Hướng dẫn đọc thông số kỹ thuật máy nén khí quan trọng đừng bỏ lỡ

Ngày đăng: 10/06/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 5027 lượt
Đánh giá:

Có rất nhiều người muốn sử dụng máy nén khí nhưng lại chưa hiểu hết thông số kỹ thuật máy nén khí dẫn đến khó khăn khi chọn mua và sử dụng. Và hiện nay cũng có nhiều dòng máy trên thị trường đa dạng về cả chủng loại, thiết kế đến cấu tạo. Vậy hãy cùng Fil tìm hiểu về máy nén khí và những thông số kỹ thuật quan trọng của nó trong chủ đề hôm nay.

1. Thông số kỹ thuật máy nén khí là gì?

Thông số kỹ thuật đối với máy nén khí chính là bản mô tả ngắn gọn nhưng đảm bảo chi tiết về các thông số chủ yếu như kích thước, điện áp, áp lực, công suất… của máy nén khí. Các thông số kỹ thuật này được chuẩn bị bởi các kỹ sư, nhà thiết kế máy chuyên nghiệp.

Dựa vào những thông số kỹ thuật máy nén khí, chúng ta có thể hiểu được một cách chuẩn xác về các điều kiện cụ thể cần được hay có thể thỏa mãn. Những thông tin này sẽ được trình bày sao cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều có thể nắm được rõ ràng. Đồng thời cũng tiến hành đo lường được mức độ phù hợp của nó. Tuy nhiên, việc tuân thủ những thông số kỹ thuật này đôi khi được xê dịch vì thông số kỹ thuật khác với giới hạn kiểm soát.

Các thông số này góp phần quan trọng giúp chúng ta đưa ra quyết định nên mua loại máy nén khí nào.

Thông số kỹ thuật máy nén khí
Thông số kỹ thuật máy nén khí

2. Các thông số kỹ thuật máy nén khí quan trọng và cách quy đổi?

Nắm được một số những thông số cơ bản, quan trọng nhất của máy nén khí là cách để có thể chọn mua được những chiếc máy nén không khí phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng. Đồng thời sử dụng nó hiệu quả.

2.1. Công suất vận hành – Thông số kỹ thuật máy nén khí

Thông thường bạn cần phải chú ý đến công suất hoạt động của thiết bị nén khí khi kiểm tra thông số của máy nén khí. Để biết được năng lượng mà các chi tiết máy nén khí vận hành.

Có thể dựa vào đơn vị đo của nhà sản xuất đưa ra nếu bạn chưa biết về công suất của máy nén khí. Đơn vị đo công suất máy nén khí là HP (mã lực). Một số dòng máy nén khí cần chất lượng khí nén không lớn được sử dụng trong công việc như máy nén khí Donaldson, Palada, Puma, máy nén… có công suất nhỏ từ ½ HP đến 1HP.

Các thiết bị máy nén thuộc những thương hiệu này có thiết kế nhỏ gọn. Giúp người dùng dễ dàng di chuyển tới khu vực làm việc mà không gây nhiều khó khăn. Đồng thời, thiết kế máy móc hiện đại phù hợp sử dụng trong các hoạt động như bơm xe máy, ô tô, xịt bụi, bắn đinh ốc vít, bắn ghim… Ngoài ra,  người dùng có thể sử dụng để cung cấp khí nén cho các cửa hàng bán thủy hải sản, các bể nuôi cá cảnh hoặc bệnh viện, phòng khám nha khoa với những thiết bị không chứa dầu.

Mặt khác, loại máy có công suất vừa phải từ 1-3HP thường được sử dụng trong ngành công nghiệp, xưởng cơ khí, xưởng gỗ, công ty nhỏ… . Hoặc trong các garage rửa xe, sửa chữa, làm lốp ô tô, xe máy.

Công thức quy đổi công suất máy nén khí như sau:

  • 1kw = 1,35HP
  • 1HP = 0.746Kw
Bảng công thức công suất vận hành máy nén khí
Bảng công thức công suất vận hành máy nén khí

2.2. Nguồn điện áp nhà sản xuất sử dụng

Nguồn điện của những thiết bị máy nén khí là thông số kỹ thuật cần được chú ý. Bởi sự an toàn của máy nén phụ thuộc lớn vào nguồn điện mà bạn sử dụng. Thông số kỹ thuật máy nén khí này sẽ được thể hiện tại sách hướng dẫn sử dụng sản phẩm hay phần ghi chú được dán trên thân máy tiện cho người dùng theo dõi.

Trước khi vận hàng máy thì bạn cần kiểm tra thiết bị chạy mạch điện 1 pha hay 2 pha. Ngoài ra, bạn chỉ cần cắm điện và vận hành máy đối với thiết bị có thiết kế dòng điện 220V, tần số 50Hz 

Đối với các sản phẩm sử dụng nguồn điện áp 380V thì bạn cần lưu ý nên trang bị thêm 1 bộ biến tần, thay đổi dòng điện. Từ đó giúp hệ thống khí nén hoạt động ổn định hơn và hạn chế tối đa xảy ra tình trạng cháy máy nén khí công suất lớn.

2.3. Lưu lượng không khí nén ở thiết bị nén khí

Lưu lượng khí nén được đánh giá như thông số kỹ thuật máy nén khí quan trọng nhất. Nó là lưu lượng khí nén nạp vào và thoát ra ở thiết bị. Đơn vị đo lưu lượng không khí nén là lít/phút hoặc m³/phút.

Đối với những công việc có nhu cầu sử dụng khí nén càng nhiều thì yêu cầu lựa chọn máy có lưu lượng khí càng lớn. Ví dụ như trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, các dây chuyền sản xuất, khai thác, cửa hàng rửa xe quy mô lớn… .

Các thông số kỹ thuật máy nén khí cần được người sử dụng thiết bị tính toán và xem xét một cách kỹ lưỡng. Để có thể đưa ra sự lựa chọn chính xác về loại máy so với nhu cầu thực tế.

Công thức tính lưu lượng khí nén: Lưu lượng (Thiết bị 1 + Thiết bị 2 +….+ Thiết bị n) x 1,25.

Đơn vị lưu lượng được quy đổi cfm sang m3/h, đổi l/s sang m3/h, đổi m3/h sang l/s. Cụ thể như sau: 

  • 1 m3/phút = 1000 lít/phút
  • 1 m3/phút = 1,089 x 1 Nm3/phút
  • 1 CFM = 0,0283 m3/phút
Công thức tính lưu lượng và áp suất với đồng hồ
Công thức tính lưu lượng và áp suất với đồng hồ

2.4. Áp lực làm việc

Áp lực làm việc của thiết bị bơm khí nén được tính bằng đơn vị Bar hoặc kgf/cm2. Các dòng máy nén khí trên thực tế thường có yêu cầu sử dụng mức áp suất từ 7-10bar. Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn phải lựa chọn hệ thống khí nén có tải công suất tương thích tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng khí nén của công việc.

Thông thường, áp suất cao sẽ được sử dụng cho các cửa hàng, doanh nghiệp có công suất làm việc lớn. Và ngược lại, thiết bị có áp lực phù hợp với nhu cầu sử dụng các tiệm kinh doanh nhỏ, vừa.

Công thức quy đổi áp suất khí nén như sau:

  • 1 Mpa = 10 bar
  • 1 Atm pressure = 1,01325 bar
  • 1 Bar = 14,5038 Psi
  • 1 Bar = 1,0215 kgf/cm2

3. Một số lưu ý khác khi tìm hiểu về máy nén khí

Hệ thống máy nén khí gồm nhiều chi tiết khá phức tạp. Tuy nhiên mỗi hệ thống máy nén khí thông thường cần phải đầy đủ các bộ phận cơ bản. Bao gồm: Máy nén khí, bình tích áp, máy sấy khí, lọc.

3.1. Hệ thống máy nén khí có cấu tạo như thế nào?

Máy nén khí: Có chức năng làm tăng áp suất của chất khí và giúp cho năng lượng cho dòng khí tăng lên. Đồng thời cũng giúp nén khí lại khiến nó tăng áp suất và nhiệt độ. Các thiết bị máy nén khí có nhiều kiểu lưu lượng và áp lực khác nhau.

Bình tích áp khí (dung tích bình khí của máy nén khí): Là bình lưu trữ khí nén sở hữu áp lực cao. Dung tích bình khí sẽ khác nhau tùy vào từng loại máy. Đối với các ngành công nghiệp lớn có nhu cầu sử dụng cao thì loại bình nén khí lớn sẽ phù hợp. 

Máy sấy khí: Đây là thiết bị không thể thiếu trong mỗi dòng máy nén khí. Như chúng ta đều biết, khí đi từ ngoài môi trường vào sẽ mang theo cả bụi bẩn lẫn hơi nước, độ ẩm bên ngoài sẽ quyết định lượng hơi nước này. Máy sấy khí sẽ xử lý hơi nước bằng cách thu thập những giọt nước ngưng tụ. Sau đó hâm nóng không khí đến khi hơi nước sẽ biến mất và đảm bảo độ khô cho khí.

Cấu tạo máy nén khí
Cấu tạo máy nén khí

3.2. Một số lưu ý khác khi lựa chọn máy nén khí

Bên cạnh việc lưu ý các thông số kỹ thuật máy nén khí khi chọn thiết bị về công suất, áp suất và lưu lượng thì chúng ta cũng cần lưu ý một số vấn đề khác:

Nói không với các sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Lựa chọn máy nén khí thuộc các thương hiệu nổi tiếng, đã được nhiều người sử dụng và đánh giá tốt. Đồng thời, chất lượng đã được kiểm định như: máy nén khí Donaldson, Puma, máy nén khí Fusheng, Palada, Kobelco…

Lựa chọn dòng máy có công suất cũng như lưu lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Nên mua máy tại các địa chỉ cung ứng máy nén khí uy tín, có kinh nghiệm lâu năm cũng như chế độ bảo hành uy tín, giúp đảm bảo quyền lợi của chính bạn như Fil Việt Nam.

Hy vọng qua bài viết, các bạn đã nắm được những thông số kỹ thuật máy nén khí quan trọng. Từ đó có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp, đạt hiệu quả công việc tối ưu. Liên hệ ngay hotline 024 6294 1166 để được tư vấn cụ thể hơn và tham khảo thêm nhiều dòng máy nén không khí khác.

>>>> Xem thêm: Có nên mua máy lọc không khí? Kinh nghiệm mua máy lọc không khí

>>>> Xem thêm: Tìm hiểu về chức năng lọc dầu máy nén khí và cách thay lọc dầu hiệu quả

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt NAM