”Bốc thuốc” chọn lựa lưu lượng máy sấy khí vẫn là điều thường diễn ra trong quá khứ khi mà nhiều khách hàng không để ý hoặc có phần chưa quan tâm đúng mực. Chỉ đến khi vấn đề xảy ra là tại sao hệ thống khí nén có máy sấy khí rồi mà khí nén vẫn có nhiều nước và khi đo dewpoint thì chỉ số vẫn lên quá cao so với tiêu chuẩn của một máy sấy khí làm lạnh! Quý khách hãy cẩn trọng, trong kỹ thuật, mọi thứ đều nên dựa trên tính toán để có 1 con số cụ thể và chính xác!
Dựa trên kinh nghiệm, khoa học mà các chuyên gia của tất cả các hãng sản xuất máy nén khí, máy sấy khí đều đồng ý với việc tính toán chọn lựa máy sấy khí tác nhân gas lạnh theo công thức sau:
Theo đó:
– Vcorr: Lưu lượng máy sấy khí cần sử dụng được tính toán đúng
– Vnom: Lưu lượng máy sấy khí danh nghĩa, thường lấy theo lưu lượng máy nén khí và cộng thêm 10%.
4 yếu tố ảnh hưởng đến tính toán lưu lượng máy sấy khí:
– fTamb: Hệ số K ảnh hưởng do nhiệt độ môi trường.
– fTin: Hệ số K ảnh hưởng do nhiệt độ khí đầu vào máy sấy khí (chính là nhiệt độ đầu ra của máy nén khí, có thể giảm 2oC đến 5oC nếu khí từ máy nén khí được đưa vào bình tích áp mới đến máy sấy khí)
– fdp: Hệ số K ảnh hưởng do dewpoint (điểm đọng sương) yêu cầu.
– fp: Hệ số K ảnh hưởng do áp suất làm việc.
Như vậy có thể thấy lưu lượng thực sự cần dùng của máy sấy khí (Vcorr) không phải đơn giản chỉ là lưu lượng danh nghĩa (Vnom) theo máy nén khí và thêm 10% mà nó là 1 con số hoàn toàn khác! Vcorr sẽ tỉ lệ thuận hoặc tỉ lệ nghịch với Vnom tùy theo hệ số K lớn hơn 1 hay nhỏ hơn 1.
Một số ví dụ cụ thể để Quý khách hàng thấy rõ sự khác biệt:
Tính toán chọn lựa máy sấy khí cho máy nén khí có lưu lượng 500 m3/h (Vnom = 550 m3/h)
Ví dụ 1: LÝ TƯỞNG
– Nhiệt độ môi trường: 25oC (Điều này xảy ra tại Việt Nam khi thời tiết vào mùa thu, đông)
– Nhiệt độ khí đầu vào: 35oC (xảy ra khi khí nén sau máy nén khí đi qua bộ làm mát khí nén bằng nước hoặc khí)
Thiết bị làm mát khí nén bằng nước tuần hoàn của nhà máy
– Điểm sương yêu cầu: +3oC
– Áp suất làm việc: 7 bar
>>> Vcorr = Vnom : ( 1x1x1x1) = Vnom = 550 m3/h
Ví dụ 2: THỰC TẾ
– Nhiệt độ môi trường: 35oC (vào mùa hè có thể còn cao hơn)
– Nhiệt độ khí đầu vào: 50oC (sau máy nén khí hầu như không có một thiết bị làm mát khí nén nào)
– Điểm sương yêu cầu: +3oC
– Áp suất làm việc: 7 bar
>>> Vcorr = Vnom : (0,94×0,58x1x1) = 1,009 m3/h
Quý khách có thấy đây là 1 con số hoàn toàn khác biệt như những gì chúng ta nghĩ, nó cũng giải thích vì sao máy sấy khí hiện tại của Quý khách hàng cho dù có bảo trì thường xuyên thì dewpoint vẫn cao, khí nén vẫn nhiều nước, đó là do máy sấy khí đang bị thiếu tải nghiêm trọng!
Gợi ý để khí nén có ít nước hơn:
– Giảm nhiệt đô khí đầu vào máy sấy khí bằng cách bố trí lắp bình tích ngay phía sau máy nén khí và trước máy sấy khí, đồng thời lắp bộ làm mát khí nén phía sau đầu ra máy nén khí.
– Chọn máy sấy khí có lưu lượng theo tính toán để đảm bảo dewpoint luôn đạt yêu cầu.
Nếu Quý khách cần kiểm tra kỹ hơn, công ty chúng tôi có hỗ trợ đo kiểm tra điểm sương (dewpoint) miễn phí, sau khi đo sẽ có báo cáo chi tiết đánh giá chất lượng và tư vấn dành cho Quý khách hàng.
Vui lòng liên hệ để có thêm thông tin chi tiết:
Công ty TNHH FIL Việt Nam
Địa chỉ: số 43-Z5, TTTM Leparc, Gamuda City, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội.
MST: 0106691452
Email: info@fil.com.vn/ hien.le@fil.com.vn
Tel: 024 6294 1166
Hotline: 0977 749 294