Mách bạn cách chỉnh áp suất máy nén khí đúng tiêu chuẩn

Ngày đăng: 05/05/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 2948 lượt
Đánh giá:

Để máy nén khí hoạt động bền bỉ, ổn định cung cấp ra luồng khí nén chất lượng cao thì việc chỉnh áp suất áp máy nén khí đúng tiêu chuẩn là việc làm cơ bản và quan trọng nhất. Vậy sử dụng máy nén khí như thế nào để an toàn và đảm bảo kỹ thuật cũng như cách chỉnh áp suất máy nén khí như thế nào là hợp lý. Trong bài viết dưới đây Fil Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức hữu ích xung quanh vấn đề này nhé.

1. Hướng dẫn sử dụng máy nén khí đảm bảo kỹ thuật 

Hệ thống máy nén khí không quá cầu kỳ và phức tạp, nhưng để cho hệ thống hoạt động hết công suất, bền bỉ thì trong quá trình vận hành bạn cần chú ý đến một số vấn đề:

Cách chỉnh áp suất máy nén khí
Cách chỉnh áp suất máy nén khí

1.1. Lưu ý khi lắp đặt 

Là một thiết bị công nghiệp cho nên khi lắp đặt máy nén khí bạn nên chọn những vị trí cao ráo, khô thoáng, nền nhà vững chắc, và duy trì nhiệt độ môi trường xung quanh máy khí hoạt động luôn nhỏ hơn 40 độ.

Trong quá trình lắp đặt động cơ làm việc, bạn phải kiểm tra thật kĩ nguồn điện cũng như điện áp, tần số đã phù hợp với những quy định mà nhà sản xuất ghi trên nhãn dán hay chưa.

Sau đó bạn chú ý đến độ căng của dây đai. Bởi nếu bạn lắp ráp mà để dây đai quá căng sẽ dẫn đến hiện tượng quá tải. Còn nếu dây đai bị trùng thì lại dẫn đến tốc độ không ổn định cũng như dây đai bị quá nhiệt.

Dây điện dùng để kết nối với nguồn điện thì cần dùng dây có tiết diện phù hợp để tránh hao phí điện năng. Đặc biệt là không thể thiếu rơ le áp suất máy nén khí để bảo vệ động cơ của máy bơm khi dòng điện quá tải.

Sau khi hoàn thành công việc, bạn nên ngắt công tắc động cơ để tránh tình trạng máy khởi động khi không cần thiết. Khi muốn sửa sữa, bảo dưỡng, kiểm tra máy nén khí thì cần xả sạch khí ra ngoài. Hơn nữa, không được tự ý thay đổi những cài đặt cố định để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của van điều chỉnh áp suất khí nén.

1.2. Cách sử dụng máy nén khí an toàn

Như chúng ta biết, những tai nạn, sự cố trong khi vận hành hay sửa chữa máy nén khí không phải là ít. Tại sao có những sự việc đau lòng đó? Lỗi chính là do không tuân thủ những nguyên tắc an toàn. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng máy nén khí an toàn bạn cần biết.

Cách sử dụng máy nén khí an toàn
Cách sử dụng máy nén khí an toàn

1.2.1. Kiểm tra lượng dầu trước khi hoạt động 

Với bất kì một dòng máy nén khí nào cách sử dụng máy nén khí an toàn đó là trước khi đưa vào vận hành thì việc kiểm tra lượng dầu bôi trơn. Kiểm tra lượng dầu để đảm bảo rằng lượn dầu vẫn đủ để cung cấp cho hệ thống trong quá trình hoạt động. Lượng dầu bôi trơn đạt tiêu chuẩn là nó phải nằm trong vạch tròn trong của mắt dầu hoặc nằm trong khoảng cách giữa hai vạch đỏ của mắt dầu. Dầu bôi trơn này bạn cần thay định kỳ 2 tháng/lần để đảm bảo không bị cặn dầu.

1.2.2. Nối dây vào nguồn điện 

Sau khi kiểm tra lượng dầu thì bạn tiếp tục đấu điện cho hệ thống máy nén khí. Khi đấu điện bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau: Đối với dòng điện 3 pha có dùng áp tô mát thì trước tiên để đảm bảo an toàn bạn phải ngắt áp tô mát, sau đó đấu 3 pha nóng vào 3 đầu ra khỏi động của máy nén khí. Sau đó đóng nguồn điện và kiểm tra xem hệ thống máy nén khí có hoạt động hay không, có quay đúng chiều hay chưa và khí nén có thổi trực tiếp vào đầu nén để làm máy xilanh và piston hay không. Nếu không đúng với quy định thì bạn nên đảo 2 pha nóng bất kì cho nhau là máy sẽ hoạt động bình thường.

1.2.3. Điều chỉnh rơ- le áp suất máy nén khí trước khi sử dụng 

 Bước điều chỉnh rơ le áp suất máy nén khí trước khi đưa máy vào vận hành là đặc biệt quan trọng. Khi máy nén khí hoạt động phải cần phải có một áp suất nhất định để máy hoạt động đúng công suất và cho ra những dòng khí nén chất lượng cao. Cách chỉnh áp suất máy nén khí rất đơn giản. Nếu bạn muốn tăng áp suất máy nén khí thì bạn vặn ốc trong rơ le theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. 

1.2.4. Mở van xả nước ở đáy bình chứa khí 

Khi máy nén khí hoạt động trong thời gian dài bạn cần xả nước ở đáy bình chứa khí định kì để đảm bảo hình chứa khí không bị nước làm cho oxy hóa dẫn đến hiện tượng hoen gỉ. Bởi nếu độ ẩm trong không khí cao thì lượng nước lọc ra từ khí nén cũng nhiều. Thời gian xả nước định kì là 1 tuần 1 lần để đảm bảo độ bền cho thiết bị.

2. Hướng dẫn cách chỉnh áp suất máy nén khí 

Áp suất khí nén ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành cũng như chất lượng đầu ra của khí nén thành phẩm. Vậy các cách chỉnh áp suất máy nén khí nén  dụng là gì?

2.1. Tại sao cần điều chỉnh áp suất máy nén khí

Trong quá trình hệ thống máy nén khí vận hành, vì những lý do khách quan hoặc chủ quan mà áp suất máy nén khí không thực sự ổn định, khi thì cao quá, khi thì thấp quá. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn hệ thống máy nén khí cũng như các thiết bị sử dụng nguồn khí nén thành phẩm. 

Có một số nguyên nhân mà chúng ta phải sát sao và điều chỉnh relay áp suất máy nén khí kịp thời như: 

Cách chỉnh máy nén khí trục vít khi vào cùng một thời điểm mà có quá nhiều thiết bị cùng sử dụng nguồn khí nén, hệ thống máy nén khí không thể đáp ứng được.

Relay áp suất máy nén khí khi lượng khí nén bị rò rỉ ra ngoài, làm cho áp suất bị tụt xuống, không thể cung cấp đủ định mức cho các thiết bị khác.

– Kiểm tra áp suất khí nén khi máy bơm khí quá cũ, không đủ khả năng để cung cấp khí cho toàn hệ thống…

Tại sao phải chỉnh áp suất máy nén khí?
Tại sao phải chỉnh áp suất máy nén khí?

2.2. Các cách chỉnh áp suất máy nén khí sao cho đúng tiêu chuẩn

Cách hiệu chỉnh relay áp suất của máy nén khí thông dụng hiện nay gồm có điều chỉnh áp suất máy nén khí thông qua rơ le và thông qua van điều chỉnh áp suất khí nén.

2.2.1. Cách điều chỉnh rơ le áp suất máy nén khí

Rơ le là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống máy nén khí. Nó có nhiệm vụ tự động ngắt và bật lại máy khi đã đủ lưu lượng khí nén trong bình chứa khí hoặc áp suất đầu ra thấp hơn áp suất đầu vào. Cách điều chỉnh rơ le áp suất này được thực hiện như sau:

– Rơ le nén khí sẽ được điều chỉnh áp lực là 8kg đối với những dòng máy khí nén sử dụng nguồn điện 220V.

– Điều chỉnh rơ le áp suất  với áp lực 12kg đối với những dòng máy nén khí sử dụng nguồn điện 380V. 

– Nếu bạn muốn điều chỉnh rơ le tự ngắt thì bạn có thể thực hiện như sau: Mở nắp rơ le ? vặn rơ le tùy theo ý muốn. Nếu muốn tăng áp suất thì vặn rơ le theo chiều kim đồng hồ. Nếu muốn giảm áp suất khí nén thì vặn rơ le ngược chiều kim đồng hồ.

Cách điều chỉnh rơ le
Cách điều chỉnh rơ le áp suất

2.2.2 Điều chỉnh áp suất máy nén khí thông qua van chỉnh áp

Van điều chỉnh áp suất khí nén là một trong những bộ phận có khả năng điều chỉnh áp suất khí nén ở một số vị trí nhất định để đảm bảo áp suất tiêu chuẩn cho thiết bị khi hoạt động. Người ta còn gọi nó với các tên thân quen hơn là van điều áp khí nén.

Van áp suất khí nén hiện nay có 2 loại được sử dụng chủ yếu đó là van điều chỉnh áp suất khí nén ở chế độ không tải/ tải và van điều chỉnh áp suất khí nén ở chế độ điều chế.

Cách điều chỉnh công tắc áp suất khí nén cụ thể trong mỗi trường hợp như sau:

Cách chỉnh công tắc áp suất máy nén khí không tải: Đầu tiên bạn nới lỏng đai ốc ở phía trên ? Vặn bu lông để điều chỉnh áp suất không tải theo ý muốn. Muốn tăng áp suất khí nén thì bạn vặn bu lông cùng chiều kim đồng hồ và ngược lại ? Vặn chặt đai ốc phía trên lại.

– Điều chỉnh áp suất khí nén có tải: Bạn nới lỏng đai ốc ở khóa dưới ? Vặn bu lông để điều chỉnh áp suất. Vặn bu long theo chiều kim đồng hồ để giảm áp suất khí nén và ngược lại. ? Sau đó siết chặt đai ốc phía dưới lại.

Cách chỉnh áp suất máy nén khí thông qua modulator valve: Để điều chỉnh được chuyển động của dòng khí nén, bạn có thể thay đổi vị trí đóng/ mở của van áp suất khí nén. 

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về cách chỉnh áp suất máy nén khí. Hy vọng nó sẽ mang đến những kiến thức hữu ích cho những khách hàng đang sử dụng máy nén khí. Nếu quý khách vẫn còn phân vân hoặc có câu hỏi gì xoay quanh thiết bị này thì hãy liên lạc với Fil Việt Nam nhé.

>>>> Xem thêm: Máy nén khí cao áp, cấu tạo, công dụng và nguyên lý hoạt động

>>>> Xem thêm: Trọn bộ thông tin về van điều áp khí nén bạn cần biết

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam