Bộ lọc khí nén là một thiết bị có vai trò hết sức quan trọng đối với hệ thống máy nén khí. Đặc biệt với những ứng dụng mà máy nén khí đem lại cho các ngành công nghiệp và đời sống thì chúng ta lại càng cần phải hiểu rõ hơn về thiết bị bộ lọc khí nén. Chắc hẳn sẽ không ít bạn thắc mắc về sự tồn tại , cách thức hoạt động cũng như cấu tạo của thiết bị. Bởi vì, tuy nó chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng lại có sức ảnh hưởng rất lớn.
Nếu như bạn vẫn chưa có những câu trả lời tốt nhất về vấn đề này thì bạn đừng nên bỏ lỡ bài viết hôm nay của chúng tôi để hiểu rõ hơn về bộ lọc khí nén. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này ngay sau đây nhé.
1. Bộ lọc khí nén là gì?
Khí nén là một nguyên liệu luôn có sẵn và tồn tại trong tự nhiên với một khối lượng khổng lồ. Tuy nhiên việc ứng dụng khí nén vào trong các ngành công nghiệp như thế nào cho hiệu quả còn phụ thuộc vào chất lượng khí có tinh khiết, có sạch hay không.
Đối với nước ta khi mà chất lượng không khí bình thường luôn trên ngưỡng không an toàn cho sức khỏe do có nhiều bụi bẩn, khói xe… là một vấn đề rất nan giải và gây ảnh hưởng lớn cho sự hoạt động của máy nén khí.
Bởi vậy, cần phải có một thiết bị chuyên hỗ trợ cho quá trình lọc khí nén tốt nhất đảm bảo chất lượng cao để máy nén khí hoạt động tốt đó chính là thiết bị bộ lọc khí nén.
Bộ lọc khí nén là một bộ phận, một chi tiết máy của máy nén khí có chức năng lọc tách nước, bụi bẩn, tạp chất có trong khí nén để bôi trơn và hỗ trợ các thiết bị chuyển động dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó nó có thể duy trì và điều chỉnh áp suất của hệ thống nén khí giúp đảm bảo sự kết nối giữa các chi tiết đến các thiết bị máy nén để thực hiện nhiệm vụ lọc nhớt, lọc tách dầu, lọc tách không khí.. Có thể nói đây là một công cụ rất hữu ích và có vai trò hết sức to lớn không chỉ với hệ thống máy nén khí mà còn cả những ứng dụng của đời sống.
2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại của bộ lọc khí nén
Để hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của bộ lọc khí nén chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu xem cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các phân loại của bộ lọc khí nén xem nó như thế nào nhé
2.1. Cấu tạo
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bộ lọc khí nén như bộ lọc khí nén đơn, bộ lọc khí đôi và bộ lọc khí ba và cấu tạo chung của các bộ lọc khí này gồm: van lọc, van điều chỉnh áp suất và bình chứa dầu.Mỗi bộ phận của bộ lọc khí nén đảm nhiệm chức năng, vai trò và nhiệm vụ khác nhau.
Trong đó, van lọc có nhiệm vụ tách hơi nước và loại bỏ những tạp chất có trong không khí như bụi, các hạt kim loại…ra khỏi dòng khí nén được cung cấp. Đặc biệt, trong bộ lọc khí nén thì van lọc giữ vai trò quyết định cho chất lượng khí nén. Do vậy đây là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ bộ lọc khí nào.
Bộ phận tiếp theo là van điều chỉnh áp suất đảm nhận vai trò điều chỉnh áp suất và giữ áp suất cao luôn ở mức ổn định và an toàn. Thông thường văn điều chỉnh sẽ được gắn với đồng hồ đo áp để người sử dụng dễ theo dõi và quan sát áp suất trong bộ lọc khí.
Bộ phận cuối cùng là bình dầu cũng có vai trò hết sức quan trọng bởi nó giúp bôi trơn và phun dầu vào khí nén đã lọc sạch dưới dạng sương. Từ đó dầu sẽ di chuyển cùng với khí nén đến các khớp nối, xi lanh và thiết bị để bôi trơn , giảm ma sát và giảm nhiệt độ. Bộ phận này csos thể hoạt động riêng lẻ hoặc hoạt động chung với van điều áp, lọc nước để tạo nên bộ lọc.
2.2. Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của bộ lọc khí nén là một phần rất quan trọng đối với những bạn lần đầu được tiếp cận. Bởi vì hiểu được nguyên lý hoạt động tức là bạn đã nắm được cách thức vận hành máy nén khí đồng thời sử dụng máy nén khí đúng cách.
Khí nén sẽ được cung cấp từ các thiết bị chứa khí như bồn chứa hoặc bình tính khí sau đó thông qua các đường ống đám khí đi vào bộ lọc. Lúc này khí sẽ được làm sạch trước khi đi qua cổng để vào van điều áp.
Ở công đoạn này người vận hành máy nén khí cần kiểm tra đồng hồ đo áp để biết áp suất đã đạt ngưỡng ổn định hay chưa để điều chỉnh cho phù hợp. Sau đó khí nén lại tiếp tục van chứa dầu và mang theo những hạt dầu li ti đến các thiết bị để bôi trơn và làm các thiết bị hoạt động dễ dàng hơn mà không bị nóng máy.
2.3. Phân loại
- Phân loại theo chức năng bao gồm các dạng bộ lọc như: bộ lọc hạt, bộ lọc than hoạt tính, bộ lọc khí hợp chất, bộ lọc lạnh, bộ lọc nạp khí nén.
- Phân loại theo hãng sản xuất bao gồm: bộ lọc khí thương hiệu SMC, thiết bị khí nén CKD, máy lọc khí nén Pisco Pneumatic.
- Phân loại theo chân ren gồm các loại bộ lọc: bộ lọc có ren ¼, bộ lọc có ren ⅜, bộ tách nước khí nén ½ .
3. Ưu nhược điểm của bộ lọc khí nén
Bộ lọc khí nén công nghiệp là một chi tiết vô cùng quan trọng và mang tính quyết định đến chất lượng khí nén của máy nén khí. Mặc dù vậy, không phải ai cũng nắm rõ được hết những ưu điểm vượt trội của thiết bị này. Thậm chí có rất nhiều bạn còn không hề biết đến sự tồn tại của thiết bị này trong máy nén khí. Vậy bộ lọc khí nén có những ưu điểm và hạn chế gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây nhé.
>>>> Xem thêm: Các sản phẩm bộ lọc khí nén chât lượng
3.1. Ưu điểm
- Thiết kế nhỏ gọn
- Dễ tháo gỡ và thay thế khi cần thiết
- Đa dạng về kích cỡ
- Khả năng tương thích với nhiều loại máy khác nhau
- Hỏi trợ máy nén khí đặt được kết quả tốt nhờ cấu tạo chi tiết
3.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm thì bộ lọc khí nén cũng còn tồn đọng một số những mặt hạn chế. Trong đó chủ yếu là vì giá thành sản phẩm giữa các hãng sản xuất có sự chênh lệch. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm lại dựa phần chính vào giá thành nghĩa là sản phẩm tốt sẽ có giá thành cao và ngược lại.
4. Bộ lọc khí nén- Hỏi & Đáp
4.1. Ưu điểm của bộ lọc khí đôi là gì?
Trả lời: Ưu điểm của bộ lọc khí đôi:
- Chất lượng được đảm bảo vì được lọc qua 2 lần
- Bảo vệ các bộ phận trong hệ thống khí nén không bị gỉ hay hao mòn
- Thiết kế sản phẩm nhiều kích cỡ và dễ dàng tương thích với nhiều máy khác nhau
4.2. Những vấn đề thường gặp khi sử dụng bộ lọc khí nén và cách khắc phục như thế nào?
Trả lời: Trong quá trình sử dụng bộ lọc nước máy nén khí, bạn sẽ gặp phải không ít những vấn đề vì vậy để sử dụng bộ lọc khí hiệu quả bạn cần phải nắm được để kịp thời xử lý
- Bộ lọc khí không thể tách được nước và bụi bẩn
Cách khắc phục: Bạn nên thường xuyên tiến hành vệ sinh, xả cặn trong chén lọc một cách đều đặn để giúp bộ phận lọc luôn sạch sẽ và hoạt động tốt hơn.
- Bộ phận van điều áp suất không khí bị thoát ra ngoài
Cách khắc phục: bạn hãy tháo ra và lắp lại van điều áp vì có thể do lắp sai vị trí hoặc lắp chưa đúng khớp nên khí mới có thể thoát ra ngoài dễ dàng như vậy.
4.3. Công dụng phổ biến của bộ lọc khí là gì?
Trả lời: Như đã chia sẻ trong bài viết thì công dụng chính của bộ lọc tách nước khi nén chính là: lọc các tạp chất, bụi bẩn… ra khỏi hệ thống khí nén để giúp quá trình lọc khí diễn ra thuận tiện hơn và kết quả cuối cùng là thu được khí tinh khiết nhất.
Hy vọng với những chia sẻ mà chúng tôi mới giới thiệu trong bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn cũng như hiểu rõ được nguyên ký hoạt động, công dụng của bộ lọc khí nén. Từ đó sử dụng hiệu quả và thu được những kết quả tốt nhất.
>>>> Xem thêm: Dầu máy nén khí và những vấn đề cần biết khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt
>>>> Xem thêm: 7 thông tin quan trọng về máy nén khí không dầu bạn không thể bỏ qua
Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam