Hệ thống làm mát bằng không khí là một trong những bộ phận rất quan trọng trong quá trình hoạt động của các nhà xưởng, nơi tập chung đông người… Hiện nay, sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp đòi hỏi phải nhờ đến các hệ thống làm mát để đáp ứng nhu cầu và tạo không gian làm việc tốt hơn cho mọi người. Bởi vậy hệ thống làm mát bằng không khí có vai trò hết sức to đối với đời sống của chúng ta.
Nhưng, nếu không có hệ thống làm mát thì chúng ta có bị ảnh hưởng gì không? Tất cả những vấn đề đó sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết hôm nay. Do đó, nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Chắc chắn bài viết của chúng tôi sẽ không làm bạn thất vọng.
1. Hệ thống làm mát bằng không khí- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
1.1. Khái niệm
Hệ thống làm mát bằng không khí là một hệ thống rất quan trọng của các nhà xưởng, khu công nghiệp, nhà máy… Nhiệm vụ của hệ thống làm mát là làm giảm nhiệt độ không khí xuống mức tốt nhất giúp cho môi trường làm việc trở nên mát mẻ và thoải mái hơn.
Đối với một nước có thời tiết và khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam thì sử dụng không khí trong hệ thống làm mát cho các khu công nghiệp, những nơi tập trung đông người… thực sự là một giải pháp vô cùng hữu ích.
1.2. Cấu tạo
Hệ thống làm mát bằng không khí có cấu tạo rất đơn giản bao gồm:
- Quạt hút gió: có tác dụng làm tăng lượng không khí đi vào hệ thống làm mát với một tốc độ rất chậm.
- Vỏ bọc động cơ được cấu tạo các rãnh đan xen nhau giúp tăng diện tích tiếp xúc giữ khí mát và động cơ.
1.3. Nguyên lý hoạt động
Hệ thống làm mát bằng không khí vận hành khá nhịp nhàng dựa trên nguyên lý vô cùng đơn giản.
Theo đó, hệ thống này hoạt động bằng cách hấp thụ hơi nóng trong không khí qua quá trình bốc hơi nước để có thể làm mát và giảm nhiệt độ trong không khí.
Lúc đầu nhiệt độ tự nhiên trong không khí là 28 độ C nhưng sau khi khí nóng đi qua tâm làm mát hạ nhiệt độ xuống còn 25 độ C. Đồng thời, khi không khí nóng được hút vào thì nhiệt độ sẽ giảm 26 độ C đến 28 độ C. Đây là mức nhiệt độ lý tưởng với sức khỏe con người, làm cho chúng ta không bị sốc nhiệt khi đi ra ngoài.
2. Sự khác biệt giữa hệ thống làm mát bằng nước và hệ thống làm mát bằng không khí
Hệ thống làm mát bằng không khí và làm mát bằng hơi nước có phải là một không?Chúng ta hãy thử làm phép so sánh hai hệ thống này xem chúng có gì giống và khác nhau không nhé.
2.1. Hệ thống làm mát bằng nước
Hệ thống làm mát bằng nước có ưu điểm gì?
- Hiệu quả làm mát cao hơn
- Tiết kiệm công suất khi làm mát vì làm mát nhanh hơn
- Phạm vi làm mát rộng
Hạn chế:
- Khí sử dụng vì cần có chuyên gia hướng dẫn
- Nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng nước rất phức tạp
- Cấu tạo phức tạp, nhiều chi tiết
- Dễ gây bào mòn và hoen gỉ các chi tiết khác vì chứa nước và hơi ẩm
2.2. Ưu nhược điểm của hệ thống làm mát bằng không khí
Ưu điểm: Hệ thống làm mát bằng không khí có thể:
- Sử dụng cả ở không gian mở và không gian đóng.
- Làm mát, giảm không khí mà không dùng phun sương hay nước ẩm gây hại tới máy móc xung quanh.
- Sử dụng trong phạm vi đông người và trên nền nhiệt độ rất cao.
- Hiệu quả làm mát không gian ngay tức thì và nhanh chóng.
- Vừa làm mát vừa giúp thanh lọc và làm sạch bầu không khí làm việc.
- Phạm vi hoạt động và lan tỏa rộng.
- Sản phẩm lắp đặt rất dễ dàng vì cấu tạo của hệ thống này rất đơn giản.
- Dễ sử dụng.
- Nguyên liệu chủ yếu là tận dụng từ gió trời nên chi phí rẻ hơn.
Nhược điểm của hệ thống làm mát bằng không khí:
- Hiệu quả làm mát không cao bằng làm mát bằng nước.
- Nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát này phụ thuộc vào cách tản nhiệt.
3. Tại sao phải sử dụng máy làm mát không khí đối với nhà xưởng?
3.1. Vai trò của hệ thống làm mát không khí đối với nhà xưởng
Nhà xưởng là một khu vực có số lượng công nhân làm việc khá đông . Do đó việc chuẩn bị một không gian làm việc thoáng mát và thoải mái là một việc cần được chú trọng hàng đầu.
Trong những năm gần đây, các máy làm mát bằng không khí được sử dụng khá rộng rãi bởi nó mang lại nhiều tính năng ưu việt.
Không chỉ đem lại không gian làm việc thoải mái và thoáng mát, hệ thống làm mát bằng không khí còn giúp bảo vệ các thiết bị và máy móc trong quá trình hoạt động không bị nóng máy hay bị tác động bởi các yếu tố thời tiết.
Có thể thấy nếu không có hệ thống làm mát thì các nhà xưởng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo năng suất làm việc của công nhân trong những ngày hè nóng bức.
3.2. Lưu ý khi lắp đặt và sử dụng hệ thống máy làm mát không khí
Những lưu ý mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn sử dụng hệ thống máy làm mát không khí hiệu quả:
Lưu ý 1:
- Lựa chọn thương hiệu sản xuất hệ thống làm mát bằng không khí có uy tín và nổi trội trên thị trường.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu máy làm mát không khí giúp bạn có thể lựa chọn được máy phù hợp với nhu cầu.
Tuy nhiên, có nhiều thương hiệu và sản phẩm cũng là vấn đề mà bạn cần quan tâm để lựa chọn kĩ hơn. Đặc biệt, cần phải ưu tiên hàng đầu về chất lượng cũng như thương hiệu nổi tiếng vì đó là những sản phẩm đã được nhiều người tiêu dùng kiểm chứng.
Mặt khác, lựa chọn cơ sở uy tín thì bạn sẽ được sử dụng sản phẩm chính hãng và được bảo hành trong thời gian sử dụng.
Lưu ý 2:
- Thiết kế vị trí lắp đặt phù hợp nhất.
Lưu ý tiếp theo khi bạn có nhu cầu lắp đặt hệ thống làm mát bằng không khí đó là việc thiết kế sơ đồ hệ thống làm mát.
Đây là một vấn đề hết sức quan trọng bởi nó quyết định đến hiệu quả và công suất hoạt động của máy làm mát không khí. Nếu như bạn lựa chọn một vị trí sai thì phạm vi lan tỏa của máy làm mát không khí sẽ không bao phủ hết không gian làm việc.
Như vậy sẽ không giải quyết được vấn đề làm mát , giảm nhiệt cho các nhà xưởng hay khu tập chung đông người.
Do đó nếu bạn muốn phát huy được công suất của hệ thống thì bạn cần phải chú trọng hơn tới vấn đề vị trí lắp đặt. Đặc biệt phải có quá trình quan sát và nghiên cứu để lựa chọn vị trí tốt nhất.
Với những chia sẻ trong bài viết trên đây của chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn có thêm thông tin về hệ thống máy làm mát bằng không khí. Mong rằng những thông tin đó sẽ giúp bạn sử dụng hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích to lớn.
>>>> Xem thêm: Review 5 máy sấy khí Donaldson đáp ứng mọi nhu cầu xử lý khí nén
>>>> Xem thêm: Top 3 thương hiệu máy tạo oxy tại nhà tốt nhất năm 2021
Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam