Máy nén khí trục vít là một trong những dòng sản phẩm riêng biệt thuộc họ máy bơm hơi khí nén. Đây là thiết bị được ứng dụng phổ biến trong những hoạt động hay hệ thống khí nén lớn. Để có thể hiểu rõ hơn về thiết bị này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay cấu tạo, phân loại cũng như nguyên lý của các dòng máy bơm hơi trục vít trong bài viết này.
I. Định nghĩa và phân loại máy nén khí trục vít
Chúng ta thường xuyên nhắc đến máy nén khí trục vít nhưng liệu bạn đã hiểu rõ định nghĩa về nó. Nó là một loại thiết bị dùng để nén không khí kiểu thể tích, làm thay đổi thể tích của không khí bằng cách sử dụng cơ chế hai trục vít xoắn ngược chiều với nhau để tạo ra áp lực khí. Dòng máy này được sử dụng phổ biến trong hoạt động công nghiệp. Với nhiều ưu điểm vượt trội, dòng máy này là sự lựa chọn hoàn hảo cho các ứng dụng đòi hỏi độ bền bỉ và tính ổn định cao.
Máy bơm hơi trục vít có nhiều loại nhưng phổ biến nhất hiện nay là 2 loại được phân loại theo chất lượng khí nén đầu ra, bao gồm: Máy nén có dầu (oil flood) và máy nén không dầu (oil free).
1. Máy nén khí trục vít có dầu
Là loại thiết bị dùng dầu để làm kín các khe hở trục vít, làm mát, bôi trơn giúp sự hoạt động của thiết bị được trơn tru, ổn định và đảm bảo nhiệt độ duy trì ổn định. Nhờ ưu điểm giá thành rẻ, dễ sửa chữa và tuổi thọ cao mà dòng máy này được sử dụng rộng rãi hơn trong sản xuất. Tuy nhiên, khí đầu ra của máy nén có dầu nên trong quá trình hoạt động sẽ có lẫn 1 lượng dầu nhất định do việc sử dụng dầu máy nén khí trục vít.
2. Máy nén khí trục vít không dầu
Là loại thiết bị hoàn toàn không có dầu trong quá trình nén khí đúng như tên gọi. Chính vì vậy. khí đầu ra của dòng máy này sẽ sạch dầu và tinh khiết 100%. Dòng máy này có cấu tạo phức tạp hơn cũng như việc chế tạo phải đòi hỏi sự chính xác cao. Do đó, giá máy nén không dầu sẽ cao hơn có dầu khoảng 2 – 5 lần.
II. Cấu tạo máy nén khí trục vít
Là dòng máy có cấu tạo khá phức tạp, may nen khi truc vit được tạo thành từ rất nhiều chi tiết. Mỗi hãng máy nén khí trục vít cũ hay mới sẽ có cấu tạo khác biệt nhưng về cơ bản thì vẫn bao gồm các bộ phận sau:
1. Lọc khí đầu vào (Air filter): lọc cho không khí sạch bụi bẩn trước khi đi vào đầu nén.
2. Van cửa nạp máy nén khí (Intake Valve)
3. Cụm đầu nén (Airend)
4. Khớp nối (Coupling)
5. Động cơ điện (Main motor)
6. Bình chứa dầu và khí nén (Air tank)
7. Van áp suất tối thiểu (Minimum pressure valve)
8. Quạt làm mát (Cooler motor)
9. Giàn làm mát khí (Air cooler)
10. Bộ tách nước (Water separator)
11. Van xả nước tự động (Auto drain valve)
12. Van khí đầu ra (Outlet valve)
13. Giàn giải nhiệt dầu, két giải nhiệt dầu (Oil cooler)
14. Lọc tách dầu và khí (Separator)
15. Lọc dầu (Oil filter)
16. Van hằng nhiệt (Thermal valve)
17. Van điện tử xả tải (Solenoid valve)
18. Van an toàn (Safety valve)
19. Cảm biến áp suất (Pressure sensor)
20. Cảm biến nhiệt độ (Thermal sensor)
21. Cảm biến quá tải, cảm biến quá dòng
Việc hiểu về cấu tạo sẽ giúp bạn hạn chế các lỗi thường gặp của máy nén khí trục vít và thực hiện các hoạt động sửa chữa máy nén khí trục vít dễ dàng hơn.
III. Nguyên lý làm việc máy nén khí trục vít
Như định nghĩa, nguyên lý làm việc máy nén khí trục vít là nén thể tích với hai trục vít hình xoắn ốc được đặt trong 1 khoang chứa gọi là đầu nén: đực và cái. Khi 2 trục vít này quay ngược chiều sẽ tạo ra khoảng chân không hút không khí từ bên ngoài vào đầu nén. Đồng thời không khí được nén lên áp suất khi thoát khỏi đầu nén (8 bar – 16 bar tùy loại).
1. Nguyên lý hoạt động của máy nén khí trục vít có dầu
Máy nén khí có dầu trục vít được hoạt động như sau:
Động cơ chính quay => 2 đầu trục vít quay ngược chiều => không khí đi vào đầu nén qua lọc khí và trộn cùng dầu làm mát => làm mát và làm kín khe hở của trục vít.
Hỗn hợp dầu và khí đi qua cửa xả đầu nén khi được tăng áp suất lên => vào bình chứa dầu.
Dầu được giữ lại bình nhờ lọc tách => đẩy ngược dầu qua giàn làm mát dầu nhờ áp lực trong bình => qua lọc dầu rồi về đầu nén khí => không khí đầu vào được hòa trộn với dầu và thực hiện chu trình tiếp theo.
Khí nén từ bình chứa hỗn hợp dầu và khí đi qua lọc tách dầu => đến van áp suất tối thiểu => đến giàn làm mát khí => đi đến hệ thống sử dụng bên ngoài.
2. Nguyên lý hoạt động của máy nén khí trục vít không dầu
Máy nén khí không dầu trục vít được hoạt động với đường không khí và đường dầu riêng biệt do chúng không hòa trộn vào nhau.
Chu trình hoạt động trong đường khí: Không khí => van cửa nạp => đầu nén cấp 1 => nén lên áp suất 2 – 2.5 bar => giàn tản nhiệt trung gian => đầu nén cấp 2 nén lên áp suất 8 – 9 bar => giàn tản nhiệt khí => hệ thống sử dụng bên ngoài.
Chu trình hoạt động trong đường dầu: Dầu được bơm đẩy trong bể chứa dầu đến giàn làm mát dầu => lọc dầu => truyền đến các ổ bi của đầu nén và bánh răng truyền động để bôi trơn => trở lại bể chứa dầu => chu trình khép kín tiếp theo.
IV. Các dòng thiết bị nén khí trục vít phổ biến chất lượng
Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng thiết bị nén khí trục vít đa dạng từ thương hiệu đến công suất. Trong đó các thương hiệu đang được ưa chuộng là: Hitachi – Nhật Bản, Compkorea – Hàn Quốc, Puma – Đài Loan, TMPM10A Pegasus – Việt Nam, Kaishan – Trung Quốc, Kobelco, Compkorea model CKDX 660…
Các thương hiệu đều chú trọng vào những dòng máy được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh bao gồm: máy nén 10Hp, 30Hp, 50Hp.
1. Máy nén khí 10Hp
Với công suất 7.5Kw, máy nén khí 10Hp được coi là thiết bị nén khí hoàn hảo thay thế cho Piston trước đây. Đặc biệt, dòng máy này thích hợp cho nhu cầu công việc cần sử dụng khí nén thấp nhưng yêu cầu tần suất liên tục.
Thông số kỹ thuật chung của máy nén khí 10Hp:
- Công suất: 7.5Kw
- Lưu lượng: 1.2 m3/phút
- Áp lực: 0.7 – 1.2 MPA
- Trọng lượng: 215kg
- Kích thước: 84x60x88cm
2. Máy nén khí 30hp
- Công suất: 30HP-22KW
- Lưu lượng: 4.25 m3/phút
- Điện áp sử dụng: 380V
- Độ ồn: Rất thấp (<65dB)
- Áp lực thấp nhất: 4.5 kg/cm2
- Áp lực làm việc: 8 kg/cm2
- Kích thước DxRxC: 1250x880x1260mm
- Trọng lượng: 567kg
- Hệ thống truyền động: Drive Belt
- Kích thước nối ống ra: G1 1/4
3. Máy nén khí 50hp
Đây là dòng máy được sử dụng chủ yếu cho các ngành công nghiệp nặng, giúp đẩy nhanh công việc và hiệu quả trong các nhà máy sản xuất, công trình xây dựng hay hầm mỏ.
Thông số kỹ thuật chung của máy nén khí 50hp:
- Lưu lượng: 6.6 m3/phút
- Áp suất: 7 bar
- Công suất: 50Hp (37Kw – 380V – 50Hz)
- Kích thước: 1350 x 940 x 1680 mm (dài x rộng x cao)
- Trọng lượng: 860kg
- Độ ồn: 70 – 73dB
- Mô tơ đạt chuẩn IE3, trục nối Coupling.
Xem thêm: các loại thiết bị máy nén khí chất lượng.
V. So sánh thiết bị nén khí trục vít và Piston
Để lựa chọn phù hợp cho nhu cầu sử dụng, chúng ta hãy so sánh thiết bị nén khí trục vít và piston xem những ưu, nhược điểm của chúng nhé.
1. * Giống nhau:
Có thể tạo ra nguồn khí nén phục vụ cho các hoạt động khác nhau có áp lực cao.
Có 2 dòng máy: có dầu và không dầu.
Có nhiều dòng thương hiệu lợn và xuất xứ từ các quốc gia khác nhau.
2. * Khác nhau:
Về áp suất, năng suất: Thiết bị bơm hơi trục vít có áp suất khí và năng suất cao hơn piston với tỷ số nén đạt max là 25.
Về kích thước: Các thiết bị bơm hơi trục vít sở hữu thiết kế nguyên khối, gọn gàng nhưng kích thước to hơn piston.
Về độ ồn: Máy nén trục vít chạy êm, vận hành ổn định hơn do lớp vỏ được thiết kế cách âm.
Về khả năng sửa chữa, bảo dưỡng: Piston dễ dàng sửa chữa bảo dưỡng hơn do kích thước nhỏ gọn, cấu tạo đơn giản.
Vì vậy, các thiết bị nén khí trục vít phù hợp với các khu sản xuất, xí nghiệp đòi hỏi khả năng cung cấp lượng khí cao, liên tục. Còn piston kích thước nhỏ dễ di chuyển linh hoạt phù hợp hơn với những tiệm phun rửa, xưởng mộc, phòng khám… có hoạt động quy mô vừa, nhỏ.
Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết phải biết về dòng máy nén khí. Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn và giúp bạn có sự lựa chọn máy nén khí trục vít phù hợp với nhu cầu sử dụng.
>>>> Xem thêm: 7 thông tin quan trọng về máy nén khí không dầu bạn không thể bỏ qua
>>>> Xem thêm: Khám phá cấu tạo máy nén khí Piston và những điều cần lưu ý khi sử dụng
Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam