Nên mua máy lọc không khí nào trong phòng ngủ gia đình?

Ngày đăng: 01/08/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 3345 lượt
Đánh giá:

Thời tiết hiện nay khá nắng nóng và không khí cũng chứa nhiều khói bụi. Vì vậy việc lựa chọn máy lọc không khí cho phòng ngủ và các không gian khác trong nhà là rất cần thiết. Tuy nhiên nên mua máy lọc không khí nào tốt và đảm bảo an toàn là một câu hỏi của nhiều khách hàng. Hãy cùng FIL Vietnam tìm câu trả lời nhé.

1. Lắp đặt máy lọc không khí có tác dụng gì?

Tác dụng của máy lọc không khí rất nhiều. Dựa vào các tác dụng này chúng ta có thể quyết định được nên mua loại máy lọc không khí nào.

Tác dụng của máy lọc không khí
Tác dụng của máy lọc không khí

1.1. Lọc sạch 99.9 % bụi trong không khí

Các dòng máy được trang bị từ 4 – 5 lớp màng lọc bụi khác nhau. Trong đó lớp màng bọc Hepa giúp giữ lại 99.9 % các hạt bụi mịn kích thước siêu nhỏ (0.3 micromet) trong không khí. Từ đó mang đến các luồng khí trong lành cho cả gia đình bạn.

Hiện nay có nhiều dòng máy lọc không khí tốt có lớp  màng lọc Hepa như: LG Puricare, Hitachi, Sharp, Coway, Boneco… 

1.2. Diệt khuẩn, nấm mốc, virus

Máy lọc sử dụng công nghệ Plasmacluster ion. Vì thế có khả năng tạo ra các ion mang điện tích. Từ đó các ion sẽ tác động trực tiếp vào cấu trúc protein của nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc. Giúp phá vỡ cấu trúc phân tử, ngăn chặn và hạn chế sự sinh sôi phát triển của chúng. Từ đó giảm các tác nhân gây ra dị ứng. Hơn nữa các loại máy lọc không khí có thể diệt đến hơn 99% các loại virus cảm cúm ở người.

1.3. Khử mùi hôi, mùi khói thuốc lá và đồ ăn

Các mùi hôi trong không khí, mùi đồ ăn hay mùi khói thuốc là tác nhân gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khi sử dụng máy lọc không khí, tất cả các vấn đề này sẽ được giải quyết dễ dàng.

Nhờ lớp màng lọc than hoạt tính, tất cả các mùi hôi sẽ bị giữ lại. Hơn nữa máy còn phát ra ion giúp khử sạch mùi cho căn phòng. Ngoài ra, các dòng máy lọc không khí cao cấp còn có thể khử các loại khí độc, mùi hóa chất mang lại không khí thông thoáng cho ngôi nhà.

1.4. Máy lọc không khí tạo ẩm, làm đẹp da

Hầu hết các loại máy lọc không khí đều được tích hợp tính năng tự động tạo ẩm thông qua bộ lọc ẩm. Từ đó tạo ra các hơi nước siêu nhỏ làm tăng độ ẩm trong phòng. Bằng cách bay hơi tự nhiên và hệ thống quạt phủ ion bạc kháng khuẩn, máy lọc không khí sẽ giúp phòng ngừa các bệnh về hô hấp. Hơn nữa, da cũng sẽ ẩm mịn và cổ họng sẽ không bị khô vì mất nước.

1.5. Bắt muỗi

Bằng các áp dụng ánh sáng UV, một số máy lọc không khí có thể dẫn dụ muỗi rồi tiêu diệt chúng. Từ đó giải quyết được tình trạng muỗi ngày càng gia tăng tại các quốc gia nóng ẩm, mưa nhiều như Việt Nam.

Ngoài ra, có nhiều loại máy lọc không khí cũng giúp loại bỏ tĩnh điện và tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho gia đình.

2. Nguyên lý hoạt động máy lọc không khí

Máy lọc không khí thường sẽ hoạt động dựa trên một trong hai nguyên lí sau:

  • Nguyên lý lọc không khí thụ động: Đây là phương pháp dùng bộ lọc để làm sạch không khí. Khi không khí bên ngoài được hút vào, chúng sẽ được đưa qua bộ lọc để làm sạch. Sau đó không khí sạch sẽ được đưa ra lại ngoài không khí.
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động
  • Nguyên lý lọc không khí chủ động: Đây là phương pháp để lọc không khí mà không dùng bộ lọc. Máy lọc sẽ áp dụng các công nghệ như công nghệ ozone, công công nghệ UV, công nghệ ion. Cụ thể như công nghệ Plasmacluster ion. Công nghệ này có khả năng diệt khuẩn, nấm mốc và virus theo nguyên lý hoạt động của ion vô cùng hiệu quả. 

3. Cách chọn máy lọc không khí phòng ngủ

Khi chọn mua máy lọc không khí cho phòng ngủ, chúng ta cần lưu ý một số tiêu chí sau:

  • Chọn các dòng máy lọc không khí sử dụng nguyên lý lọc không khí chủ động sẽ tốt hơn. Các dòng máy này sẽ được tích hợp các công nghệ lọc mới nhất. Cụ thể như: công nghệ Hepa, công nghệ Ozone, công nghệ than hoạt tính, công nghệ Ion.
  • Lựa chọn theo công suất của máy cũng giúp tối ưu hiệu suất sử dụng. Và cũng sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm một lượng điện năng khá lớn. Bạn cũng cần lưu ý đến diện tích của phòng ngủ để chọn được máy lọc không khí phù hợp.
  • Chỉ nên mua máy lọc không khí nào mà gia đình bạn cần. Hiện nay có khá nhiều dòng máy tích hợp nhiều tính năng mà có thể bạn không cần dùng đến. Nếu gia đình bạn chỉ dị ứng với lông thú cưng hoặc phấn hoa thì bạn chỉ cần chọn các loại máy lọc có bộ lọc ion hoặc Hepa là đủ. Còn nếu gia đình bạn không gặp các vấn đề về mùi thì không cần mua loại máy lọc bằng đèn UV vì sẽ gây lãng phí.
  • Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến ngân sách gia đình. Và chọn các thương hiệu máy lọc uy tín để được bảo đảm chất lượng và bảo hành cho sản phẩm.

4. Nên mua máy lọc không khí loại nào tốt cho phòng ngủ?

Hiện nay có rất nhiều hãng máy lọc không khí nổi tiếng trên thị trường. Tuy nhiên, 3 dòng máy lọc không khí trong phòng ngủ không thể không nhắc đến chính là : LG Puricare, Coway và Hitachi.

4.1. Dòng máy lọc không khí LG Puricare

Máy lọc không khí LG Puricare
Máy lọc không khí LG Puricare

Trên thế giới hiện nay, LG Puricare là dòng máy lọc không khí duy nhất lọc được bụi siêu mịn PM1.0 (kích thước nhỏ bằng 1/5 hạt bụi PM2.5). Hơn nữa máy lọc còn có thể khử đồng thời các loại khí độc. Cụ thể như: khí NO2, SO2, NH3, CH3CHO, CH₃COOH, C7H8, CH2O, mùi ẩm mốc, vật nuôi,…

Hơn nữa, dòng máy lọc này còn tích hợp cả tính năng phát ion âm. Điều này giúp ức chế các mùi hôi và tiêu diệt virus, vi khuẩn. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn nên mua máy lọc không khí nào thì hãy tham khảo ngay LD Puricare.

4.2. Dòng máy lọc không khí Coway

Máy lọc không khí Coway

Coway là một thương hiệu máy lọc không khí cao cấp Hàn Quốc. Sản phẩm sở hữu hệ thống màng lọc từ 3 – 5 lớp riêng biệt tùy loại. Coway lọc sạch 99.9% hạt bụi siêu mịn PM2.5, virus cúm và các mùi hôi. Chỉ trong 6 – 10 phút máy đã lọc không khí xong, trả lại không gian thoáng mát cho cả gia đình bạn. Đây là dòng máy lọc không khí được nhiều người nội trợ tin dùng.

4.3. Dòng máy lọc không khí Hitachi

Máy lọc không khí Hitachi

Hitachi là một thương hiệu máy lọc hàng đầu Nhật Bản. Bộ màng lọc bụi trong máy rất dày với nhiều lớp lọc không khí chuyên dụng. Bộ màng lọc có độ bền từ 2 – 10 năm nên đạt tiêu chuẩn H13 cao nhất thế giới.

Hơn nữa, máy lọc cũng có tính năng tạo ẩm tự nhiên nên rất phù hợp với điều kiện không khí của nước ta. Cảm biến về độ ẩm cực nhạy, cánh quạt gió được phủ lớp ion kháng khuẩn giúp kiểm soát độ ẩm ở trong phòng. Máy lọc Hitachi là dòng sản phẩm hướng tới việc cải thiện một cách tốt nhất chất lượng cuộc sống cho khách hàng.

5. Các lưu ý khi sử dụng máy lọc không khí trong phòng ngủ

Khi sử dụng máy lọc không khí trong phòng ngủ, chúng ta cần lưu ý:

  • Bạn nên cài đặt máy ở chế độ ngủ (yên lặng) trong khi ngủ để không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn. Không nên bật chế độ lọc bụi mạnh bởi trong chế độ này máy sẽ gây ồn đáng kể. 
  • Nên đặt máy lọc trên sàn để giúp máy hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Không được đặt máy lọc ở các bề mặt gồ ghề.
  • Trong quá trình sử dụng máy lọc, bạn cần tránh chặn nơi cổng hút/thổi của máy. Nếu chặn lại sẽ làm nóng động cơ. Từ đó dẫn đến giảm độ bền bị và nguy cơ cháy nổ rất cao.
  • Khi di chuyển máy lọc từ nơi này sang nơi khác, cần phải đảm bảo tắt máy và máy đã ngừng hoạt động hẳn. Các bộ phận của máy như khay tạo ẩm và dây điện cũng đã rút khỏi máy. Sau đó thì di chuyển cẩn thận bằng 2 tay. Tốt nhất nên có 2 người cùng di chuyển.

Tạm kết

Có rất nhiều dòng máy lọc không khí hiện đại. Tuy nhiên nên mua máy lọc không khí nào còn phụ thuộc vào nhu cầu và không gian phòng ngủ của từng gia đình. Nếu bạn cần review máy lọc không khí hoặc có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Fil Việt Nam. Hotline: +84 24 6294 1166.

Máy Mài Khí Nén | Tổng Hợp Những Thông Tin Hữu Ích Cần Biết

Ngày đăng: 22/07/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 4562 lượt
Đánh giá:

Máy mài là dụng cụ không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Để đáp ứng nhu cầu và mục đích sử dụng của người dùng, người ta thiết kế rất nhiều loại máy đa dạng. Trong đó phải nhắc đến máy mài khí nén. Vậy loại này có những ưu điểm gì đặc biệt? Hãy cùng xem thông tin ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm máy mài khí nén

Máy mài khí nén (máy mài hơi) là công cụ được sử dụng trong gia công, chế tác bề mặt vật liệu kim loại, gỗ, đá. Dùng để mài các chi tiết, làm nhẵn các cạnh sắc, các mối hàn ở những vị trí khác nhau.

Máy mài này dùng hệ thống khí nén kết hợp máy hơi có công suất tối thiểu từ 1Hp – 2Hp thì mới có thể hoạt động hoàn chỉnh được.

2. Máy mài có cấu tạo như thế nào?

Cấu tạo của máy mài bao gồm những thành phần sau:

– Bộ phận nút nguồn: đây là bộ phận rất quan trọng của máy mài. Có hai dạng thông thường: dạng trượt đẩy và dạng nút bấm.

– Bộ phận chổi than của máy: bộ phận này hỗ trợ mô tơ làm việc hiệu quả và nằm bên ngoài mô. Người dùng nên kiểm tra chổi than khi đã sử dụng một thời gian dài hoặc lâu không sử dụng. Cách để thay chổi than cho máy mài mini cầm tay đó là tháo hai con ốc bên thân máy và lắp chổi than mới vào.

– Bộ phận vành bảo vệ: nó giúp cho người dùng tránh được những mảnh vỡ và bụi bắn khi mài. Bộ phận này có thể xoay chuyển nên giúp cho người dùng sử dụng an toàn và dễ dàng hơn.

– Một số bộ phận khác:

+ Cờ lê dùng để cố định hướng mài.

+ Nút khóa trục có công dụng khóa các phụ kiện thật chặt sau khi gắn máy mài.

cau tao cua may mai

3. Một số loại máy mài thường dùng

Tùy vào nhu cầu của người sử dụng, người ta thiết kế ra các loại máy mài dưới đây:

3.1. Máy mài góc

Máy mài góc có thiết kế nhỏ gọn dạng cầm tay và kèm theo tay nắm giúp cho người dùng làm việc một cách chính xác hơn. 

– Ưu điểm của máy mài góc:  

+ Đánh bóng được nhiều bề mặt vật liệu.

 + Cắt đá, kim loại dễ dàng.

+  Trọng lượng của máy nhẹ và thi công được ở các góc hẹp.

+  Tiếng ồn cũng như độ rung của máy thấp.

– Nhược điểm: Một số máy sử dụng pin mang lại hiệu suất thấp, tốc độ làm việc chậm và tốn thêm chi phí thay pin.

3.2. Máy mài khuôn

Dòng máy này nhỏ gọn hơn so với máy mài góc. Thông thường ống kẹp được sử dụng từ 6-8mm. Có nhiều kiểu đầu khuôn thay đổi để phù hợp với các chi tiết gia công.

– Ưu điểm: 

+ Dùng để mài các chi tiết có góc cạnh và các vị trí khó tiếp cận.

 + Có thể dùng máy mài khuôn bằng 1 tay, thuận tiện di chuyển.

 + Nhờ thiết kế nhỏ gọn nên không gây mỏi tay khi sử dụng lâu dài.

– Nhược điểm:

Nếu bạn muốn mài mịn bề mặt thì không nên sử dụng máy mài khuôn. Bởi mũi mài của khuôn rất bé so với vùng tiếp cận.

máy mài khuôn

3.3. Máy mài hai đá

So với máy mài cầm tay mini thì dòng máy này được để trên bàn. Người ta thiết kế với hai đá mài ( đá mài mịn, đá mài thô) hoạt động nhờ moto điện. 

– Ưu điểm: 

+ Dùng để mài các vật liệu cứng như sắt, gỗ, đá,…

+ Hoạt động với công suất cao và khả năng chịu nhiệt độ rất tốt.

+ Có chân đế cố định máy mài được chắc chắn.

+ Có phần giá đỡ để người dùng thoải mái, không bị mỏi tay khi làm việc.

 – Nhược điểm: Máy mài có thể gây ra nhiều bụi trong quá trình làm việc. Tuy máy có công suất lớn nhưng lại gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì thế, người dùng phải trang bị những kiến thức để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

4. Cách sử dụng máy mài như thế nào?

– Tùy vào công việc mà người dùng sẽ có cách sử dụng máy mài khác nhau. Thông thường cách dùng máy mài cầm tay cơ bản như sau:

+ Nếu bạn dùng với mục đích cắt: Bạn hãy đặt máy vuông góc với mặt cần cắt. Sau đó bắt đầu cắt theo hướng từ bên ngoài vào trong.

+Với mục đích là mài: bạn cần đặt máy theo góc nghiêng khoảng 30 độ so với mặt phẳng mài.

+ Trước khi sử dụng, bạn nhớ kiểm tra nguồn điện, lưỡi mài và vị trí đặt máy,…

– Sau đây sẽ hướng dẫn thao tác sử dụng máy:

+ Đầu tiên bạn cần cắm điện.

+ Bật công tắc đến vị trí On.

+ Vận hành máy mài theo nhu cầu công việc như: cắt, mài hoặc đánh bóng.

+ Khi ngưng sử dụng, bạn bấm công tắc trở về vị trí Off ban đầu.

5. Tại sao nên sử dụng máy mài khí nén thay vì máy mài điện?

Có hai dạng máy mài được sử dụng phổ biến trên thị trường đó là: máy mài khí nén và máy mài sử dụng điện. Tuy nhiên, nhiều người đã lựa chọn tin dùng máy mài khí nén bởi thiết kế nhỏ gọn. Khi đó, người dùng sẽ linh hoạt và thoải mái hơn khi sử dụng.

5.1. Máy mài khí nén an toàn cho người dùng 

Chúng ta thường sử dụng máy mài ở những nơi có độ ẩm cao, các vật liệu và dung môi dễ cháy, dễ bắt nhiệt. Nếu sử dụng máy mài điện sẽ gây nguy hiểm cho con người khi chẳng may dây điện hở. Chính vì vậy, máy mài bằng khí nén không gây ra tia lửa điện ở chổi than sẽ là lựa chọn tốt dành cho bạn.

5.2. Tỉ lệ khối lượng với công suất nhỏ

Trên cùng một khối lượng thì máy mài hơi có công suất cao hơn máy mài điện.  Ngược lại, cùng một công suất thì máy mài hơi chỉ bằng ½ máy mi dùng điện. Khi truyền 1Hp từ hệ thống khí nén đến máy mài hơi thì sinh ra đúng 1 Hp tại trục của máy mài chạy bằng khí nén.

may-mai-khi-nen-va-may-mai-dien

5.3. Tốc độ quay cao

– So với máy mài sử dụng điện thì máy mài hơi có tốc độ quay cao hơn rất nhiều. Nếu mọi người muốn tốc độ làm việc nhanh và an toàn hơn thì nên mua ngay công cụ này nhé! 

– Việc sử dụng máy mài hơi cầm tay sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức làm việc. Ngoài ra, máy mài khí nén này cũng cho ra sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, không bị hư hỏng so với những dụng cụ mài khác.

5.4. Giá thành phù hợp với chất lượng

Xét về giá cả, máy mài dùng điện rẻ hơn so với máy mài hơi bởi có ít chi tiết cấu thành. Tuy nhiên, máy mài khí nén cần rất nhiều chi tiết từ nhỏ đến lớn, phải có độ chính xác cao. Nhưng xét về thời gian, máy mài hơi sẽ lâu dài và bền hơn. Đặc biệt là các linh kiện trong máy cũng dễ dàng thay thế.

6. Ứng dụng của máy mài khí nén cầm tay

Máy mài khí nén cầm tay được ứng dụng vào những việc như: mài, cắt và đánh bóng nhiều vật liệu. Dụng cụ này hoạt động giống như một thiết bị cơ khí chuyên dụng.

Ngoài ra, máy mài này còn ứng dụng trong gia đình. Bạn có thể cắt gạch, mài bóng vật liệu để trang trí nội thất, nhà cửa hoặc sửa chữa đồ đạc. Dễ dàng thay đĩa mài cho từng nhiệm vụ khác nhau.

7. Các dòng máy mài khí nén chất lượng?

Hiện nay, có rất nhiều nhà phân phối cung cấp các loại máy mài khí nén khác nhau. Bao gồm các chủng loại, đa dạng về mẫu mã, kích thước cũng như màu sắc để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Đối với những thiết bị kỹ thuật thì độ bền chính là yếu tố quan trọng. Trên thị trường cho ra mắt rất nhiều dòng máy Rongpeng, Kawasaki, Macoh, NKS,… những hãng máy này rất nổi tiếng và uy tín về chất lượng. Bạn có thể tham khảo và chọn cho mình loại máy mài ứng ý nhất.

Những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ về máy mài khí nén. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể liên hệ qua email info@fil.com.vn hoặc SĐT: 024.6294.1166.

Dầu máy nén khí trục vít tốt nhất năm 2021|Ưu điểm và cách để chọn mua

Ngày đăng: 22/07/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 4135 lượt
Đánh giá:

Dầu máy là một trong những chất bôi trơn không thể thiếu được cho sự hoạt động của máy nén khí trục vít hiện nay. Bạn đang muốn thay dầu máy khí nén nhưng chưa biết nên làm thế nào? Bài viết hôm nay sẽ phân tích về các ưu điểm và cách để chọn mua dầu máy nén khí trục vít tốt nhất nhé.

Dầu máy nén khí trục vít

1. Tổng quan

Dầu máy mang đến rất nhiều công dụng cho các loại máy nén khí. Đầu tiên hãy tìm hiểu tổng quan về máy nén trục vítdầu máy nén trục vít nhé. 

1.1. Máy nén khí trục vít ?

Máy nén khí trục vít là một dòng máy nén thể tích. Máy nén khí trục vít được cấu tạo theo nguyên lý ăn khớp giữa nhiều trục vít với nhau. Hoặc thông qua 1 cặp hay vài cặp bánh răng khớp nhau. Vì vậy máy nén trục vít có khả năng làm việc với số vòng quay cao. 

Ngoài ra, máy nén trục vít cũng có dao động về lưu lượng rất thấp. Các loại máy nén khí trục vít hoàn toàn được cân bằng. Chúng không cần phải có thêm loại đế đặc biệt nào. Máy nén khí trục vít hiện nay có 2 loại cơ bản. Loại đầu tiên là máy nén khí trục vít không dầu (oil free). Loại còn lại là máy nén khí trục vít có dầu (oil flood).

1.2. Khái niệm dầu máy nén khí trục vít là gì?

Đây là một loại dầu nhớt được pha chế từ dầu gốc tinh khiết chất lượng cao kết hợp hệ phụ gia. Dầu giúp bôi trơn, bảo vệ và chống mài mòn máy. Từ đó giúp duy trì hiệu suất hoạt động, tăng tuổi thọ cho máy nén khí. Loại này chuyên dùng cho các máy nén khí trục vít.

2. Ưu điểm của dầu máy nén khí trục vít

Dầu máy nén khí trục vít có khá nhiều ưu điểm. Cụ thể:

  • Đây là sản phẩm dầu máy có chất lượng cao. Thường được dùng để làm mát, bôi trơn máy. Hơn nữa dầu còn giúp giảm lực ma sát cho vòng bi với các khớp trong các bộ phận của máy nén khí. Từ đó máy nén khí sẽ hoạt động hiệu quả và trơn tru hơn. Ngoài ra, nhờ khả năng làm mát, dầu máy còn giúp giảm nhiệt độ khá hiệu quả. các khuỷu khớp của máy nén khí cũng hoạt động ổn định hơn.
  • Ngày nay với sự phát triển của thị trường, nhiều loại dầu máy nén khí có thể đạt chu kỳ bảo dưỡng đến tối đa 6000h (nhiệt độ xả 100 độ C). Từ đó hạn chế sự hình thành cặn carbon và ngăn sự phân hủy do nhiệt độ quá cao. Nhờ vậy giúp hạn chế sự mài mòn và kéo dài tuổi thọ cho nhiều chi tiết ổ trục/ bánh răng.
  • Dầu máy giúp thoát khí rất nhanh. Giúp máy nén khí vận hành êm ái không gặp sự cố. Bên cạnh đó cũng giúp đảm bảo khả năng nén khí một cách liên tục của thiết bị.
  • Ngoài ra, nhờ tính năng tách nước tốt, dầu máy khí nén giúp cho hơi nước ngưng tụ nhanh chóng tách khỏi dầu. Từ đó giảm nguy cơ tạo nhũ tương gây tắc nghẽn bộ tách dầu. Giúp đảm bảo máy nén khí trục vít  hoạt động tốt ngay cả trong trong môi trường ẩm ướt.

3. Cách chọn dầu máy nén khí trục vít chất lượng

Việc lựa chọn dầu máy phù hợp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. 

3.1. Cách chọn mua

Khi chọn mua dầu máy nén khí trục vít cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Hãy chọn mua các loại sản phẩm dầu máy có bao bì đóng gói kỹ càng. Hãy đặc biệt chú ý tới thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ, dung tích/ loại sản phẩm, độ nhớt, ngày sản xuất, tem mác, … 
  • Hơn nữa, hãy kiểm tra các chỉ số độ nhớt và chỉ số chống ăn mòn/ gỉ sét, chỉ số oxy hóa, khả năng tạo bọt,  bay hơi, đóng cặn, khả năng tản nhiệt và làm mát. 
  • Đối với máy nén khí trục vít loại khô cần dùng dầu bôi trơn chứa gốc khoáng ISO VG (32, 46, 68). Còn với loại máy nén khí trục vít ngập dầu thì có thể chọn cấp độ nhớt ISO VG 32/ 46/68 (gốc khoáng hoặc tổng hợp tùy vào hoạt động của máy nén).

3.2. Một số lưu ý

  • Trước khi quyết định thay dầu máy, hãy kiểm tra sơ qua phần nhớt cũ. Nếu nhớt vẫn còn màu vàng nhạt, loang to dần ra thì dầu vẫn còn dùng được. Còn  nếu nhớt màu xám đen, dễ loang ra nhanh dầu đã cũ. Bạn cần thay mới. 
  • Khi nhúng thử que thăm xuống máy mà que vẫn không ướt thì cũng nên thêm dầu mới. Khi thay cần lưu ý chọn loại dầu phù hợp với máy để giúp máy hoạt động êm và hiệu quả nhất.
  • Khi thay dầu cần xả hết dầu có trong bộ lọc dầu, bồn tách dầu khí, đường ống, bộ làm lạnh dầu, thân máy.

Thời gian lần đầu thay dầu máy là khoảng 500 – 600 giờ. Lần thay tiếp theo sẽ đạt khoảng 1000 giờ. Sau đó thì cứ 2000 giờ thì phải thay dầu cho máy nén.

4. Nên dùng loại dầu máy nén khí trục vít nào?

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại dầu máy. Mỗi loại sẽ có mỗi ưu, nhược điểm khác nhau. Các loại nhớt máy nén khí trục vít tốt nhất hiện nay gồm dầu máy nén khí Shell và Castrol Aircol MR 32.

4.1. Dầu máy Shell Corena S3 R68

Shell là một tập đoàn dầu khí liên doanh giữa Anh và Hà Lan thành lập năm 1907. Với bề dày lịch sử hơn trăm năm, các dòng sản phẩm dầu nhớt của Shell luôn được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Dầu Shell là loại dầu máy nén khí giá rẻ khác hoàn toàn với dầu máy nén khí piston. Dầu Shell Corena S3 R68 là dòng dầu máy có gốc khoáng cao cấp. Chỉ số độ nhớt là VG 68. Hệ phụ gia cao cấp giúp duy trì hoạt động máy ổn định. Hơn nữa còn giúp bảo vệ các dòng máy nén khí trục vít có tốc độ vòng quay cao từ 300 vòng/phút.

Loại dầu này có chỉ số độ nhớt cao, điểm đông đặc lớn cùng với độ ổn định nhiệt tốt. Nhờ vậy nên đáp ứng được ngay cả trong điều kiện nhiệt độ khó khăn nhất.

Thông số kỹ thuật:

Điểm chớp nháy V.O.:230 độ C

Điểm sôi ban đầu: >280 độ C

Tỷ trọng ở 15 độ C: khoảng 868 kg/m3

Độ nhớt ở 40 độ C: 68mm2/s

Nhiệt độ tự bốc cháy: khoảng 320 độ C

Điểm đông đặc: -30 độ C

4.2. Dầu máy Castrol Aircol MR 32

Castrol cũng là một trong số các thương hiệu nổi tiếng nhất hiện nay. Castrol là nhà sản xuất dầu máy tại Anh. Dầu Castrol Aircol MR 32 có nhiều ưu điểm về tạo độ bền cho máy cũng như cho dầu.

Loại dầu máy này được sản xuất với công nghệ cao có thể thích hợp với các dòng máy khắt khe nhất. Chỉ số độ nhớt ISO VG 32 cùng với hệ phụ gia cao cấp giúp bảo vệ, bôi trơn, làm mát máy, chống oxy hóa tốt.

Thông số kỹ thuật:

Điểm chớp nháy V.O.:264 độ C

Tỷ trọng ở 15 độ C: 830kg/m3

Điểm đông đặc: -54 độ C

Độ nhớt ở 40 độ C: 32mm2/s

Chỉ số độ nhớt: 137

Ngoài hai loại dầu máy trên, bạn cũng có thể tham khảo các dòng có chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu hay tiêu chuẩn khắt khe của nhiều hãng máy nén khí trục vít như Pegasus, Fusheng, Hitachi,…

5. Nên mua dầu máy khí nén trục vít ở đâu?

Máy nén khí trục vít được vận hành theo hai cơ chế ép khí trên hai rãnh xoắn. Hai rãnh xoắn này sẽ thay phiên nhau hoạt động giúp thực hiện việc đưa dầu nhớt vào trong thiết bị cần được bôi trơn. Vì vậy việc thay dầu máy là rất quan trọng. 

Hãy chọn mua dầu máy khí nén trục vít tại các cơ sở, cửa hàng phân phối uy tín, chất lượng. Tránh tình trạng mua dầu máy giá rẻ kém chất lượng. Việc sử dụng dầu máy không đạt chuẩn sẽ làm máy hoạt động kém hơn và không đạt hiệu suất. Thậm chí còn khiến máy nhanh hỏng hơn.

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về dầu máy nén khí trục vít. Loại dầu chuyên dụng này đóng vai trò khá quan trọng đối với ngành công nghiệp khí nén. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay qua hotline: +84 24 6294 1166 để được hỗ trợ.

Máy lọc không khí nào tốt nhất 2021-Công dụng của máy lọc không khí ?

Ngày đăng: 22/07/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 3293 lượt
Đánh giá:

Trái đất ngày càng nóng lên do không khí ngày càng bị ô nhiễm. Nhiều gia đình đã bắt đầu trang bị các thiết bị, máy lọc để không khí trong lành hơn. Tuy nhiên loại máy lọc không khí nào tốt? Nên mua máy lọc không khí nào? vẫn là câu hỏi của nhiều người. Hôm nay hãy cùng FIL review máy lọc không khí nhé.

1. Máy lọc không khí là gì?

Máy lọc không khí là thiết bị giúp lọc sạch bụi bẩn có trong không khí. Thông qua hệ thống màng lọc tiêu chuẩn (nhờ công nghệ tạo ion), các tác nhân gây ra mùi hôi, dị ứng, nấm mốc sẽ bị loại bỏ. Từ đó giúp mang lại bầu không khí trong lành, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình bạn.

2. Công dụng của máy lọc không khí

Thông qua việc các chất bẩn có trong không khí được giữ và khóa chặt trong hệ thống màng lọc, không khí sạch được đưa ra ngoài theo chiều của cửa thả gió. Việc sở hữu máy lọc không khí mang đến rất nhiều công dụng cho không gian sử dụng.

Công dụng của Máy lọc không khí
Công dụng của Máy lọc không khí

2.1. Tiêu diệt virus, vi khuẩn đến 99%

Nhờ được trang bị công nghệ ion âm Plasmacluster, máy lọc có thể tiêu diệt đến 99.9 % virus H5N1 có trong không khí. Thông qua việc phát ra các ion âm tác động vào cấu trúc protein của các loại virus, vi khuẩn, máy lọc có thể phá vỡ, ngăn chặn sự sinh sôi của chúng khá dễ dàng.

2.2. Máy lọc không khí tạo ẩm

Nhiều người không thể xác định được loại máy lọc không khí nào tốt, bởi họ chưa phát hiện ra được các công dụng tuyệt vời của loại máy này. Tạo ẩm là một trong những tiêu chí để đánh giá việc máy lọc không khí nào tốt

Máy lọc không khí bù ẩm hay tạo ẩm tốt. Hơn nữa máy còn bắt muỗi khá hiệu quả mà lại không hề gây ảnh hưởng đến các thiết bị điện khác trong nhà. Một số loại máy lọc không khí có thể tạo ẩm tự động thông qua việc tạo ra hơi nước và bay hơi tự nhiên ra ngoài không khí. Điều này sẽ giúp độ ẩm trong các phòng luôn luôn duy trì ở mức tối ưu.

Hơn nữa, nhờ khả năng tạo ẩm bằng hơi tự nhiên, làn da hay cổ họng của người dùng cũng không bị khô. Từ đó cải thiện độ ẩm của da và phòng ngừa một số bệnh đường hô hấp.

2.3. Tiết kiệm điện năng

Khi mới mua máy lọc không khí, nhiều người còn lo lắng vì sợ máy tiêu thụ nhiều điện. Tuy nhiên thực tế cho thấy máy lọc ở chế độ tự động (Auto) chỉ tiêu thụ lượng điện năng xấp xỉ bằng với một bóng đèn sợi đốt. Vì thế việc sử dụng máy lọc máy lọc không khí cũng giúp tiết kiệm điện năng hơn máy lạnh. Nếu bạn dùng máy với công suất 50W trong vòng 24h liên tục thì cũng chỉ tiêu hao 1KW điện.

2.4. Loại bỏ bụi có kích thước nhỏ, phấn hoa, nấm mốc

Hầu hết các loại máy lọc trên thị trường hiện nay đều trang bị loại màng lọc HEPA. Màng lọc này thường là lớp màng lọc cuối cùng trong việc làm sạch không khí của máy. Màng lọc HEPA có khả năng giữ lại các loại hạt bụi, phấn hoa hay chất kích ứng với kích thước nhỏ đến 0.3 micromet. Ngay cả bụi mịn PM 2.5 cũng được giữ lại. PM 2.5 là một loại bụi rất có hại đến tim hay não người. Chúng thường xuất hiện trong khí thải công nghiệp hay khí thải của ô tô, xe máy,… 

2.5. Khử mùi thuốc lá, đồ ăn và giảm mùi hôi khó chịu

Khử mùi thuốc lá, đồ ăn và giảm mùi hôi khó chịu
Khử mùi thuốc lá, đồ ăn và giảm mùi hôi khó chịu

Loại máy lọc không khí nào tốt cũng được đánh giá thông qua khả năng khử mùi của máy. Với việc được trang bị màng lọc than hoạt tính, máy lọc có thể khử sạch mùi hôi của thuốc lá hay các loại khói bụi độc hại. Hơn nữa, máy lọc không khí còn giúp giảm mùi hôi phòng, mùi thức ăn, mùi hôi thông thường còn vương lại trong không khí khá hiệu quả. Giúp không khí trong lành và tạo cảm giác thông thoáng, dễ chịu.  

2.6. Giảm tĩnh điện

Độ tĩnh điện cũng là một yếu tố quyết định máy lọc không ý nào tốt. Độ ẩm trong không khí sẽ dễ khiến điện bị rò rỉ và gây ra tình trạng nhiễm điện. Tuy nhiên với các loại máy lọc không khí chất lượng tốt thì sẽ giúp giảm tĩnh điện nhanh chóng và an toàn.

3. Các loại máy lọc không khí

Thông thường khi phân loại máy loại không khí người ta thường dựa vào dện tích phòng. Có 2 loại phổ biến là máy lọc không khí phòng và máy lọc không khí trung tâm.

  • Máy lọc không khí phòng là được dùng để làm sạch không khí ở một khu vực riêng lẻ. Loại này thường chỉ được bật khi có người ở trong phòng. Mỗi máy lọc không khí phòng cũng được thiết kế riêng phù hợp với lưu lượng khí, công suất, kích thước, tốc độ lọc,… Loại máy lọc này lại được chia thành 3 loại nhỏ gồm máy lọc không khí cho ô tô, máy lọc không khí gia đình có diện tích 50 mét vuông/ phòng và máy lọc không khí công nghiệp (diện tích phòng tầm 50 – 100 mét vuông).
  • Máy lọc không khí trung tâm (toàn nhà): Loại này hoạt động liên tục và còn có hệ thống sưởi ấm, thông gió, điều hòa không khí (HVAC). Nhờ đó có thể làm sạch không khí cho toàn bộ căn nhà, công ty (diện tích rộng đến hàng nghìn mét vuông). Tuy nhiên, chi phí đầu tư loại máy lọc không khí này khá cao. Việc lắp đặt lúc đầu cũng tương đối phức tạp. Vì vậy nếu khách hàng có nhu cầu lắp đặt cần tìm đến cơ sở cung cấp uy tín và đội ngũ thợ lắp đặt giàu kinh nghiệm, lành nghề.

4. Nên mua máy lọc không khí loại nào?

Máy lọc không khí nào tốt?
Máy lọc không khí nào tốt?

Để quyết định nên mua máy lọc không khí hãng nào, chúng ta cần xem xét các tính năng, công dụng mà các loại máy lọc đó mang lại. Có 5 dòng phổ biến nhất với chất lượng cao và chế độ bảo hành sản phẩm tốt. Cụ thể:

Tên dòng máy lọc không khíXuất xứĐặc điểm, công dụng
PanasonicNhật Bản Có nhiều công nghệ tiên tiến (Econavi, NanoE, màng lọc Super Nano, cảm biến ánh sáng, cảm biến bụi, cảm biến mùi, đèn báo thay màng lọc, đèn báo bụi,…). Mang lại trải nghiệm tuyệt vời.
HitachiNhật BảnThiết kế hiện đại với nhiều màu sắc và phong cách. Áp dụng các công nghệ tiên tiến như tự vệ sinh bộ lọc, Inverter tiết kiệm điện,…
SharpNhật BảnÁp dụng công nghệ ion Plasmacluster hiện đại. Đa dạng công suất, mẫu mã, chức năng (tạo ẩm, hút ẩm, bắt muỗi). Giá cả phải chăng.
BonecoThụy SĩCung cấp đầy đủ 3 loại máy lọc không khí phòng với nhiều loại màng lọc. Máy lọc có cảm biến chất lượng không khí thông minh và vận hành êm ái.
CowayHàn QuốcThiết kế độc đáo, có màng lọc HEPA thảo dược độc quyền. Máy lọc còn có thông báo chất lượng không khí và vận hành êm ái.

5. Lưu ý khi mua máy lọc không khí?

Để chọn được máy lọc không khí nào tốt, chúng ta cần lưu ý:

  • Chọn dòng máy lọc khí phù hợp với diện tích phòng. Điều này giúp phù hợp với nhu cầu, không gây lãng phí và nâng cao chất lượng cuộc sống. 
  • Tham khảo các thông tin của máy để tính toán công suất điện tiêu thụ phù hợp trước khi mua máy lọc không khí trong phòng ngủ, phòng khách, hay công ty.

Ngoài ra, để nâng cao tuổi thọ của máy lọc không khí, chúng ta nên lắp đặt máy trong không gian kín, bằng phẳng, lưu thông khí tốt. Tránh các nơi ẩm thấp, nhiệt độ thay đổi thường xuyên. Việc vệ sinh máy lọc thường xuyên cũng giúp máy hoạt động tốt hơn.

6. Vệ sinh máy lọc không khí

Việc vệ sinh máy lọc sẽ giúp nâng cao tác dụng máy lọc không khí. Bản chất của máy lọc không khí chính là hút các bụi bẩn vào và giữ lại trong máy. Vì vậy các lớp lưới lọc trong máy luôn chứa rất nhiều bụi bẩn.

Tuy nhiên khi tiến hành vệ sinh lưới lọc cần phải rất cẩn thận. Nếu làm sai sẽ rất ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy. Vì vậy, bạn hãy hỏi nhân viên kỹ thuật hoặc nhân viên bán hàng thật kỹ về việc này. Tốt hơn hết bạn nên thuê thợ/ kỹ thuật viên hỗ trợ khi có nhu cầu vệ sinh máy lọc không khí. 

Sau đây là một số hướng dẫn vệ sinh máy lọc cơ bản:

Vệ sinh bằng khăn mềm
Vệ sinh bằng khăn mềm
  • Bạn có thể tự vệ sinh phần vỏ máy bằng việc dùng khăn mềm để lau sạch phía bên ngoài. Và lau kĩ chỗ 2 cổng không khí vào và ra.
Vệ sinh màng lọc
Vệ sinh màng lọc
  • Vệ sinh màng lọc: Hãy tháo nhẹ mặt nạ trước của máy. Rồi cẩn thận tháo các lớp màng lọc không khí ra để vệ sinh. Đối với màng lọc thô bạn có thể rửa bằng nước. Còn hệ thống màng lọc chính (hepa, than hoạt tính) thì phải vệ sinh khô bằng máy hút mùi hay máy hút bụi.

Tạm kết

Hiện nay có rất nhiều mẫu máy lọc khác nhau trên thị trường. Vì vậy để chọn được loại máy lọc không khí nào tốt chúng ta cần phải xem xét thật kỹ. Mong rằng các chia sẻ phía trên sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Fil Việt Nam. Hotline: +84 24 6294 1166 để được hỗ trợ nhé.

Tại sao chúng ta cần phải thay lọc nhớt cho ô tô và xe máy định kỳ?

Ngày đăng: 03/07/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 5279 lượt
Đánh giá:

Hiện nay, rất nhiều người sở hữu ô tô, xe máy. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến việc lọc nhớt cho xe trong quá trình sử dụng. Việc lọc nhớt định kỳ là một công việc khá đơn giản tuy nhiên lại có vai trò rất lớn quyết định khả năng vận hành và tuổi thọ của chiếc xe. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn lý do vì sao các nhà sản xuất khuyến cáo cần lọc nhớt định kỳ và bao lâu thì nên thay lọc nhớt cho xe.

1. Các tác hại khi không thay lọc nhớt cho ô tô, xe máy

Nếu trong quá trình sử dụng, bạn không chú ý đến vấn đề thay lọc nhớt thì rất có thể sẽ dẫn đến nhiều tác hại như:

  • Trong quá trình sử dụng xe, dầu nhớt sẽ dần bị biến chất do nhiệt (nhiệt phân, oxy hoá), tạp nhiễm (nhiên liệu, nước, bụi) và các phụ gia bị tiêu hao. Vì vậy sau một thời gian xe sẽ không còn được đảm bảo tính năng bôi trơn và bảo vệ. Điều này sẽ làm giảm ma sát ở 2 bề mặt động cơ của nhớt. Lúc này động cơ xe sẽ hoạt động khá nặng nề và phát ra những tiếng động mạnh trong suốt quá trình vận hành.
  • Các cặn bẩn và mạt sắt được giữ lại lơ lửng trong nhớt giúp tránh tiếp xúc trực tiếp với bề mặt kim loại để làm sạch động cơ. Tuy nhiên đến một thời điểm nhất định, khi số lượng cặn bẩn vượt quá giới hạn được cho phép thì chính chúng lại trở thành các hạt mài khiến mài mòn nhanh chóng động cơ.
  • Khi không thay lọc nhớt, động cơ xe sẽ bị nóng rất nhiều. Bởi vì khả năng làm mát của các chất phụ gia có trong thành phần của nhớt đã không còn nữa.
  • Dầu càng cũ càng dễ bị đốt cháy và tất nhiên sẽ phải sinh ra khí thải độc hại. Đây cũng là một trong số các nguyên nhân gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí và khiến Trái Đất nóng lên từng ngày.
Lọc nhớt cho xe
Lọc nhớt cho xe

2. Thay lọc nhớt định kỳ cho xe có tác dụng gì?

Lọc nhớt ôtô, xe máy là một phụ tùng nằm bên trong khoang xe có tác dụng lọc sạch các bụi bẩn, chất cặn thừa và mang lại độ trong cho nhớt của xe ô tô. Dầu nhớt đóng vai trò khá quan trọng trong các hoạt động của máy móc, động cơ và thiết bị. Vì thế, việc thường xuyên bảo dưỡng xe theo định kỳ là cách tốt nhất giúp tăng tuổi thọ của xe.

Bất cứ một loại phụ tùng nào trong động cơ xe cũng cần được bôi trơn bởi nhớt để có thể hoạt động bền hơn. Việc thay lọc nhớt ôtô, xe máy thường xuyên sẽ giúp đảm bảo quá trình vận hành xe trơn tru hơn.

Ngoài vai trò giúp bôi trơn động cơ và lọc sạch nhớt, hệ thống xe cũng được hỗ trợ làm mát, chống gỉ sét và loại bỏ tạp chất xung quanh đã bám vào các bộ phận bên trong máy. Vì thế, dù bạn có sử dụng xe thường xuyên hay không thì việc thay lọc nhớt vẫn luôn luôn cần thiết.

Thay lọc nhớt định kỳ cho xe có tác dụng gì?
Thay lọc nhớt định kỳ cho xe có tác dụng gì?

3. Bao lâu thì cần phải thay lọc nhớt ô tô, xe máy?

Thời gian định kỳ thay dầu nhớt thường được các nhà sản xuất máy móc khuyến cáo theo số Km đã đi và thời gian chạy máy (tuỳ theo giới hạn nào đến trước). Những điều này áp dụng đối với điều kiện bình thường và loại dầu đã được chỉ định. Tuy nhiên, khi xe hoạt động trong môi trường bất lợi hay điều kiện vận hành khắc nghiệt, dầu nhớt cần phải được thay sớm hơn định kỳ được hướng dẫn.

Bao lâu nên thay lọc nhớt?
Bao lâu nên thay lọc nhớt?

3.1. Đối với ô tô

Bao nhiêu km thay lọc nhớt ô tô? Thông thường một chiếc ô tô mới khi vận hành từ 3.000 đến 5.000 km hoặc được 3 tháng nên thay dầu nhớt 1 lần. Tuy vậy, với một số mẫu xe hạng sang được dùng dầu nhớt cao cấp, thời gian vận hành có thể lâu hơn và quãng đường đi cũng sẽ dài hơn.

Với những phụ tùng khác của ô tô, chúng ta thường thay thế phụ tùng mới khi chúng bị hỏng hóc hay hết hạn sử dụng. Đối với lọc nhớt ôtô thì yêu cầu được thay mới thường xuyên hơn. Khi thay dầu chúng ta nên thay cả lọc nhớt. Bởi vì khi lưu thông trong động cơ, dầu bắt buộc phải qua lọc nhớt. Tại đây lưới lọc sẽ giúp giữ lại những muội than làm mòn các chi tiết máy.

Nếu như thay lọc dầu ô tô ở mức 5.000 km xe vận hành thì cần thay nhớt 2 lần, và sau 2 lần thay nhớt xe, nên thay lọc nhớt mới một lần. Khi xe chạy đến 10.000km thì tài xế nên thay đồng thời cả dầu và lọc nhớt. Việc này giúp xe hoạt động được tốt hơn. Vì vậy các tài xế cần chú ý dành thời gian quan sát, kiểm tra xe để có những chuyến đi tốt nhất.

3.2. Đối với xe máy

Lọc nhớt xe máy là một bộ phận khá quan trọng của xe máy. Việc thay lọc nhớt cũng không quá khó khăn. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn sản phẩm tốt và chú ý thời gian nào cần phải lọc nhớt. Cũng như bạn cần quan sát những dấu hiệu của xe máy để thay nhớt đúng lúc, nhằm đảm bảo chiếc xe luôn vận hành tốt. Việc đến các xưởng gara uy tín giúp bạn kiểm tra lọc nhớt một cách chuẩn xác hơn.

Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất tại một số hãng xe, dầu nhớt nên được thay định kỳ từ 1300km-1600km để đạt được hiệu suất tốt nhất. Thay lọc nhớt xe máy khi xe đi khoảng 10.000km hay 6 tháng (tuỳ điều kiện nào đến trước). Nếu bạn kỹ tính hoặc xe chạy trong môi trường bất lợi, ô nhiễm thì có thể thay sớm hơn 6000 Km.

Hiện nay có khá nhiều loại dầu nhớt trên thị trường phù hợp với từng loại xe và từng giá thành. Fil Vietnam là một trong những đơn vị cung cấp phụ tùng ô tô chính hãng, uy tín. Bạn có thể chọn được loại nhớt tốt nhất, phù hợp với động cơ xe giúp phát huy tối đa chất lượng và công năng từ các chi tiết động cơ. 

4. Một số điều chủ xe cần lưu ý khi thay lọc nhớt

Lọc nhớt là thành phần đóng vai trò khá quan trọng trong việc duy trì độ bền của động cơ. Tuy nhiên khi thay lọc nhớt chủ xe cần chú ý một vài điểm sau:

4.1. Đối với ô tô

Cần chú ý mở nắp đầu dầu để không khí thông. Trước khi xả dầu, bạn nên kiểm tra kỹ vị trí ốc xả dầu động cơ và dầu hộp số, để tránh việc xả nhầm. Khi tháo ốc xả cũng nên kiểm tra long-đen, nếu bị toét thì cần phải thay mới ngay. Trong lúc đợi xả hết dầu, bạn cũng có thể tận dụng thời gian để kiểm tra bề mặt lốp ô tô và các ốc gầm xe.

Tùy thuộc vào loại xe, loại động cơ và quy định của nhà sản xuất mà dầu nhớt được phân loại theo chỉ số độ nhớt. Sau khi rót dầu vào động cơ, bạn cần kiểm tra mức dầu cùng với việc làm sạch nắp đầu dầu và xung quanh vị trí đổ dầu. Tránh trường hợp dầu tràn ra bên ngoài động cơ, dẫn đến nguy cơ cháy nổ. Ngoài ra cần tránh đổ thừa dầu máy để tránh tình trạng dầu sục lên buồng đốt trong khi động cơ hoạt động.

4.2. Đối với xe máy

Lưu ý khi thay - bảo dưỡng
Lưu ý khi thay – bảo dưỡng lọc gió xe ô tô

Đôi với xe máy, bạn cần tháo hết lớp nhớt cũ đi trước để đảm bảo không bị dính tạp chất gây ảnh hưởng tới động cơ. Bạn cũng có thể sử dụng vòi xịt mạnh để vệ sinh bên trong máy.

Mỗi dòng xe sẽ được các nhà sản xuất khuyến cáo để sử dụng sản phẩm dầu nhớt chuyên dụng riêng. Việc dùng nhớt phù hợp, rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ giúp xe hoạt động ổn định nhất, bôi trơn tốt, đảm bảo dầu nhớt chảy đều trong động cơ,… Fil Vietnam cung cấp một số sản phẩm chất lượng, chi phí phù hợp, phổ biến trên thị trường như Castrol, Shell, Total, Mobil,… 

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về việc lọc nhớt cho ô tô, xe máy. Nếu bạn cần hỗ trợ về nguyên vật liệu, lắp đặt, sửa chữa, thay thế vật liệu hay thay lọc nhớt xe thì nhớ liên hệ Fil Vietnam qua hotline: +84 24 6294 1166 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Thay lọc gió cho ô tô và xe máy cần phải chú ý những gì?

Ngày đăng: 03/07/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 2223 lượt
Đánh giá:

Khi di chuyển, trên đường có rất nhiều bụi bẩn. Vì thế lọc gió trong xe có tác dụng rất lớn giúp ngăn chặn bụi bẩn không khí lọt vào bên trong động cơ xe. Việc bụi bẩn quá nhiều sẽ gây tổn hại khá nghiêm trọng, hoặc thậm chí xuống cấp cho động cơ của xe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được khi nào thì cần thay lọc gió cho xe. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn khi nào thì nên thay lọc gió ô tô và xe máy cũng như cần chú ý điều gì khi đi thay lọc gió cho xe.

1. Khi nào cần thay lọc gió?

Lọc gió xe máy là một trong những bộ phận quan trọng ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động ổn định của ô tô, xe máy.  Biết cách chăm sóc và bảo dưỡng xe  cách đúng sẽ giúp xe tiết kiệm được nhiên liệu và tăng tuổi thọ của xe. Tuy nhiên, theo thời gian và quãng đường di chuyển, lọc gió bị  bám nhiều bụi. Từ đó xe bị nóng máy và tốn nhiều nhiên liệu hơn. 

Khi nào cần thay lọc gió?
Khi nào cần thay lọc gió?

1.1. Chúng ta cần phải thay lọc gió xe máy khi nào?

Lọc gió xe máy là một thành phần khá nhỏ trên xe nhưng nó cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành của xe. Theo các nhà chuyên gia, khi xe hoạt động trung bình từ 8.000km đến 12.000km thì nên thay lọc gió xe máy mới. Tuy nhiên, nếu bạn đi với tần suất cao trong môi trường nhiều bụi bẩn hoặc xe bị ngập nước thì bạn cần phải kiểm tra lọc gió xe máy định kỳ khoảng 2 tháng/ lần.

Hiện nay có 3 loại lọc gió xe máy  trên thị trường được sử dụng phổ biến:

Lọc gió xe máy bằng mút tẩm dầu được áp dụng trên một số dòng xe như Wave, Dream, Future, Sirius, Jupiter và hầu hết thuộc dòng xe Piaggio. Có thể vệ sinh lọc gió xe máy tạm thời bằng cách giặt bằng khăn hoặc là xịt khí nén. Tuy nhiên cần chú ý thay sớm nhất có thể.

Lọc gió xe máy bằng giấy khô có thể giúp vệ sinh bằng cách xịt sạch bằng khí nén sau mỗi 7.000 – 8.000km, có tuổi thọ cao. Sử dụng lọc gió này gồm có các xe Nouvo LX hay xe Cup.

Lọc gió xe máy loại giấy dầu được sử dụng phổ biến nhất. Loại này có khả năng lọc được những hạt bụi  thậm chí rất nhỏ và đảm bảo độ thông thoáng. Loại này không cần phải thay thế định kỳ.

Thay lọc gió xe máy
Thay lọc gió xe máy

1.2. Chúng ta cần phải thay lọc gió ô tô khi nào?

Trên ô tô, bộ lọc gió có tác dụng giúp lọc và ngăn ngừa bụi bẩn trong không khí vào hệ thống. Để xe luôn vận hành một cách ổn định, việc vệ sinh và thay thế các bộ lọc định kỳ là vô cùng cần thiết.

1.2.1. Thay lọc gió động cơ (Air Filter)

Lọc gió động cơ (Air filter) thường được đặt trong khoang động cơ dưới nắp capo. Bộ phận này đóng vai trò lọc bụi bẩn trong không khí trước khi không khí được đưa vào buồng đốt động cơ. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, hơi ẩm và bụi bẩn bám vào màng lọc và lấp đầy lỗ thông khí của bộ lọc. Nếu chúng ta không tiến hành vệ sinh, thay lọc gió sẽ gây cản trở lượng không khí vào động cơ, làm nóng máy, giảm công suất và còn gây muội than trong buồng đốt.

Theo hầu hết các nhà sản xuất khuyến cáo chúng ta nên vệ sinh lọc gió tầm 5.000 km/lần và thay mới sau mỗi 20.000 km. Tuy nhiên, cũng giống như xe máy, nếu ô tô chạy trong môi trường nhiều bụi bẩn và ô nhiễm thì cần phải vệ sinh thay lọc gió sớm hơn (khoảng 4.000 km/lần) và thay mới sau khoảng 15.000 km. 

Lọc gió động cơ (Air Filter)
Lọc gió động cơ (Air Filter)

1.2.2. Thay lọc gió điều hòa ôtô (Cabin Filter)

Lọc gió hệ thống điều hòa hay có thể gọi là lọc Cabin. Lọc gió hệ thống điều hòa có nhiệm vụ lọc không khí, ngăn cản bụi bẩn, dị vật từ bên ngoài vào trong xe. Đối với các xe sedan thì hệ thống điều hòa luôn được bật. Vì thế trong quá trình lấy gió ngoài, bụi bẩn sẽ bám vào màng lọc giúp giảm đi lượng không khí và gió lấy từ bên ngoài. 

Ngoài ra, bụi bẩn, tiếp xúc môi trường đỗ xe ở nơi ẩm thấp, nấm mốc hay xác chết côn trùng,… Điều này làm cho khoang nội thất xe có mùi hôi thối khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của lái xe và hành khách. Đặc biệt với những xe chạy trong phố, bật điều hòa lấy gió trong thì không khí sẽ  tuần hoàn liên tục qua bộ lọc. Lúc này bộ lọc còn kiêm cả chức năng của thiết bị khử mùi bên trong xe. Vì vậy khi lọc gió quá bẩn thì ngoài việc mất đi chức năng lọc khí, bộ phận này còn có khả năng chứa vi khuẩn có hại.

Do vậy, người dùng ô tô cần chú ý kiểm tra vệ sinh sau khi xe chạy khoảng 5.000km, thay mới sau 20.000km. Trong quá trình sử dụng, nếu lượng không khí đi qua điều hòa giảm xuống, hệ thống quạt gió phát ra những tiếng kêu… nên kiểm tra, thay thế lọc gió máy lạnh ô tô.

Lọc gió điều hòa ôtô (Cabin Filter)
Lọc gió điều hòa ôtô (Cabin Filter)

2. Các dấu hiệu nhận biết cần phải thay

Chắc hẳn không ít người đi ô tô và xe máy không có thói quen bảo dưỡng định kỳ hoặc là ghi chú về lần bảo dưỡng gần nhất. Vì thế hầu hết không biết khi nào cần thay lọc gió. Sau đây là một số dấu hiệu để nhận biết khi nào nên vệ sinh, thay lọc gió cho ô tô, xe máy:

  • Âm thanh xe khác thường.
  • Ống xả xe máy thải ra màu khói đen: Lọc gió bị bẩn, có tạp chất lẫn với khí lưu thông sẽ  làm cho hỗn hợp cháy đậm, và xăng không được đốt cháy hết, tạo ra xe khói màu đen tại ống xả. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho xe hao xăng hơn bình thường. 
  • Khởi động xe khó khăn, khó tăng tốc, khó leo dốc: Việc lọc gió bị bẩn khiến không khí khó lưu thông, và không đủ cung cấp cho quá trình đốt cháy lượng lớn nhiên liệu liên tục. Đây cũng chính là nguyên nhân làm  động cơ không đủ năng lượng cho quá trình tăng tốc hoặc leo dốc cao. 
  • Việc lọc gió có bụi bẩn kéo dài gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng trong việc sử dụng thời gian  lâu dài. Vì vậy khi có các dấu hiệu trên bạn cần nên đưa xe đi bảo dưỡng, kiểm tra và thay thế sớm nhất.  
  • Giá lọc gió xe máy thường khoảng 100,000 – 150,000 đồng. Tuy nhiên đối với một số dòng xe cao cấp như Honda SH thì mức giá thay lọc gió thường  từ 500,000 – 600,000 đồng. Còn giá bán lọc gió ôtô đối với thay lọc gió ô tô, tùy thuộc vào hãng xe mà có nhiều giá khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết cần phải thay lọc gió
Dấu hiệu nhận biết cần phải thay lọc gió

3. Lưu ý

Đối với xe máy: 

  • Đối với các xe máy có sử dụng lọc gió mút: Các xe máy đời cũ như xe của Piaggio, Honda Dream hoặc Honda Wave thường sử dụng lọc gió hút. Khi xe chạy 1500km hoặc 2 tháng thì bạn cần tháo lọc gió ra vệ sinh như giặt sạch, phơi khô và sau đó tra dầu nhớt vào.
  • Đối với xe máy có sử dụng lọc gió dạng giấy ép: Loại lọc gió này thường sẽ được trang bị trên những con xe tay ga hiện đại. Lọc gió có dạng giấy ép sẽ không thể giặt sạch như lọc gió loại hút mà người dùng cần phải thay thế thường xuyên khi chúng bị bẩn.

Đối với ô tô:

  • Người sử dụng xe có thể tự kiểm tra (không theo định kỳ) để biết thời điểm thích hợp để thay lọc gió. Đây là một bộ phận rất dễ để tháo lắp, không đòi hỏi những quy trình phức tạp nên người  lái xe có thể hoàn toàn tự minh làm được.
  • Thông thường, các loại lọc gió điều hòa thường được các nhà sản xuất bố trí ở bên dưới hộp đựng đồ phụ bên trong điều hòa hoặc dưới nắp capo của xe ô tô. Khi thay lọc gió điều hòa cần phải tuân thủ theo những khuyến cáo trong sách hướng dẫn sử dụng xe.
  • Khi lọc gió bị rách, khó vệ sinh thì nên thay mới.
 Lưu ý khi thay - bảo dưỡng lọc gió xe ô tô
Lưu ý khi thay – bảo dưỡng lọc gió xe ô tô

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về thay lọc gió ô tô và xe máy. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Fil Vietnam để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

Cách tính toán đường ống dẫn khí nén sao cho lắp đặt chính xác, hiệu quả

Ngày đăng: 25/06/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 8778 lượt
Đánh giá:

Các hệ thống khí nén khác nhau sẽ có những yêu cầu riêng về kích thước đường ống dẫn khí. Vì vậy việc tính toán đường ống dẫn khí nén phải đảm bảo độ chính xác để khí nén lưu thông một cách dễ dàng và hiệu quả. Vậy đâu là công thức tính toán đường ống dẫn khí nén chuẩn? Cần có những lưu ý gì để  lắp đặt đường ống khí nén chính xác, hiệu quả? Hãy cùng Fil Vietnam tìm hiểu cách tính toán đường ống dẫn khí nén sao cho lắp đặt chính xác, hiệu quả nhất.

1. Công thức tính toán đường ống dẫn khí nén

Để tính toán đường ống dẫn khí nén giúp giảm thiểu tối đa việc tụt áp, ta cần chú ý đến kiểm tra lưu lượng khí và áp lực nước trong đường ống dẫn khí nén.

Công thức tính đường kính ống
Công thức tính đường kính ống

1.1. Một vài công thức để tính toán lưu lượng khí trong đường ống

Lưu lượng khí trong đường ống là một yếu tố quan trọng để tính toán đường ống dẫn khí nén. Lưu lượng khí trong đường ống cùng một lúc càng lớn thì độ sụt áp càng lớn. Cách dễ nhất để biết lưu lượng khí nén qua hệ thống của bạn là xem xét các thông số kỹ thuật của máy nén khí (hãy xem trong hướng dẫn, nameplate hoặc tìm kiếm trên internet). Sau đây là một số công thức tính lưu lượng khí trong đường ống:

1.1.1. Công thức 1:

Dùng thiết bị đo lưu lượng khí sử dụng cảm biến để đo vận tốc dòng chảy của khí nén trong đường ống tại một tiết diện ống đã biết trước. Tiếp theo, ta sẽ áp dụng công thức bên dưới:

Q= V x A Ç

Trong đó:

Q: Lưu lượng của khí nén đi qua đường ống (m3/phút).

V: Vận tốc dòng khí đo được bởi cảm biến (m/phút).

A: Tiết diện đường ống tại điểm đo (m2).

Các đơn vị tính bằng lít / giây, m3 trên phút hoặc giờ, hoặc feet khối trên phút (cfpm) cho biết công suất tối đa của máy nén khí.

1.1.2. Công thức 2:

Q = P2 – P1Po x VtNm3 / Minute

Trong đó:

  • P : công thức để tính áp suất máy nén khí
  • Po: áp suất tuyệt đối của khí quyển (kg/cm2)
  • P1: áp suất lúc bắt đầu chạy máy (kg/cm2)
  • P2: công thức áp suất đo được sau một khoảng thời gian t (kg/cm2)
  • V: thể tích của các thiết bị chứa khí nén (đường ống, thiết bị làm mát, bình chứa khí, lọc khí, máy sấy,…)
  • t: thời gian máy chạy từ P1 – P2 
Tiêu chuẩn đường ống khí nén
Tiêu chuẩn đường ống khí nén

1.1.3. Công thức 3:

Ngoài công thức tính lưu lượng khí trên, còn có một cách khá đơn giản, không cần tính toán nhưng đem lại kết quả chính xác, đó là sử dụng thiết bị đo lưu lượng khí. 

d=5450 x V1.85 x Lp x Pmax

Trong đó:

  • V: Tổng lưu lượng khí (l/s)
  • L: Chiều dài đường ống dẫn khí (m)
  • p: Độ tụt áp cho phép (bar)
  • Pmax: Áp suất làm việc lớn nhất (bar)
  • d: Đường kính trong ống dẫn khí (mm)

Chú ý: Cần thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng, bảo trì cho máy nén khí. Nếu máy nén khí đã quá cũ, để giảm được hao phí điện năng đồng thời nâng cao được hiệu suất làm việc thì các bạn nên đầu tư trang bị lại máy nén khí mới.

1.2. Cách để tính áp lực nước bên trong đường ống

Để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho các thiết kế hệ thống đường ống nước, ta phải kể đến áp lực nước trong đường ống. Nếu áp lực nước trong đường ống vượt quá áp lực nước quy định thì cả đường ống sẽ gặp nguy hiểm dẫn đến vỡ, hỏng ống.

Vậy đâu là cách để tính áp lực nước trong đường ống (dành cho ống tròn)? Chúng ta cùng tham ka các công thức sau nhé.

+ Phần Tiết diện ngang của ống bằng bình phương bán kính x 3,14 (số pi); đơn vị m2.

+ Vận tốc của nước chảy trong ống bằng căn bậc 2 của 2gh; trong đó g=9,81; h: chiều cao cột nước, đơn vị m.

+ lưu lượng của nước chảy qua ống bằng tiết diện ngang ống x vận tốc nước qua ống.

+ công thức lưu lượng nước chảy trong ống được tính như sau: qtt = qvc + α . qdđ (l/s)

Trong đó:

  • α: đây là hệ số phân bố lưu lượng dọc đường, thông thường thì lấy là α = 0.5 (q ở đoạn đầu ống max và cuối ống là 0).
  • qdđ: lưu lượng dọc đường của đoạn ống đang được áp dụng ( l/s).
Tính áp lực nước bên trong đường ống
Tính áp lực nước bên trong đường ống

1.3. Vận tốc khí nén trong đường ống

Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu thủy khí, vận tốc khí nén trong đường ống thường từ 10 tới 17 m/s.

2. Một số điều cần lưu ý khi lắp đặt đường ống khí nén

Việc tính toán đường ống dẫn khí nén đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống khí nén. Vì vậy, việc lắp đặt đường ống khí nén đúng cách không những giúp hệ thống làm việc hiệu quả mà còn giúp tiết kiệm nhiều chi phí và đảm bảo an toàn. 

2.1. Một vài lưu ý trước khi lắp đặt đường ống khí nén:

  • Trước khi bắt đầu lắp đặt đường ống khí nén, cần xác định chính xác lưu lượng khí và áp suất khí nén sử dụng.
  • Áp suất tổn thất trong hệ thống đường ống không vượt quá 5% áp suất thiết kế của máy nén. Do đó, cần tính toán đường ống dẫn khí nén  sao cho có đường kính lớn hơn so với đường kính ống thiết kế.
  • Không nên tùy tiện giảm kích thước đường ống chính vì dòng khí bị thay đổi bất thường ở vị trí nối sẽ gây tổn thất áp suất.
  • Tốc độ dòng khí trong đường ống phải được thiết kế không vượt quá 15m/s để tránh việc gây tổn thất áp suất hệ thống.
  • Cấu trúc hệ thống đường ống dẫn khí nén lý tưởng là cho phép đường ống chính đi một vòng toàn bộ nhà máy để áp suất khí luôn cân bằng ở mọi vị trí.
  • Khi ống dẫn khí nén quá nhỏ thì sẽ làm tăng tốc độ dòng khí nén lưu chuyển của ống và là nguyên nhân làm tăng độ ma sát và tạo dòng khí hỗn loạn trong ống.
  • Việc tính toán đường ống dẫn khí nén là vô cùng cần thiết khi lắp đặt. Kích thước đường ống dẫn khí nén bắt buộc không được quá lớn hoặc quá nhỏ vì hệ thống đường ống dẫn quá lớn sẽ gây ra khó khăn cho việc lắp đặt và lãng phí tiền đầu tư. Còn nếu quá nhỏ thì cũng sẽ làm giảm áp lực của khí, gây tốn kém điện năng để đảm bảo tính hiệu quả của công việc.
Sơ đồ hoạt động của bộ lọc đường ống máy nén khí
Sơ đồ hoạt động của bộ lọc đường ống máy nén khí

2.2. Một vài lưu ý trong khi lắp đặt đường ống khí nén:

  • Để tránh hiện tượng ngưng tụ nước, các ống nhánh cần phải được nối phía trên đường ống chính. 
  • Với hệ thống máy nén gồm bình chứa khí và máy sấy khô, người dùng cần sắp xếp đường ống theo đúng nguyên tắc: máy bơm khí nén – bình chứa khí – máy sấy khí.
  • Độ tụt áp của đường ống khí nén tối đa 0.1 bar. Cần chú ý khi tăng 1 bar điện năng tiêu thụ cũng sẽ tăng tương ứng là 6%.
  • Đường ống dẫn khí nén dài thì yêu cầu về đường kính ống phải tăng để giảm thiểu độ tụt áp.
Lưu ý khi lắp đặt
Lưu ý khi lắp đặt

3. Cung cấp dịch vụ lắp đặt hệ thống đường ống dẫn khí nén chất lượng

Việc tính toán thiết kế đường ống khí nén cho công ty, nhà xưởng ngày nay là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên bạn vẫn còn băn khoăn trong việc lựa chọn dịch vụ lắp đặt hệ thống đường ống dẫn khí nén chuyên nghiệp mà lại tiết kiệm, hiệu quả? Cùng với đội ngũ đông đảo những người có niềm đam mê và có hiểu biết sâu sắc về kỹ thuật khí nén, Fil Vietnam hiện là một trong các công ty cung cấp dịch vụ lắp đặt hệ thống đường ống dẫn khí nén chuyên nghiệp, chính xác, hiệu quả.

Vì sao khách hàng chọn mua van điều áp tại Fil
Vì sao khách hàng chọn Fil

Qua bài viết, Fil Vietnam hy vọng các công ty, doanh nghiệp chủ sở hữu nắm rõ cách tính toán đường ống dẫn khí nén sao cho lắp đặt chính xác, hiệu quả cùng một số lưu ý khi lắp đặt đường ống khí nén. Chúc quý khách hàng vận hành tốt hệ thống đường ống dẫn khí nén. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về cách tính toán đường ống dẫn khí nén  hoặc các vấn đề liên quan, đừng ngần ngại liên hệ Fil Việt Nam qua hotline 24/7: +84 24 6294 1166.

>>>> Xem thêm: Lọc đường ống khí nén và trọn bộ từ A – Z

>>>> Xem thêm: Bộ lọc tách nước khí nén và 4 thương hiệu thông dụng hiện nay

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Bình tích áp khí nén có cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động như thế nào?

Ngày đăng: 24/06/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 4180 lượt
Đánh giá:

Bình tích áp khí nén ngày càng trở nên quan trọng  trong hệ thống máy bơm nước trong sinh hoạt, trong công nghiệp và trong nông nghiệp hiện nay. Bạn đang tìm hiểu bình tích áp khí nén là gì? Cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của bình tích áp khí nén như thế nào? Bạn không biết bình tích khí nénbình tích áp thủy lực khác nhau ở đâu? Bài viết này chính là dành cho bạn.

1. Bình tích áp khí nén khác gì với bình tích áp thủy lực?

Bình tích áp là một thiết bị trong cả hệ thống khí nén lẫn hệ thống thủy lực. Chức năng của bình tích áp là điều hòa, cân bằng áp lực. Nguyên lý hoạt động của bình tích áp giúp hệ thống hoạt động ổn định, an toàn. Một hệ thống có thể có từ một đến vài bình tích áp tùy vào quy mô, công suất hoạt động. 

Dựa vào loại chất được chứa và nén trong bình, bình tích áp được chia thành 2 loại chính: bình tích khí nén bình tích áp thủy lực.

1.1 Bình tích áp khí nén là gì?

Còn được gọi là bình chứa khí nén – một loại tài nguyên được con người sử dụng để đảm bảo nhu cầu sản xuất trong những trường hợp bất ngờ hoặc cần độ an toàn cao.

Bình tích áp khí nén
Bình tích áp khí nén

1.2 Bình tích áp thủy lực là gì?

Bình tích áp thủy lực là thiết bị phụ dùng trong các hệ truyền dẫn thủy lực để điều hòa năng lượng. Nguyên lý hoạt động của bình tích áp thủy lực là thông qua áp suất và lưu lượng của chất lỏng.

Các chức năng cơ bản của bình tích áp đó là: ổn định áp suất hệ thủy lực, bảo vệ máy bơm khỏi các sự cố, tăng tuổi thọ máy bơm, giảm xuất hiện va đập thủy lực khi ngắt tải.

Bình tích áp thủy lực
Bình tích áp thủy lực

2. Chức năng bình tích áp khí nén

Chức năng bình tích áp khí nén là tạo áp suất, cung cấp cho động cơ, máy bơm. Giúp cho các thiết bị hoạt động một cách ổn định, an toàn nhất. Thiết bị tích khí nén sẽ tích trữ một lượng lớn không khí, được máy nén khí nén ở mức  áp suất nhất định. Cung cấp trở lại hệ thống nếu như áp suất giảm đột ngột.

Binh khi nen
Binh khi nen

3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình tích áp khí nén

Khi nhìn một vào một chiếc máy nén khí thì chắc hẳn bộ phận đáng chú ý nhất  chính là một chiếc bình chứa khí nén có kích thước lớn. Cùng phân tích xem cấu tạo của bình tích khí nén như thế nào và nguyên lý hoạt động của nó nhé.

3.1. Cấu tạo của bình tích khí nén 

Bình tích khí nén có 2 phần chính:

  • Vỏ bình được làm bằng những chất liệu khác nhau như inox, thép hay composite. Các chất liệu phù hợp với từng môi trường làm việc, vị trí lắp đặt khác nhau và áp lực phải chịu là bao nhiêu. Những loại chất liệu này giúp cho vỏ bình cứng cáp, chống ăn mòn tốt, hạn chế oxi hóa và an toàn khi bị va đập.
  • Ruột bình chứa khí nén còn được gọi là lõi bình được làm từ chất liệu cao su tổng hợp EPDM. Lớp vỏ và ruột được ngăn cách bằng lớp khí nitơ với áp suất phù hợp với yêu cầu của công việc. Còn một bộ phận nữa trong ruột bình là phần kết nối với khí nén ra vào.

Bên ngoài được lắp đồng hồ đo áp suất. Đồng hồ này lắp đặt để đo và hiển thị thông số áp suất. Giúp người vận hành quan sát một cách dễ dàng, đảm bảo áp suất trong bình không vượt áp suất ở ngoài bình.

Cấu tạo bình tích áp khí nén
Cau tao – chuc nang binh tich ap

3.2. Nguyên lý hoạt động của bình tích áp khí nén

Nguyên lý hoạt động của bình tích áp này khá đơn giản, theo hai quá trình cơ bản là nạp và xả.

  • Khi máy bơm chưa hoạt động, ruột bình tích khí nén  rỗng hoàn toàn, phần trên chỉ có khí nitơ.
  • Khi máy bơm hoạt động, bên trong bình, một lượng dầu thủy sẽ được dẫn trực tiếp vào thông qua cửa dầu. Lượng dầu thủy này sẽ nén khí Nito có sẵn trong bình đến áp suất nhất định.  Khi cần sử dụng hoặc hệ thống gặp sự cố, áp suất và lưu lượng khí sẽ được lấy ra từ bình một cách nhanh chóng.

4. Ứng dụng của bình tích khí nén

Bình tích khí nén có khá nhiều ứng dụng nổi bật, tiện ích trong đời sống và trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Bình chứa khí nén tích trữ năng lượng thủy lực, được sử dụng để cung cấp năng lượng, cân bằng hệ thủy lực, bảo vệ an toàn cho các hệ thống máy móc như máy bơm nước…

Bình khí nén có những ứng dụng cụ thể sau đây:

  • Ứng dụng chính là tích áp lực và bù áp lực lại vào đường ống khi áp lực bị tụt giảm dựa vào rơ le áp lực.
  • Bình tích áp khí nén mini sử dụng trong máy bơm tắng áp lực mini  của các hộ gia đình.
  • Kết hợp với máy bơm cấp nước công suất lớn sử dụng cho hệ thống cấp nước của chung cư, cao ốc, văn phòng. 
  • Bình khí nén sẽ được lắp đặt chung với máy bơm bù áp sử dụng cho hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Nguyen ly hoat dong cua binh tich ap và ứng dụng
Nguyen ly hoat dong cua binh tich ap và ứng dụng

5. Mua bình tích áp khí nén ở đâu chất lượng?

Khi sử dụng bình chứa khí nén, bạn nên chú ý tới những điều như sau:

  • Loại bình tích áp cần sử dụng. Bình tích áp 230 lít khác với bình tích áp khi nén 100l.
  • Thời gian nạp khí cho bình tích áp.
  • Cách sử dụng và bảo dưỡng bình tích áp.

Để mua được bình tích khí nén chính hãng bạn nên chọn công ty hay đại lý uy tín. 

Công ty VietNam FIL với đội ngũ đông đảo những người có niềm đam mê và hiểu biết sâu sắc về kỹ thuật khí nén là một trong những công ty hàng đầu về phân phối bình chứa khí nén ở Việt Nam.

Đến với Công ty VietNam FIL người tiêu dùng luôn mua được những sản phẩm chất lượng chính hãng với mức giá cạnh tranh nhất thị trường. Những sản phẩm của VietNam FIL trước khi đưa đến tay khách hàng đều được kiểm định chất lượng chặt chẽ. VietNam FIL luôn được người tiêu dùng đánh giá cao lĩnh vực phân phối bình tích áp. 

Đội ngũ nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, sản phẩm chất lượng, bảo hành chu đáo, giao hàng nhanh chóng là những lý do để bạn lựa chọn Công ty VietNam FIL.

Fil Việt Nam
Fil Việt Nam

Bài viết trên Fil Việt Nam đã mang đến những thông tin hữu ích về cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của bình tích khí nén. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần tư vấn hay muốn mua bình tích áp hãy liên hệ ngay với Fil Việt Nam qua Hotline +84 24 6294 1166 nhé!

>>>> Xem thêm: Hệ thống khí nén trong công nghiệp có cấu tạo và vai trò như thế nào?

>>>> Xem thêm: Tổng quan máy sấy khí hấp thụ | Nguyên lý làm việc, ưu nhược điểm

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Bình Tích Áp Thủy Lực | Cấu Tạo, Chức Năng, Nguyên Lý Và Giá Bán

Ngày đăng: 23/06/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 4836 lượt
Đánh giá:

Để tìm hiểu và nắm rõ các vấn đề cần biết về bình tích áp thủy lực, trước tiên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm trước nhé. Vậy bình tích áp là gì ?

Bình tích áp là một phụ kiện đi kèm cùng với máy bơm nước, được sử dụng dựa vào nguyên tắc nén áp suất với cấu tạo chắc chắn. Nhằm mục đích hỗ trợ cho quá trình vận hành của máy bơm nước diễn ra được trơn tru và suôn sẻ.

Và hiện nay, thiết bị này không còn xa lạ và đã rất quen thuộc ở hệ thống máy bơm nước trong nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt gia đình. Để có thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu tất tần tật về bình tích áp thủy lực từ khái niệm, cấu tạo, nguyên lý đến chức năng và giá cả cũng như những điều cần lưu ý, thì hãy cùng chúng tôi xem bài viết chi tiết bên dưới.

1. Bình tích thủy lực là gì?

Bạn đã được hiểu sơ qua về khái niệm của bình tích áp. Giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thủy lực là gì nhé!

Thủy lực được định nghĩa đơn giản là sự chuyển động và vận chuyển lực của chất lỏng trong môi trường giới hạn. Trong môi trường chất lỏng, bằng lực đẩy lên của chất lỏng thì chất lỏng sẽ được truyền tải.

Vậy bình tích áp thủy lực là gì? Đó chính là loại bình trữ nước, tạo ra áp lực dòng nước cho các hệ thống cấp nước và thoát nước cũng như cung cấp và tích lũy năng lượng khi cần.

Bình tích áp thủy lực
Bình tích áp thủy lực

2. Chức năng bình tích áp thủy lực

Như đã nói, bình tích áp thủy lực là phụ kiện được đi kèm cùng với máy bơm nước. Vậy, thiết bị có những chức năng nào?

– Chức năng đầu tiên của bình tích áp là bổ sung lưu lượng của chất lỏng chạy qua khi trường hợp máy bơm nước làm việc có hiệu quả kém hơn so với tiêu chuẩn.

– Chức năng tiếp theo thứ hai của loại bình này đó là cung cấp sự hoạt động cho hệ thống máy bơm nước.

– Thêm vào đó, nó còn có chức năng làm tăng tuổi thọ của máy bơm nước, làm giảm lượng bọt bởi máy bơm nước tạo ra, giúp ổn định áp suất cũng như tránh những sự cố và vấn đề kỹ thuật có thể xảy ra ở bình tích áp máy bơm tăng áp.

– Ngoài ra, bình tích áp này giúp ngăn chặn sự va chạm thủy lực, đặc biệt là tích trữ năng lượng thủy lực.

– Bên cạnh đó, nó còn tạo nên sự cân bằng giữa tải trọng và lực sinh ra của hệ thống thủy lực.

Vậy với những chức năng vừa nêu ở trên đã chứng minh được sự quan trọng của bình tích áp trong hệ thống máy bơm nước được sử dụng cho công nghiệp, nông nghiệp và đời sống sinh hoạt.

Chức năng của bình tích áp
Chức năng của bình tích áp

3. Cấu tạo và nguyên lý bình tích áp thủy lực

Sau đây, để có thể giúp bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi đã trình bày chi tiết về cấu tạo và nguyên lý bình tích áp bên dưới.

– Cấu tạo: 

Về cấu tạo bình tích áp thủy lực gồm có hai bộ phận chính đó là: vỏ bình và ruột bình.

 + Vỏ bình được làm từ thép nguyên tấm với khả năng chống ăn mòn cao, chịu được áp lực tốt và không bị méo mó khi va đập. Về màu sắc và hình dáng bên ngoài, vỏ bình thường có màu xám, bạc, đỏ,… rất đa dạng cùng với hình dáng phổ biến là hình trụ tròn đứng.

+ Ruột bình được làm từ một loại cao su có tính đàn hồi tốt – EPDM, nó không làm thay đổi thành phần hóa học của nước khi chứa nước. Vì thế sẽ rất an toàn khi chúng ta sử dụng trong hệ thống cung cấp nước sinh hoạt. Phần chứa nước được thông với cửa ra và cửa vào, phần còn lại chứa đầy khí nitơ và được bịt kín.

Ngoài hai bộ phận chính của bình ở trên, cấu tạo bình tích áp còn có thêm các bộ phận khác như đồng hồ đo áp, van xả khí, chân bình,…

Cấu tạo bình
Cấu tạo bình

– Nguyên Lý:

Đối với nguyên lý bình tích áp thủy lực:

+ Khi máy bơm nước chưa được chạy, thì ruột bình trống rỗng và phần trên có khí nitơ ở trong bình.

+ Khi máy bơm nước chạy, ruột bình bắt đầu có nước. Khi đó, ruột bình lúc này to lên, khí nitơ trong bình tích áp bị nén lại.

+ Khi máy bơm dừng tới áp lực tối đa của bình, lúc này để tắc công suất áp suất thì khí nitơ nén lại.

+ Cuối cùng, khi máy bơm nước dừng hẳn thì nước trữ trong bình được sử dụng, nạp khí cho bình tích áp và tiếp tục dùng cho lần bơm tiếp theo. 

Tóm lại, nguyên lý bình tích áp được hoạt động theo nguyên lý nén áp suất với hai quá trình nén khí và xả khí. Một lượng dầu thủy lực được dẫn vào bên trong bình qua cửa dầu làm cho khí nitơ bị nén lại tới áp suất nhất định. Khi hệ thống thủy lực có nhu cầu thì bình tích áp sẽ cung cấp cho nó.

4. Mua bình tích áp thủy lực giá bao nhiêu và cần lưu ý gì?

Với vai trò quan trọng của bình tích áp và nhu cầu sử dụng của con người ngày càng tăng. Do đó, trên thị trường xuất hiện rất nhiều mức giá cạnh tranh khác nhau. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về mức giá cũng như một số điều cần lưu ý về bình tích áp thủy lực, để có thể chọn mua cho mình một loại bình chất lượng, uy tín và giá cả phù hợp.

– Giá của bình tích áp thủy lực:

Hiện nay, thiết bị có nhiều mức giá khác nhau tùy theo loại và kích cỡ, nên bạn cần cân nhắc kỹ để chọn mua bình phù hợp nhé!

Một số mức giá cho từng loại khác nhau để bạn tham khảo:

+ Bình tích áp Varem, Aquasystem 100 lít có giá từ 4 triệu đến 10 triệu.

+ Bình tích áp Varem, Aquasystem 300 lít có giá từ 11 triệu đến 25 triệu.

+ Bình tích áp Varem, Aquasystem 500 lít có giá từ 14 triệu đến 35 triệu.

Ở trên, chúng tôi đã đưa ra một số mức giá phù hợp để bạn có thể lựa chọn. Tuy nhiên, ngoài thị trường còn rất nhiều mức giá khác bạn có thể tham khảo thêm.

Bình tích áp có giá bao nhiêu?
Bình tích áp có giá bao nhiêu?

– Một số điều cần lưu ý:

+ Bình tích áp có rất nhiều kích cỡ khác nhau: 100 lít, 200 lít, 500 lít,… Tùy vào mục đích cũng như nhu cầu sử dụng, bạn hãy lựa chọn loại bình thích hợp.

+ Khi mua bình bạn nên xem xét vỏ bình có bị gỉ sét hay cũ kỹ không, phải đặt bình ở nơi phù hợp và chắc chắn, nên có kệ để bên dưới bình tích áp. Đặc biệt tránh tình trạng bình bị ngập nước.

+ Khi bình tích áp dầu thủy lực có dấu hiệu bất ổn như nứt, chảy nước hay hơi bị xì thì hãy kiểm tra hoặc mua bình mới để tránh nguy cơ bị cháy, nổ.

+ Đặc biệt, bạn phải chọn những đại lý uy tín có dịch vụ lắp đặt và bảo dưỡng hiệu quả, chính xác như siêu thị thủy lực, các cửa hàng chuyên bán thiết bị chính hãng để chọn mua bình tích áp chất lượng và an toàn.

+ Ngoài ra, khi bạn mua bình nên xem công suất làm việc, dung tích, chiều cao và cũng như sự chênh lệch áp suất trong hệ thống.

Lưu ý hiện tượng có thể xảy ra ở bình:

– Cặn vôi và các kim loại nặng ở trong nước có thể bám vào thành của ruột bình, khiến ruột bình trở nên giòn, cứng hơn và kém linh hoạt.

– Bình tích áp có thể bị tràn nước, làm cho chu kỳ máy bơm nước không hoạt động ổn định.

Với những thông tin đầy đủ trong bài viết đã phần nào giúp bạn hiểu rõ chi tiết hơn về bình tích áp thủy lực. Từ đó, bạn đã có thể chọn lựa cho mình loại bình chất lượng và ưng ý nhé!

>>>> Xem thêm: Cách xác định nhiệt độ điểm sương | Ứng dụng trong thực tế

>>>> Xem thêm: Tìm hiểu công tắc áp suất về cấu tạo, nguyên lý và cách điều chỉnh

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Cách xác định nhiệt độ điểm sương | Ứng dụng trong thực tế

Ngày đăng: 17/06/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 11832 lượt
Đánh giá:

Điểm sương là gì và cách xác định nhiệt độ điểm sương như thế nào? Khi sử dụng thiết bị sấy khí hoặc đọc thông số thì sẽ có mục nhiệt độ điểm sương. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về nhiệt độ điểm sương của máy sấy khí và vai trò của nó. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này, hãy tìm hiểu ngay cùng Fil Việt Nam trong chủ đề hôm nay.

1. Điểm sương là gì?

Điểm sương trong tiếng anh là Dew Point. Điểm sương của một khối không khí ở áp suất của khí quyển cố định, là nhiệt độ mà có khả năng ngưng đọng thành nước lỏng ở trong khối không khí, đó là thành phần hơi nước. Nói một cách khác dễ hiểu hơn, điểm sương chính là nhiệt độ tiêu chuẩn 100% mà độ ẩm tương đối của một khối không khí đạt được.

Để xác định được định mức về hàm lượng nước trong không khí thì điểm sương là phép đo phổ biến. Nhiệt độ điểm sương là nhiệt độ mà xuất hiện hiện tượng đọng nước đồng thời không khí bão hòa tại đó cùng với lượng hơi nước. Nhiệt độ là yếu tố xác định được điểm sương. Hiểu một cách đơn giản hơn thì điểm sương chính là nhiệt độ mà sương hình thành. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng điểm sương hình thành khi không khí tiếp xúc với bề mặt lạnh hơn nó. Khi đó, hơi nước sẽ tích tụ ở trên bề mặt như những gì chúng ta thường thấy ở cốc nước đá.

Điểm sương là gì?
Điểm sương là gì?

2. Cách xác định nhiệt độ điểm sương

Ý nghĩa nhiệt độ điểm sương là gì? Vai trò của việc xác định nhiệt độ điểm sương là để xác định được độ ẩm của không khí trong môi trường. Từ đó quyết định sự ảnh hưởng tới con người và vật dụng xung quanh của môi trường đến.

2.1. Công thức tính nhiệt độ điểm sương

Nhiệt độ điểm sương được tính theo công thức Magnus như sau:

Công thức Magnus
Công thức Magnus

Trong đó: 

RH (relative humidity): là độ ẩm tương đối.

T: là nhiệt độ của không khí.

Kết quả nhiệt độ điểm sương được cho ra ở thang đo Celsius.

2.2. Tra nhiệt độ điểm sương bằng công cụ online

Công cụ online là cách tính nhiệt độ không khí, điểm sương tuyệt vời trong thời đại hiện nay. Bạn chỉ cần sử dụng công cụ Dew Point Calculator, nhập nhiệt độ môi trường hiện tại (T), và % độ ẩm tương đối trong không khí (%RH) vào. Sau đó nhấn Calculate là công cụ sẽ tự động tính được nhiệt độ mà không khí chuyển hóa thành sương. Cách tính này rất tiện lợi, nhanh chóng và giúp ích nhiều vì ai cũng có thể thực hiện được.

2.3. Dùng bảng tra cứu tra nhiệt độ đọng sương

Ngoài cách xác định nhiệt độ điểm sương bằng công thức và công cụ online, chúng ta còn có thể tra nhiệt độ điểm sương bằng bảng tra cứu.

Dùng bảng tra cứu tra nhiệt độ đọng sương
Dùng bảng tra cứu tra nhiệt độ đọng sương

Bảng tra nhiệt độ đọng sương ngoài việc cung cấp thông tin về nhiệt độ hóa lỏng của không khí còn có thể biểu thị mức độ thoải mái của con người trong từng vùng nhiệt độ. Trong đó, nhiệt độ thoải mái với con người là từ 40°F – 54°F. Nhiệt độ được xem là không khí ẩm từ 55°F – 60°F. Và nhiệt độ gây khó chịu hoặc thậm chí nguy hiểm cho con người từ trên 60°F. Vì lúc này không khí sẽ chứa nhiều hơi nước nên ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.

3. Nhiệt độ điểm sương của máy sấy khí nén

Vậy nhiệt độ điểm sương trong khí nén có gì đặc biệt? Chắc chắn sẽ có nhiều người thắc mắc rằng nhiệt độ điểm sương của máy sấy khí có khác biệt gì không? Vì thế hãy tìm hiểu nó ngay trong phần dưới đây.

3.1. Khái quát về nhiệt độ điểm sương của máy sấy khí

Cũng tương tự, điểm sương trong khí nén là nhiệt độ mà tại đó hơi nước trong khí nén bắt đầu hình thành sự ngưng tự sang dạng lỏng. Điểm sương tại áp suất là điểm sương của khí nén tại 1 áp suất nhất định (Pressure Dew Point – PDP). Ví dụ khi một luồng khí nén có nhiệt độ điểm sương là 6 độ, thì chỉ xuất hiện nước ở dạng lỏng khi nào luồng khí nén đó giảm nhiệt độ xuống 6 độ.

Ngoài ra, chúng ta cần phân biệt rõ giữa điểm sương tại áp suất khí quyển 1 bar (Atmosphere Dew Point – ADP) và điểm sương tại áp suất khí nén (Pressure Dew Point – PDP).

3.2. Cách xác định nhiệt độ điểm sương của khí nén

Muốn xác định nhiệt độ điểm sương cần thiết cho hệ thống khí nén, chúng ta cần dựa vào 3 yếu tố chính sau:

Yêu cầu về nhiệt độ điểm sương (nếu có) của các thiết bị sản xuất. Hoặc yêu cầu đặc biệt khi tiếp xúc với sản phẩm về độ khô của khí nén.

Xác định khu vực nhà xưởng của bạn có thể đạt nhiệt độ thấp nhất là bao nhiêu trong năm. Ví dụ ở khu vực miền Bắc nước ta có thể thấp hơn 10 độ C vào mùa đông. Vì thế nhiệt độ điểm sương cần chọn phải thấp hơn 10 độ C.

Xác định nhiệt độ môi trường tại khu vực có đường ống dẫn khí nén đi qua là tốt nhất.

Nhiệt độ điểm sương của máy sấy khí nén
Nhiệt độ điểm sương của máy sấy khí nén

4. Ứng dụng của nhiệt độ điểm sương

Nhiệt độ điểm sương có những ứng dụng thực tế trong đời sống, đặc biệt là dự báo thời tiết và trong công nghệ.

4.1  Trong dự báo thời tiết

Các chương trình dự báo thời tiết trước đây thường chỉ sử dụng chỉ số độ ẩm tương đối. Vì nó là sự đo lường kết hợp giữa nhiệt độ và độ ẩm nên gây nhiều bất lợi trong việc xác định trạng thái không khí. 

Trong những thập niên trở lại đây, điểm sương được người ta dần ưa chuộng và thay thế độ ẩm không khí. Điểm sương chiếm ưu thế bởi có thể tính toán trực tiếp mức độ ẩm trong không khí.

Tính toán dew point có ưu điểm là nó cho ta thấy được nhiệt độ mà không khí cần đạt để bão hòa hoàn toàn với nước (đạt 100% độ ẩm tương đối). Độ ẩm tương đối vào buổi tối sẽ tăng khi nhiệt độ không khí hạ thấp dần đến nhiệt độ điểm sương. Ngược lại, độ ẩm tương đối sẽ giảm khi nhiệt độ tăng. 

Ứng dụng điểm sương
Ứng dụng điểm sương

4.2. Trong công nghệ

Hiện nay, dew point được áp dụng khá nhiều trong các máy điều hòa. Nhờ vậy, con người có thể sinh hoạt và làm việc hiệu quả vì môi trường trong văn phòng, nhà ở được điều chỉnh ở quanh vùng thoải mái.

Tóm lại: Không khí càng ẩm khi nhiệt độ không khí càng gần nhiệt độ điểm sương và ngược lại. Môi trường nóng ẩm hoặc lạnh ẩm là biểu hiện của nhiệt độ điểm sương càng cao. Trường hợp này rất dễ gây hư hại đồ vật đồng thời gây khó chịu cho con người trong môi trường đó.

Fil vừa chia sẻ với quý khách hàng các thông tin quan trọng nhất về điểm sương trong vật lý, nhiệt độ điểm sương của khí nén. Và cách xác định nhiệt độ điểm sương đơn giản, nhanh chóng mà ai cũng có thể làm được. Chúc quý khách hàng vận hành tốt hệ thống máy sấy khí nén. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về nhiệt độ điểm sương hoặc các vấn đề liên quan, đừng ngần ngại liên hệ Fil Việt Nam qua hotline 24/7: +84 24 6294 1166.

>>>> Xem thêm: Tìm hiểu công tắc áp suất về cấu tạo, nguyên lý và cách điều chỉnh

>>>> Xem thêm: Hệ thống khí nén trong công nghiệp có cấu tạo và vai trò như thế nào?

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Tìm hiểu công tắc áp suất về cấu tạo, nguyên lý và cách điều chỉnh

Ngày đăng: 16/06/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 16546 lượt
Đánh giá:

Công tắc áp suất là một thiết bị có chức năng đóng ngắt trong công nghiệp mà chắc hẳn đã quá quen thuộc với chúng ta. Hầu như thiết bị này đều được sử dụng trong các hệ thống khí nén, hệ thống thủy lực bất kỳ. Từ công suất nhỏ đến công suất lớn. Từ cấu tạo đơn giản đến phức tạp.

Tuy nhiên, để chọn đúng loại công tắc áp suất khí nén cũng như hiểu cấu tạo, nguyên lý vận hành và cách điều chỉnh nó thì không phải ai cũng tự tin. Vì thế hãy cùng Fil Việt Nam tìm hiểu ngay các thông tin quan trọng về thiết bị công tắc áp lực trong chủ đề hôm nay.

1. Công tắc áp suất là gì? Phân loại

Theo như nghiên cứu và quan sát thì công tắc áp suất là một thiết bị có khả năng ứng dụng đa dạng. Nó có thể áp dụng từ các thủy lực phục vụ sản xuất công nghiệp, dây chuyền khí nén cho đến máy nén khí, các thiết bị vật tư nước hay các khu chung cư, trung tâm thương mại, công trình xây dựng.

Tìm hiểu về công tắc áp suất
Tìm hiểu về công tắc áp suất

1.1. Khái niệm

Hiểu một cách đơn giản thì thiết bị này được sản xuất để mang đến cho người dùng một công cụ có khả năng chuyển đổi được tín hiệu áp lực hoặc áp lực thành tín hiệu mở tắt trên mạch điện.

Công tắc áp suất còn được gọi là rơ le áp lực, relay áp suất (Pressure Switches). Thiết bị này có chức năng cung cấp những thông tin, tín hiệu phản hồi điện cho hệ thống đang làm việc để đáp ứng việc đo áp suất đang tăng hoặc giảm. Từ đó có thể thực hiện hoạt động đóng – mở. Tùy vào quy mô, công suất, kết cấu của mỗi hệ thống hoạt động mà số lượng công tắc áp suất có thể dao động từ một đến nhiều cái khác nhau cần lắp đặt. Vì mỗi công tắc chỉ liên quan đến việc điều chỉnh tại một hoạt động hoặc điểm đặt đã chọn trước.

Vậy bạn có biết rơ le áp suất thường được lắp và dùng ở đâu? Với các rơle áp suất nước, hoạt động chủ yếu của chúng ở các máy bơm nước giếng đào, giếng khoan. Trong khi đó, công tắc áp suất khí nén là bộ phận không thể thiếu ở các máy nén khí. Ngoài ra, rơ le áp lực còn được ứng dụng vào hệ thống bơm nước trong chuyển đổi dòng điện cao, hay lắp trên các bảng áp suất của cửa trượt. Hoạt động kiểm soát sạc các tế bào bên trong pin, kích hoạt báo động trong trường hợp áp suất máy bay, trực thăng giảm… .

1.2. Phân loại công tắc áp suất phổ biến hiện nay

Khi dạo một vòng trên thị trường hiện nay có thể thấy rất nhiều loại công tắc áp suất. Nhưng chúng được phân chia thành 2 loại chính đó là: Rơ le áp suất khí nén và Rơ le áp suất thủy lực. 

1.2.1. Rơ le áp suất khí nén

Sở dĩ phải phân loại cụ thể công tắc áp để việc lựa chọn sử dụng thiết bị có độ chính xác và phù hợp cao, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí. Công tắc áp suất đơn, kép được người ta phân chia dựa trên số lượng các tín hiệu cảm biến có thể nhận tín hiệu trong thiết bị.

Rơ le áp suất đơn: Rơ le đơn được đánh giá bền hơn so với các rơ le khác nếu được làm từ những chất liệu tốt, có khả năng chống ăn mòn, chống gỉ và oxi hóa cao như: đồng, inox, nhựa.

Rơ le áp suất kép: Khi có sự kết hợp giữa rơ le áp thấp và rơ le áp cao thì người ta gọi là rơ le áp suất kép. Nó thực hiện chức năng của cả hai rơ le  và được tổ hợp chung trong 1 vỏ duy nhất. Khi áp suất vượt quá mức cho phép hoặc khi áp hạ dưới mức cho phép, Rơ le kép sẽ ngắt.

Rơ le áp suất khí nén
Rơ le áp suất khí nén

1.2.2. Rơ le áp suất thủy lực 

Rơ le áp suất thủy lực hay rơ le áp suất dầu là một loại công tắc áp có đến 3 tiếp điểm. Đỉnh rơ le được thiết kế một đường dầu, đấu nối vào hệ thống với đường dầu ra của bơm thủy lực, một đường dầu trích, một nút vặn điều chỉnh áp suất. Tiếp điểm sẽ đóng, động cơ điện sẽ ngắt khi áp suất dầu, chất lỏng, nước trong hệ thống bằng với áp suất do người vận hành cài đặt.

Công tắc áp suất thủy lực được phân chia thành nhiều loại theo môi trường chất sử dụng: dầu, nước. Tùy thuộc vào hãng sản xuất, model, kích cỡ và thông số mà giá công tắc áp suất nước sẽ thay đổi. Lắp đặt công tắc áp suất nước là biện pháp hoàn hảo để bảo vệ bơm, bảo vệ hệ thống cung cấp nước, tăng độ bền, giảm thiểu sự cố và tiết kiệm điện năng, nước.

Rơ le áp suất thủy lực
Rơ le áp suất thủy lực

2. Cấu tạo công tắc áp suất

Một rơ le có cấu tạo khá phức tạp với rất nhiều bộ phận bao gồm: 

  • Hộp giãn nở, 
  • Lò xo, 
  • Vít, 
  • Đầu nối, 
  • Tay đòn, 
  • Đường nối dây điện, 
  • Tiếp điểm… 

Tùy vào từng loại công tắc áp suất cụ thể mà cấu tạo này có thể thêm một số bộ phận, chi tiết nữa.

Cấu tạo công tắc
Cấu tạo công tắc

3. Nguyên lý vận hành của công tắc áp suất

Rơ le áp thực hiện kích hoạt cơ chế hoạt động vật lý bằng cách dùng áp suất của chất chứa bên trong buồng hoặc thùng chứa. Sau đó nó thực hiện việc chuyển mạch đóng mở (on/off) thiết bị đã được kết nối từ ban đầu bằng cách kích hoạt hai tiếp điểm bên trong. Đối với loại rơ le áp suất cơ thì không thể điều chỉnh vì những điểm áp suất được cài đặt sẵn do các nhà sản xuất.

Công tắc áp suất điện thì vận hành khác bởi nó sử dụng tín hiệu điện để kích hoạt công tắc. Nó còn giúp theo dõi mức áp lực trong buồng bằng cách thường xuyên cung cấp tín hiệu thứ cấp. Các điểm chuyển đổi, điểm áp suất thường được định sẵn trong các nhà máy nhưng cũng có thể được điều chỉnh theo yêu cầu thông qua giao diện.

Nguyên lý vận hành của rơ le áp
Nguyên lý vận hành của rơ le áp suất

4. Cách chỉnh công tắc áp suất

Cách tốt nhất để điều chỉnh công tắc áp suất hiệu quả là người dùng cần phải tìm hiểu kỹ về rơ le áp lực và các thông số kỹ thuật trên rơ le áp suất một cách trước khi bắt đầu lắp đặt rơ le này vào đường ống bằng việc dùng bình khí nén. Điều này nhằm lựa chọn được một loại công tắc áp suất phù hợp nhất với kích thước đường ống của hệ thống cũng như tránh gặp phải những sai sót không đáng có.

Cách chỉnh công tắc áp
Cách chỉnh công tắc áp

Thứ nhất,

Khi chỉnh công tắc áp lực nước, công tắc áp suất cho máy bơm nước… cần chú ý:

  • Xác định được các thông số min, max, diff.
  • Bắt đầu điều chỉnh max sau khi đã xác định được đúng thông số, bằng cách sử dụng tua-vít để có thể vặn các vít tương ứng trên đầu cột Range.
  • Tăng dần áp suất, song song với đó là quan sát kim đồng hồ áp suất và các tín hiệu của rơ le áp suất khí nén. Sau khi đã quan sát và nhận thấy rơ le bắt đầu nhảy sang vị trí max thì có nghĩa là bạn vừa điều chỉnh xong max.

Tương tự, người dùng cần phải chỉnh vít trên đầu cột diff về một con số đã xác định trước đó nếu muốn điều chỉnh thông số diff. Sau đó vừa giảm áp suất của đường ống một cách từ từ vừa phải quan sát ở đồng hồ áp suất.

Thứ hai,

Người sử dụng cũng cần phải chú ý để kiểm tra xem cách chỉnh công tắc áp suất đã đúng chưa sau khi đã điều chỉnh xong các thông số. Liệu nó đã đáp ứng đúng các yêu cầu cũng như phù hợp với hệ thống đường ống của mình hay không. Bạn cần cân nhắc lại nếu trong trường hợp vẫn chưa chỉnh được công tắc áp suất hợp lý. Cuối cùng luôn phải đảm bảo được rằng cách điều chỉnh rơ le áp suất chuẩn xác nhất.

Qua bài viết, mong rằng quý vị đã nắm được các kiến thức cơ bản, trọng tâm về công tắc áp suất, các loại rơ le áp phổ biến hiện nay cũng như cấu tạo, nguyên lý vận hành và cách điều chỉnh sao cho hiệu quả nhất. Để được tư vấn thêm, quý khách có thể liên hệ Hotline 024 6294 1166. Fil Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ!

>>>> Xem thêm: Hệ thống khí nén trong công nghiệp có cấu tạo và vai trò như thế nào?

>>>> Xem thêm: Tổng quan máy sấy khí hấp thụ | Nguyên lý làm việc, ưu nhược điểm

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Hệ thống khí nén trong công nghiệp có cấu tạo và vai trò như thế nào?

Ngày đăng: 15/06/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 6015 lượt
Đánh giá:

Hệ thống khí nén trong công nghiệp là nơi tập hợp kết nối các thiết bị khí nén với nhau nhằm cung cấp khí nén sạch. Các loại khí nén này có thể phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong các ngành công nghiệp như bao bì, in ấn, dệt may, gỗ, thực phẩm… 

Tùy từng lĩnh vực sản xuất cụ thể mà các nhà máy có cách bố trí vị trí đặt hệ thống khí nén khác nhau, bao gồm: máy nén khí, máy làm mát khí, máy sấy khí, bình tích khí – tank, bộ lọc khí… Việc bố trí phải đảm bảo tuân thủ kỹ thuật và nguyên lý giải nhiệt. Tuy nhiên không phải nhà máy nào cũng chú ý đến vấn đề này trên thực tế. Và có nhiều phòng máy nén khí chưa được đảm bảo tốt về vấn đề khí động học.

Vậy hệ thống khí nén có cấu tạo, vai trò và cần lắp đặt như thế nào để đạt tiêu chuẩn, vận hành hiệu quả?

1. Cấu tạo của hệ thống máy nén khí

Hệ thống khí nén trong công nghiệp
Hệ thống khí nén trong công nghiệp

Thiết kế hệ thống khí nén nhà xưởng có cấu tạo bao gồm:

1.1. Máy nén khí

Để tạo ra khí nén có lưu lượng và áp lực lớn phục vụ nhu cầu sản xuất của nhà máy, hệ thống khí nén trong công nghiệp, nhà xưởng thường sử dụng máy nén khí trục vít.

Máy nén khí có dầu: Thường được sử dụng trong các ngành sản xuất cơ khí nói chung.

Máy nén khí không dầu: Thường được sử dụng trong ngành công nghệ chế biến thực phẩm, rượu, bia, thuốc, mạch điện tử.

1.2. Bình tích áp khí nén

Nếu chỉ riêng máy nén khí thì việc cung cấp khí đều đặn cho việc sản xuất là không thể. Bởi máy cần khoảng thời gian 1 – 2 phút tạo ra khí nén đủ áp lực để sử dụng cho thiết bị khác. Vì vậy, để tích trữ áp lực khí nén để đáp ứng nhu cầu sản xuất liên tục cần phải có bình tích áp khí nén.

Ngoài ra, bình chứa khí nén còn có tác dụng tách một phần nước trong khí, đồng thời giảm nhiệt độ của khí trước khi tới máy sấy khí.

Máy nén khí sẽ dừng hoặc chạy ở chế độ không tải khi bình khí nén tích trữ đủ lượng khí thì tùy vào cài đặt. Tùy vào nhu cầu sử dụng của từng nhà máy và tương ứng với công suất của máy nén khí mà thể tích của bình chứa khí sẽ khác nhau.

1.3. Máy sấy khí

Máy sấy khí nén có chức năng làm khô và tách nước ra khỏi khí nén. Máy sấy khí hấp thụ và máy sấy khí tác nhân lạnh là 2 dòng máy sấy khí thông dụng nhất hiện nay.

Để tách nước và làm khô khí nén, máy sấy khí tác nhân lạnh sử dụng giàn nóng hoặc giàn lạnh. Máy được lắp đặt khá dễ dàng và sử dụng phổ biến trong các nhà xưởng, nhà máy sản xuất không yêu cầu về độ khô của khí nén cao.

Trong khi đó, máy nén khí hấp thụ tối ưu hơn khi sử dụng hạt hấp thụ nước, Dòng máy này thường được sử dụng cho các ngành dược phẩm, thực phẩm, điện tử…

1.4. Hệ thống lọc khí

Hệ thống lọc khí là bộ phận dùng để lọc các chất cặn, nước và dầu của hệ thống khí nén trong công nghiệp, nhà xưởng. Bạn có thể dùng 1 cấp, 2 cấp hoặc 3 cấp lọc tùy theo nhu cầu của từng nhà máy.

  • Cấp 1: Chặn được các chất cặn có kích thước từ 0,1 Micromet trở lên.
  • Cấp 2: Chặn được các chất cặn có kích thước từ 0,01 Micromet trở lên.
  • Cấp 3: Chặn các tạp chất có kích thước từ 0,003 Micromet và khử mùi bằng cách sử dụng than hoạt tính.

2. Sơ đồ hệ thống máy nén khí công nghiệp

Sơ đồ hệ thống máy nén khí công nghiệp rất quan trọng để tránh lọc bị nghẹt, không hiệu quả, gây hư hại hệ thống.

2.1. Theo loại máy sấy khí

Sơ đồ hệ thống máy sấy khí tác nhân lạnh: Máy nén khí > Bình chứa khí > Máy sấy khí > Bộ lọc

Sơ đồ hệ thống máy nén khi được đề nghị với máy sấy khí tác nhân lạnh
Sơ đồ hệ thống máy nén khi được đề nghị với máy sấy khí tác nhân lạnh

Sơ đồ hệ thống máy sấy khí hấp thụ: Máy nén khí > Bình chứa khí > Lọc thô > Máy sấy khí hấp thụ > Lọc tinh

Sơ đồ hệ thống máy sấy khí hấp thụ
Sơ đồ hệ thống máy sấy khí hấp thụ

2.2. Theo tiêu chuẩn

2.2.1. Tiêu chuẩn thông thường

Sơ đồ khí nén theo tiêu chuẩn thông thường như sau: Máy nén khí > Bình chứa khí > Lọc tinh > Máy sấy khô ngưng tụ > Lọc tinh

Tiêu chuẩn thông thường
Tiêu chuẩn thông thường

2.2.2. Tiêu chuẩn khí sạch

Máy nén khí > Bình chứa khí > Lọc tinh > Máy sấy khô ngưng tụ > Lọc tinh > Máy sấy khô hấp thụ > Lọc tinh

Tiêu chuẩn khí sạch
Tiêu chuẩn khí sạch

2.2.3. Tiêu chuẩn DIN ISO 8573 CLASS 1

Máy nén khí > Bình chứa khí > Máy chuyển đổi OFS > Máy sấy khô ngưng tụ

Tiêu chuẩn DIN ISO 8573 CLASS 1
Tiêu chuẩn DIN ISO 8573 CLASS 1

2.2.4. Tiêu chuẩn thổi chai PET

Sơ đồ nguyên lý hệ thống  khí nén theo tiêu chuẩn thổi chai PET: Máy nén khí > Bình chứa khí > Lọc tinh > Máy sấy khô ngưng tụ > Lọc tinh > Máy tăng áp > Lọc tinh

3. Cần lưu ý gì khi lắp đặt hệ thống máy nén khí?

Đối với sơ đồ hệ thống máy sấy khí tác nhân lạnh:

  • Nên sử dụng máy nén khí không dầu cùng.
  • Sử dụng bình chứa khí nén có sự phù hợp với công suất máy nén khí.
  • Trước khi lắp máy sấy khí hấp thụ, hãy lắp mình chứa khí.
  • Để tránh tình trạng máy sấy khí hấp thụ bị lỗi do nước và độ ẩm, hãy lắp bộ lọc thô trước máy sấy khí. (Nên lắp thêm bộ bẫy nước).
  • Sau khi làm khô cần lọc bụi từ máy sấy khí hấp thụ, nên lắp bộ lọc tinh sau máy sấy khí này.

Để lắp hệ thống máy nén khí chuẩn chỉnh, chúng ta cần tính toán trước khối lượng công việc cần làm, thiết bị cần lắp đặt cùng với mức độ cung cấp khí nén đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nếu chưa thể tự thực hiện tất cả, bạn hãy liên hệ công ty chuyên lắp đặt hệ thống khí nén để được tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống khí nén trong công nghiệp một cách an toàn, vận hành hiệu quả.

Cần lưu ý gì khi lắp đặt hệ thống máy nén khí?
Cần lưu ý gì khi lắp đặt hệ thống máy nén khí?

3.1. Môi trường lắp đặt

  • Việc lắp đặt hệ thống nên thực hiện ở trong phòng có mái che, rộng rãi, đầy đủ ánh sáng để đảm bảo cho việc theo dõi, vận hành, sửa chữa cũng như bảo dưỡng dễ dàng. Các thiết bị được khuyến nghị tốt nhất nên cách tường 1m – 1,5 mét.
  • Trong phòng khí nén không để các chất dễ gây cháy nổ.
  • Cần đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng cả môi trường bên trong và bên ngoài. Ngoài ra, cần lắp đặt thêm các thiết bị lọc nếu chất lượng khí nén không đạt chuẩn.
  • Cần đặt máy nén khí trên giá và không đặt trực tiếp xuống sàn.

3.2. Khi lắp đặt hệ thống máy nén khí công nghiệp cần yêu cầu gì?

  • Cung cấp một nguồn điện riêng cho hệ thống khí nén để tránh trường hợp hệ thống điện không bị quá tải.
  • Dùng dây điện đạt chuẩn để đảm bảo không xảy ra chập cháy ảnh hưởng đến sản xuất. Khi nối với máy, bạn nên lắp thêm tủ nguồn CB và cầu chì bảo vệ đồng thời nối các bộ phận vào dây tiếp đất để đảm bảo an toàn.
  • Tỷ lệ nguồn ra và motor phải đạt giống nhau.
  • Đảm bảo đường dây điện thông thoáng và được bảo vệ để tránh rò rỉ, giật điện.

3.3. Vận hành hệ thống khí nén công nghiệp sao cho an toàn

  • Nhân viên kỹ thuật vận hành máy phải có chứng nhận nghề hoặc được đào tạo tại các lớp kỹ thuật… Đặc biệt, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ở cuống catalogue đi kèm với máy khi thực hiện vận hành.
  • Chỉ được vận hành máy đúng mức áp suất ghi trên máy.
  • Cần tắt nguồn điện và xả hết khí nén khi kiểm tra, vệ sinh, sửa chữa hay bảo dưỡng. Đồng thời nên có các cảnh báo để tránh những tai nạn khi mở máy.
  • Để đảm bảo phát hiện lỗi kịp thời, hãy lập bảng theo dõi hoạt động của máy theo từng ngày.
  • Để đảm bảo an toàn, không chạm tay hay lấy dụng cụ chạm vào những phần đang hoạt động của máy. Trước khi chạy máy cần kiểm tra và đóng hết các cửa.
  • Tuân thủ quy trình điều khiển của nhà sản xuất, không được tự ý thay đổi cấu trúc/cấu tạo của thiết bị khí nén.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn tổng quan về hệ thống khí nén bao gồm cấu tạo, vai trò và lắp đặt hệ thống khí nén trong công nghiệp. Nếu chưa thể tự thực hiện và vận hành, hãy liên hệ Fil ngay để được tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật tận nơi qua Hotline: 024 6294 1166.

>>>> Xem thêm: Tổng quan máy sấy khí hấp thụ | Nguyên lý làm việc, ưu nhược điểm

>>>> Xem thêm: Hướng dẫn đọc thông số kỹ thuật máy nén khí quan trọng đừng bỏ lỡ

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam