thắc mắc có nên mua máy lọc không khí không, hãy điểm qua lợi ích của máy lọc không khí mang lại. Chắc chắn bạn sẽ phải bất ngờ với những gì thiết bị này làm được đấy.

  • Lọc sạch bụi bẩn, xử lý đến 99,97% vi khuẩn với màng lọc HEPA, hạn chế tối đa các tác nhân gây hen suyễn.
  • Loại bỏ những mùi hôi cứng đầu gây khó chịu như mùi mồ hôi, thức ăn, khói thuốc lá… .
  • Giảm thiểu được hiện tượng nhiễm tĩnh điện trên da.
  • Lọc sạch các hạt Amiăng – tác nhân có thể gây ung thư biểu mô.
  • Loại bỏ các tác nhân thường gây ra dị ứng từ lông của chó mèo, phấn hoa, nấm mốc.
  • Không những không bị khô da mà còn dưỡng ẩm cho da và tóc nhờ công nghệ tạo ẩm.
  • Được tích hợp khả năng bắt muỗi cực kỳ hiệu quả.
  • Lọc sạch không khí, có lợi cho cả người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
co nen mua may loc khong khi
co nen mua may loc khong khi

4. Tiêu chí chọn mua máy lọc không khí

Kinh nghiệm mua máy lọc không khí hiệu quả là bạn cần xác định được các tiêu chí mình cần.

4.1. Xác định mục đích sử dụng

Điều đầu tiên khi chọn mua máy lọc không khí là phải chọn dòng sản phẩm phù hợp với vị trí địa lý, khí hậu nơi sinh sống và nhu cầu sử dụng.

  • Với khu vực miền núi: nên ưu tiên chọn máy lọc có chức năng tạo ion. Do những nơi này có thời tiết lạnh. Loại máy lọc khí này không những giúp bạn hạn chế được các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Mà còn giảm mùi hôi quần áo. Đồng thời tránh được hiện tượng dị ứng ở da.
  • Với khu vực có khí hậu khô nóng, lượng mưa nhiều và độ ẩm thấp. Nên lưu tiên lựa chọn máy lọc có chức năng tạo ẩm. Loại thiết bị này sẽ cung cấp đủ độ ẩm cho không gian sinh sống bù vào thời tiết. Giúp ngăn ngừa tình trạng khô da.

4.2. Lựa chọn máy lọc không khí phù hợp với diện tích

Yếu tố quyết định đến lưu lượng gió và công suất máy lọc không khí là diện tích phòng. Cụ thể:

  • Phòng ngủ có diện tích dưới 15m2: ưu tiên chọn máy lọc khí có lưu lượng gió khoảng 160m3/h.
  • Phòng ăn có diện tích từ 15 – 20m2: ưu tiên hệ thống lọc không khí lưu lượng gió tầm 240m3/h.
  • Phòng khách có nhiều cửa sổ và diện tích từ 30 – 40m2: ưu tiên máy lọc khí có lưu lượng gió tầm 360m3/h.
  • Phòng khách sở hữu diện tích 40m2 trở lên: ưu tiên máy có lưu lượng gió tầm 510m3/h.
may loc khong khi
may loc khong khi

4.3. Lựa chọn loại màng lọc không khí

Là bộ phận quan trọng của máy lọc không khí, màng lọc có  ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của sản phẩm. Trên thị trường hiện nay có các loại màng lọc phổ biến bao gồm:

  • Màng lọc thô: xử lý bụi bẩn kích thước lớn.
  • Màng lọc than hoạt tính: khử chất độc, mùi hôi, khói thuốc lá.
  • Màng lọc phấn hoa: giảm các tác nhân gây dị ứng như lông vật nuôi, hạt phấn hoa,… .
  • Màng lọc nước: giữ lại bụi bẩn trong nước, cho hơi nước sạch phát ra bên ngoài.
  • Màng lọc Titan: khử mùi, loại này chỉ có 1 số máy được trang bị, không quá phổ biến trên thị trường như những màng lọc khác.
  • Màng lọc HEPA: có khả năng lọc sạch hiệu quả đến 99,97% các hạt bụi có kích thước nhỏ, đồng thời lọc hiệu quả cả các chất phóng xạ.

4.4. Lựa chọn các tính năng phụ đi kèm

Ngoài chức năng lọc không khí, bụi bẩn, hiện nay các nhà sản xuất còn trang bị cho các loại máy lọc không khí thêm các tính năng hiện đại đi kèm. Tiêu biểu là tính năng tạo ẩm, hút ẩm, điều khiển từ xa qua thiết bị điện tử, khử trùng bằng tia UV, hỗ trợ bắt muỗi, hẹn giờ qua ứng dụng… .

Bên cạnh đó, độ ồn cũng là tiêu chí bạn cần phải cân nhắc khi chọn mua máy lọc không khí. Theo đó, các hãng rất chú trọng đến vấn đề tiếng ồn này để đảm bảo không gian yên tĩnh cho người dùng. Tuy nhiên, để đảm máy hoạt động tốt không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, bạn nên yêu cầu thử nghiệm độ ồn trong những khu vực kín, ở các mức công suất khác nhau nếu có thể.

5. Nên mua máy lọc không khí của hãng nào?

may loc khong khi hang nao tot
may loc khong khi hang nao tot
HãngThương hiệu, nơi sản xuấtĐặc điểm nổi bậtBảo hànhTầm giá
SHARP– Thương hiệu: Nhật Bản.- Sản xuất: Thái Lan.Plasmacluster ion là công nghệ độc quyền hiện đại của thương hiệu Sharp. Có khả năng tích hợp các khả năng: lọc sạch không khí, loại bỏ chất gây dị ứng, nấm mốc, vi khuẩn, vi rút, mùi hôi và giảm tĩnh điện trên bề mặt đồ vậtỨng dụng bộ lọc HEPA giúp diệt 99,9% vi rút H1N1 trong không khí.Chính hãng 1 năm2.5 – 9 triệu
SAMSUNG– Thương hiệu: Hàn Quốc.- Sản xuất: Trung Quốc.Cảm biến Laser PM từ máy lọc khí Samsung giúp phát hiện chính xác các chất gây ô nhiễm, bụi và các hạt bụi nhỏ hơn 1.0 micromet có trong không khíMàn hình hiển thị rõ ràng mức độ ô nhiễm dưới dạng các chỉ số PM1.0/2.5/10 và báo rõ mức độ làm sạch không khí thông qua 4 chỉ số màu.Chính hãng 1 năm.4.5 – 9.5 triệu
Xiaomi– Thương hiệu: Trung Quốc.- Sản xuất: Trung Quốc.Máy lọc không khí Xiaomi có thể dễ dàng được add vào app Mi Home vì chúng được kết nối với hệ sinh thái Mi Home. Sau đó chia sẻ với các thành viên khác trong gia đình để cùng điều khiển.Bộ 3 lõi lọc: PET, HEPA, than hoạt tính giúp lọc bụi, khử mùi hôi hiệu quả.Chính hãng 1 năm.2.5 – 3.5 triệu
DAIKIN– Thương hiệu: Nhật Bản.- Sản xuất: Hàn Quốc.Công nghệ Streamer 3C độc quyền có khả năng diệt sạch vi khuẩn, virus, nấm mốc và các chất độc hại cho sức khỏe.Chính hãng 1 năm.4.5 – 8 triệu
KANGAROO– Thương hiệu: Việt Nam.- Sản xuất: Trung Quốc.Công nghệ đa màng lọc với 6 chế độ lọc giúp lọc sạch bụi mịn hiệu quả, loại bỏ tối đa vi khuẩn, nấm mốc gây mùi khó chịu có trong không khí.Chế độ Smart Auto thông minh giúp tự động đánh giá chất lượng không khí, sau đó tự điều chỉnh chế độ gió để đảm bảo khả năng lọc sạch hiệu quả.Chính hãng 1 năm3 – 5 triệu
BLUESTONE– Thương hiệu: Singapore.- Sản xuất: Trung Quốc.Hệ thống 3 màng lọc hiện đại, lọc sạch được bụi mịn PM 2.5.Hiển thị chất lượng không khí bằng đèn màu.Chính hãng 2 năm.2 – 8 triệu
KAROFI– Thương hiệu: Việt Nam.- Sản xuất: Trung Quốc.Màng lọc HEPA với hiệu suất lọc lên đến 99,7% đi kèm với màn lọc than hoạt tính giúp khử mùi hiệu quả.Đèn báo thay bộ lọc.Chính hãng 2 năm.3 – 9.5 triệu
Midea– Thương hiệu: Trung Quốc.- Sản xuất: Trung Quốc.Hệ thống 4 lớp lọc: lọc bụi thô, lọc Carbon, lọc HEPA, bộ phát ion âm giúp lọc 98.63% bụi bẩn, mầm bệnh gây hại.Độ ồn thấp.Chính hãng 2 năm.3 triệu
TOSHIBA– Thương hiệu: Nhật Bản.- Sản xuất: Trung Quốc.3 chế độ cảm biến: bụi, ánh sáng, cảm biến mùi.Có thiết kế hình trụ xoay 360 độ.Chính hãng 1 năm.4 – 7 triệu

Hy vọng bài viết đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn và giúp bạn đưa ra quyết định. Có nên mua máy lọc không khí hay không? Mua máy lọc không khí hãng nào tốt? Từ đó đảm bảo cuộc sống tiện nghi và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

>>>> Xem thêm: Tìm hiểu về chức năng lọc dầu máy nén khí và cách thay lọc dầu hiệu quả

>>>> Xem thêm: Lọc dầu ô tô | Hướng dẫn chi tiết cách thay lọc dầu và những lưu ý

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Tìm hiểu về chức năng lọc dầu máy nén khí và cách thay lọc dầu hiệu quả

Ngày đăng: 04/06/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 1853 lượt
Đánh giá:

Chức năng lọc dầu máy nén khí đóng vai trò như thế nào trong hệ thống máy nén khí? Nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa lọc dầu và lọc tác dầu máy nén khí. Nhưng thực tế đây là hai bộ phận khác nhau có chức năng hoàn toàn khác nhau.

Lọc tách dầu máy nén khí là một bộ phận rất quan trọng, không thể thiếu trong máy nén khí ngâm dầu. Bộ phận này có nhiệm vụ tách dầu ra khỏi khí nén, từ đó giúp khí đi vào dây chuyền được lọc sạch mà không bị lẫn dầu. Bởi vì vai trò quan trọng nên bộ lọc tách dầu được nghiên cứu chế tạo kỹ lưỡng, đồng thời có mức chi phí đắt hơn nhiều bộ lọc khác trong máy nén khí.

Trong khi đó, lọc dầu lại là bộ phận có chức năng lọc cặn bẩn lẫn trong dầu trước khi phun dầu vào đầu nén. Để tìm hiểu kỹ hơn về bộ phận lọc dầu máy nén khí, bạn có thể tham khảo các thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Lọc dầu máy nén khí là gì?

Lọc dầu là một bộ phận quan trọng của máy nén khí trục vít. Bộ lọc dầu phát huy vai trò trong việc loại bỏ bụi bẩn có trong dầu, trả lại sự nguyên chất của dầu. Các bụi bẩn thường gặp bao gồm mạt, bụi, cặn dầu, tạp chất,..

Lọc dầu máy nén khí được đặt ở vị trí giữa bình dầu và trục vít. Với hầu hết tất cả các loại máy nén khí, lọc dầu thường có hình trụ tròn (spin-on).

Chức năng lọc dầu máy nén khí
Chức năng lọc dầu máy nén khí

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động lọc dầu máy nén khí

Lọc dầu có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào trong hệ thống máy nén?

2.1. Cấu tạo lọc dầu nén khí

Lọc dầu được thiết kế theo dạng hình trụ tròn, trong đó có một đầu bị thủng để có thể dẫn dầu đi vào trong bộ lọc.

Vật liệu chế tạo nên bộ lọc dầu là một nền giấy lọc được gọi là giấy thủy tinh. Loại giấy này có khả năng nâng cao tính năng lọc bụi bẩn cho bộ lọc, đem đến hiệu quả tốt hơn.

Cấu tạo lọc dầu máy nén khí
Cấu tạo lọc dầu máy nén khí

2.2. Nguyên lý hoạt động lọc dầu

Như chúng ta đã phân tích, khi dầu đi vào hệ thống thường chứa nhiều cặn bẩn, tạp chất. Nếu không lọc sạch các tạp chất này thì dầu chuyển đến đầu nén có thể gây bào mòn thiết bị, thậm chí làm hư hại và phá hủy trục vít một cách nhanh chóng. Suy giảm tuổi thọ sử dụng đáng có của máy.

Cụ thể khi hoạt động, dầu sẽ qua van hằng nhiệt trực tiếp lên lọc dầu khi dầu ở nhiệt độ thấp sau đó về cụm nén. Dầu sẽ được chuyển hướng lên két giải nhiệt khi ở nhiệt độ cao để giảm nhiệt độ. Sau đó, dầu về lọc dầu để lọc cặn bẩn theo đường ống hồi dầu rồi về cụm nén.

Đặc biệt, có một đường bypass trong lọc dầu sẽ phát huy trong trường hợp lọc dầu bị tắc. Van bypass sẽ mở ra cho dầu chưa được lọc về trực tiếp cụm nén khi độ chênh áp trong lọc dầu quá lớn, để tránh trường hợp cụm nén không được bôi trơn.

Với tình huống có quá nhiều cặn bẩn, tạp chất gây ra tình trạng tắc nghẽn ở lọc dầu lúc này chức năng lọc dầu máy nén khí sẽ không phát huy. Nếu lượng dầu không được giải nhiệt và cặn bẩn không được lọc sạch kịp thời thì cụm nén sẽ bị hư hại.

3. Chức năng lọc dầu máy nén khí

Lọc dầu được thiết kế với 2 chức năng chính trong hệ thống máy nén khí bao gồm:

3.1. Lọc dầu máy nén khí giúp loại bỏ bụi bẩn trong dầu

Chức năng lọc dầu máy nén khí là lọc sạch bụi bẩn trong dầu máy nén khí. Ngăn cho các linh kiện không bị bụi bẩn bám vào khi sử dụng dầu bịt kín các khoảng trống trong máy nén khí và để bôi trơn. Như vậy các linh kiện trong máy sẽ được đảm bảo hoạt động tốt hơn, máy vận hành được ổn định hơn. Nhờ đó có thể kéo dài tuổi thọ cho các linh kiện và đầu máy nén khí.

Loc dau
Loc dau

3.2. Lọc dầu giúp bảo vệ động cơ tốt hơn

Nếu bị bám nhiều bụi bẩn, động cơ máy nén khí có thể dẫn đến một số vấn đề như: Nhiệt độ đầu nén tăng lên, hiệu suất làm việc của đầu nén giảm đi,… Chính vì vậy, việc ngăn cản các loại bụi bẩn bám vào động cơ rất quan trọng. Chức năng lọc dầu máy nén khí ở đây là loại bỏ bụi bẩn trong dầu, hỗ trợ bộ lọc khí lọc sạch không khí đi vào trong đầu nén. Nhờ vậy động cơ hoạt động trơn tru và được bảo vệ an toàn hơn.

Ngoài ra, bộ lọc dầu thủy lực còn cho thấy dầu cần thay đổi hoặc không. Có chức năng bảo vệ rất tốt cho vòng bi và rotor chỉ thị lệch áp dầu ở trên bộ lọc. Trường hợp dầu bị nghẹt cần phải thay thế khi chỉ thị ở vị trí ” ON” có nghĩa là.

Loc máy nén khí
Loc máy nén khí

4. Cách chọn và thay lọc dầu máy nén khí

Vậy chọn và thay lọc dầu như thế nào để phát huy tốt nhất chức năng lọc dầu máy nén khí?

4.1. Cách chọn lọc dầu máy nén khí

Một bộ lọc dầu máy nén khí tốt sẽ đảm bảo cho thiết bị hoạt động tốt, trơn tru. Hãy tham khảo một vài cách lựa chọn lọc dầu dưới đây để vận hành đạt được kết quả tốt:

  • Chữ viết trên lọc dầu máy nén khí: Chữ viết sắc nét, rõ ràng, không thể xóa được bằng tay thể hiện lọc dầu có chất lượng tốt.
  • Trọng lượng bộ lọc dầu máy nén khí: Trọng lượng nặng và chắc chắn thể hiện bộ lọc dầu chất lượng, chính hãng. Khác với các bộ lọc dầu nhái thường có cảm giác nhẹ, không chắc chắn. Bạn có thể thử nghiệm bằng cách dùng tay gõ lên bộ lọc dầu. Nếu thấy âm thanh phát ra trầm thì là hàng chính hãng, còn âm thanh kêu vang chói hơn là hàng giả, hàng nhái.
  • Thiết kế: Các vị trí có gioăng và các lỗ ren để lắp lọc là điểm mấu chốt thể hiện thiết kế chính hãng. Các bộ lọc chính hãng sẽ được thiết kế cẩn thận, dày và mượt mà. Ngược lại, các vị trí này thiết kế rất đơn giản, mỏng và sần sùi nếu là bộ lọc nhái.
Thiết bị lọc máy nén khí
Thiết bị lọc máy nén khí

4.2. Cách thay lọc dầu máy nén khí

Muốn thay lọc dầu máy nén khí,  bạn cần phải tiến hành tuần tự các bước như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra chắc chắn là không còn khí nén trong bình dầu, tắt máy và đảm bảo đồng hồ áp cũng được trở về 0.
  • B2. Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như cờ-lê xích, kìm chuyên dụng hoặc dây cao su xoay theo chiều ngược kim đồng hồ thân lọc dầu (tính khi nhìn từ dưới đáy lọc nhìn lên).
  • B3. Lau vệ sinh sạch sẽ phần phía trên của đầu lọc.
  • B4. Lắp lọc dầu máy nén khí mới vào vị trí của lọc cũ và xoay chặt. Chú ý cần lắp đặt đúng gioăng phớt để thiết bị hoạt động được.

Hãy lưu ý một vài yếu tố sau để thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn: 

  • Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để mở khóa lọc dầu vì lọc dầu rất chặt, do hầu hết lọc dầu có hình trụ tròn.
  • Siết chặt theo đúng chiều gen của bộ lọc khi lắp lọc dầu mới cho đến khi lọc dầu đã chặt. Tránh để tình trạng khi lắp đặt khiến lọc dầu bị méo.

5. Mua lọc dầu máy nén khí ở đâu?

Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết mua lọc dầu máy nén khí ở đâu đảm bảo chất lượng, chính hãng thì hãy tham khảo ngay Fil Việt Nam. Nhà cung cấp uy tín trên thị trường và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực máy nén khí.

Mua lọc dầu uy tín tại Fil Việt Nam
Mua lọc dầu uy tín tại Fil Việt Nam
  • Cam kết các sản phẩm chính hãng 100%.
  • Chính sách bảo hành đổi trả uy tín.
  • Tư vấn miễn phí, nhiệt tình, chu đáo giúp khách hàng lựa chọn chính xác sản phẩm theo nhu cầu.
  • Với kinh nghiệm nhiều năm, Fil hỗ trợ lắp đặt, bảo hành, thay thế lọc dầu máy nén khí thật nhanh chóng.
  • Giá cả cạnh tranh nhất thị trường.

Liên hệ ngay Hotline +84 24 6294 1166 nếu quý khách đang gặp vấn đề với máy nén khí hoặc cần tư vấn sản phẩm phù hợp nhất. Chúc quý khách thực hiện thay lọc dầu thành công và phát huy tối ưu chức năng lọc dầu máy nén khí.

>>>> Xem thêm: Lọc đường ống khí nén trọn bộ thông tin từ A – Z

>>>> Xem thêm: Rơ le áp suất máy nén khí | Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách chỉnh

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Lọc dầu ô tô | Hướng dẫn chi tiết cách thay lọc dầu và những lưu ý

Ngày đăng: 03/06/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 3965 lượt
Đánh giá:

Lọc dầu ô tô có tác dụng quan trọng để bôi trơn, làm mát, chống gỉ cho động cơ giúp xe được vận hành trơn tru hơn. Nếu không được thay thế lọc dầu nhớt ô tô định kỳ thì hoạt động và tuổi thọ của các chi tiết trong động cơ xe sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ cốc lọc dầu ô tô và cách thay đúng cách cho hiệu quả tốt. Vì vậy hãy cùng Fil tìm hiểu ngay về cấu tạo lọc dầu ô tô, các loại lọc và cách thay ngay trong bài viết này nhé!

1. Vì sao phải lọc dầu ô tô?

Cốc lọc dầu là loại cốc có chức năng lọc sạch các loại tạp chất, bao gồm bụi bẩn, cặn dầu,… được đặt phía dưới động cơ, giữ cho dầu có độ sạch nhất định để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ làm mát động cơ bôi trơn. 

Do đó mà dầu nhớt luôn mang theo những mạt kim loại hay tạp chất do các chi tiết máy thải ra khi vận hành, ma sát vào nhau. Và cốc lọc dầu được sinh ra để làm nhiệm vụ lọc bỏ đi những cặn bẩn này, trả lại tình trạng tốt nhất để dầu tiếp tục tham gia vào quá trình vận hành động cơ.

Cốc lọc dầu xe ô tô thường ở dạng hình trụ tròn hoặc hình cốc, có kích thước khá nhỏ. Lọc dầu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống bôi trơn, tránh được tối đa những hao mòn của các chi tiết bên trong động cơ. Đồng thời nó có thể tiết kiệm nhiên liệu cho xe.

Lọc dầu ô tô
Lọc dầu ô tô

1.1. Cấu tạo lọc dầu ô tô

Lọc dầu nhớt ô tô có cấu tạo gồm các bộ phần: cốc lọc dầu (vỏ bọc bên ngoài), van một chiều, van an toàn, phần tử lọc (màng lọc gồm các lớp phim xếp gấp).

Trong đó, cốc lọc dầu có khả năng giúp nâng cao khả năng chống ăn mòn bằng cách thường được phủ một lớp sơn, đồng thời bảo vệ bộ lọc dầu khi động cơ vận hành tránh khỏi tác động nhiệt. Đồng thời, hệ thống van xả có chức năng điều chỉnh lượng dầu sạch để đưa vào động cơ sao cho phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, lọc nhớt xe ô tô hoạt động theo nguyên lý như sau: Bầu lọc sẽ có tác dụng hút dầu vào, đi vào các màng lọc. Cặn bẩn sẽ được lọc sạch bởi các lớp phim (màng lọc). Cuối cùng, dầu sẽ đi ngược ra theo lõi giữa của bầu lọc sau khi được lọc.

Cấu tạo lọc dầu ô tô
Cấu tạo lọc dầu ô tô

1.2. Không thay lọc nhớt gây ra hậu quả gì?

Nếu xe không được thay lọc dầu ô tô thường xuyên theo định kỳ, các phim lọc dầu sẽ bị tắc do đóng cặn nhiều mà không được xử lý. Trong trường hợp tệ hơn, màng lọc có thể bị rách do cặn bẩn quá nhiều. Lúc đó sẽ không thể được lọc sạch các cặn bẩn dù cho lọc dầu ô tô đi qua cốc lọc. 

Điều nguy hiểm hơn là dầu bẩn sẽ đi trở ngược vào động cơ, dẫn đến không những làm khả năng hoạt động kém mà còn giảm tuổi thọ của thiết bị. Bởi các tác dụng như bôi trơn, làm mát, làm sạch, chống gỉ… đều sẽ không đạt hiệu quả khi dầu nhớt động cơ bị bẩn. Động cơ không được làm sạch sẽ bị ma sát cao hơn bình thường làm cho các chi tiết hao mòn nhanh hơn. Bên cạnh đó, động cơ không được làm mát tốt còn khiến máy hoạt động nhanh chóng bị nóng hơn, thậm chí dễ dẫn đến các hiện tượng động cơ quá nhiệt.

1.3. Thay lọc dầu ô tô khi nào?

Các màng lọc trong lọc dầu sẽ không thể tiếp tục lọc hiệu quả như ban đầu được nữa khi lọc giữ cặn bẩn đến một giới hạn. Do đó chúng ta cần phải chú ý thường xuyên thay lọc nhớt ô tô theo đúng định kỳ. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, sau mỗi 10.000 km vận hành là thời gian thay lọc dầu ô tô định kỳ lý tưởng. Có thể cứ 2 lần thay dầu động cơ ô tô (sau mỗi 5.000 km) thì sẽ thay lọc dầu 1 lần để dễ nhớ.

2. Các loại lọc nhớt ô tô thông dụng 

Hãy cùng Fil điểm danh một số loại lọc dầu xe tải được sử dụng phổ biến trên thị trường nhiều năm qua.

2.1. Lọc nhớt Motorcraft FL820S Silicone Valve Oil Filter

Lọc nhớt Motorcraft FL820S Silicone Valve Oil Filter được thiết kế đặc biệt theo các yêu cầu về tiêu chuẩn lọc nhớt cao cấp, được khuyến cáo cho tất cả các động cơ xe của Ford, Lincoln, và Mercury. Bộ lọc cao cấp này sở hữu một van giải áp để ngăn chặn dầu trong động cơ chưa được lưu thông.

Motorcraft FL820S Silicone Valve Oil Filter
Motorcraft FL820S Silicone Valve Oil Filter

2.2. Lọc nhớt Mobil 1 M1-110 Extended Performance Oil Filter

Mobil 1 M1-110 Extended Performance Oil Filter là một trong những sản phẩm đứng đầu của Mobil 1. Chúng có khả năng lọc mạnh đánh bật nhiều đối thủ trên thị trường. Với kết hợp lõi lọc cùng cấu trúc hộp xoay giúp việc tháo rời dễ dàng. Do đó, Mobil 1 luôn đảm bảo khả năng lọc dầu tuyệt vời.

Mobil 1 M1-110 Extended Performance Oil Filter
Mobil 1 M1-110 Extended Performance Oil Filter

2.3. Lọc nhớt Bosch 3330 Premium FILTECH Oil Filter

Bosch 3330 Premium FILTECH Oil Filter là bộ lọc cực kỳ mạnh mẽ, được sử dụng công nghệ Filtech giúp cặn bẩn bị giữ lại nhiều hơn, bảo vệ động cơ cũng như chiếc xe của bạn. Bosch sở hữu ưu điểm là kích thước lớn hơn các bộ lọc thông thường vì có đến 42% diện tích đã được dành riêng cho lõi lọc. Đồng thời, lõi lọc cũng được thiết kế dày hơn đến 30% có khả năng giữ lại nhiều hơn các cặn bẩn và chất ô nhiễm trong dòng chảy của dầu.

Bosch 3330 Premium FILTECH Oil Filter
Bosch 3330 Premium FILTECH Oil Filter

3. Cách thay nhớt xe ô tô

Vậy cách thay lọc dầu ô tô thế nào cho đúng và đạt được hiệu quả tốt nhất?

3.1. Trước khi thay nhớt xe ô tô cần lưu ý gì

Trước hết, cần lưu ý một số điều để tiến hành lọc nhớt xe tải được chính xác, thuận tiện và hiệu quả:

  • Đảm bảo khi động cơ đã nguội hoàn toàn thì mới thay cốc lọc dầu động cơ để an toàn.
  •  Trước khi tiến hành thay thế, hãy vệ sinh sạch sẽ khu vực thay cốc lọc dầu.
  • Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ tháo lọc dầu ô tô chuyên dụng.

Vị trí cốc lọc dầu xe ô tô thường nằm gần khu vực dưới động cơ ô tô, ở dưới gầm xe. Vì vậy cần chú ý cố định chắc chắn khi dùng kích nâng xe lên cần.

3.2. Cách thay lọc dầu ô tô

Hướng dẫn thay nhớt xe ô tô
Hướng dẫn thay nhớt xe ô tô

Cách thay lọc nhớt xe tải được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Để hứng dầu tràn cần chuẩn bị sẵn một mâm hứng, mở van và xả hết toàn bộ dầu động cơ cũ ra ngoài.
  • Bước 2: Đặt sẵn mâm dưới cốc lọc dầu để hứng dầu tràn. Mở lọc dầu cũ bằng cách dùng dụng cụ tháo lọc dầu vặn đến khi thấy dầu bắt đầu tràn ra thì ngừng. Tiếp tục tháo vặn cốc ra khi đợi dầu chảy hết ra ngoài. Vì trong cốc vẫn còn chứa dầu nên lưu ý giữ cốc thẳng đứng khi đưa ra ngoài.
  • Bước 3: Vệ sinh phần miệng lắp sạch sẽ.
  • Bước 4: Mở cốc lọc dầu mới > Đổ vào đầy cốc lọc dầu dầu nhớt mới > Để tạo độ trám kín, tra thêm dầu quanh miệng lọc dầu mới.
  • Bước 5: Đưa cốc lọc dầu vào vị trí cần lắp và dùng tay xoay cho đến khi cảm thấy cốc lọc dầu ô tô đã được cố định chắc chắn.
  • Bước 6: Siết chặt lại lần nữa bằng cách dùng dụng cụ tháo/lắp lọc dầu.
  • Bước 7: Châm dầu mới đến mức Full vào bình dầu động cơ ở khoang máy.
  • Bước 8: Khởi động động cơ và bắt đầu chạy thử xe 1 vòng để dầu mới chảy vào hệ thống. Sau đó tắt máy rồi đợi tầm 3 – 5 phút. Kiểm tra bình dầu trong khoang máy lần thứ 2 và cần châm thêm cho đầy nếu thấy mức dầu xuống dưới mức Full.

Tạm kết

Với những chia sẻ về lọc dầu ô tô, hy vọng quý khách hàng đã có thể phân biệt được cốc lọc dầu, nguyên lý hoạt động, tầm quan trọng khi thay lọc dầu cũng như thời điểm và cách thay nhớt xe ô tô hiệu quả. Chúc quý khách thực hiện thành công và giữ được tuổi thọ thiết bị lâu bền. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ Hotline Fil 24.7 để được hỗ trợ miễn phí: +84 24 6294 1166.

>>>> Xem thêm: Lọc đường ống khí nén trọn bộ thông từ A – Z

>>>> Xem thêm: Lọc thủy lực Hydac và các mẫu sản phẩm thông dụng

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam