Hệ thống phanh khí nén hay còn được gọi là phanh hơi là hệ thống phanh được dùng cho các ô tô chở khách và các loại xe tải hạng nặng. Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo những phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều. Nên việc giữ an toàn cho người tham gia giao thông đang được chú trọng và quan tâm hơn.
Có thể nói hệ thống phanh khí nén giúp cho người tham gia giao thông có được cảm giác an toàn hơn. Và nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và sự phát triển của con người.
Vì thế, nên trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những vấn đề chuyên sâu của hệ thống phanh khí nén. Để chúng ta sử dụng chúng đúng cách và hiệu quả nhất.
1. Tầm quan trọng của hệ thống phanh khí nén
Hệ thống phanh khí nén là một công cụ không thể thiếu của những chiếc ô tô chở khách hoặc là những chiếc xe tải hạng nặng. Phanh khí nén được cấu tạo cơ bản bao gồm cơ cấu phanh và dẫn động phanh. Được hoạt động nhờ áp lực của khí nén để điều khiển được phanh hơi theo đúng yêu cầu của người lái. Giúp đảm bảo được độ an toàn khi tham gia giao thông của mọi người khi có sự cố bất ngờ xảy ra.
Vì hệ thống phanh phải liên tục chịu áp lực của khí nén và nhiệt độ cao do lực ma sát của các bề mặt, nên các chi tiết rất dễ bị hư hỏng. Người sử dụng phanh hơi nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng kịp thời để đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật. Đảm bảo được tính mạng con người, đồng thời còn tăng thêm tuổi thọ của hệ thống phanh khí nén.
2. Cấu tạo của hệ thống phanh khí nén
Một hệ thống phanh khí nén có được cấu tạo cơ bản bao gồm:
Nhóm 1:
- Máy nén khí: Có tác dụng nén và bơm khí tới các bình chứa để sẵn sàng sử dụng.
- Van điều áp của máy nén khí: Điều khiển được thời điểm bơm của máy nén vào các bình chứa để đảm bảo luôn đủ thể tích tiêu chuẩn hoạt động.
- Các bình chứa: Chứa khí nén phục vụ cho toàn bộ hệ thống phanh khí nén.
- Các van xả hơi nước: Vị trí ở phía dưới thân của các bình chứa, dùng để xả hơi nước bị lẫn trong khí nén.
- Bàn đạp phanh hơi, đồng hồ báo áp suất khí nén và đường ống dẫn khí nén.
- Tổng van phanh: Khi nhận được tác động từ chân phanh sẽ điều khiển nhả khí nén từ các bình chứa ra ngoài không khí.
- Bầu phanh: Thường có nhiệm vụ tạo ra được lực đẩy tác dụng lên đòn điều chỉnh khe hở má phanh thông qua một cần đẩy để quay cam tác động phanh xe.
Nhóm 2:
- Cần đẩy: Là một thanh nối bằng thép, hoạt động tương tự như là một pít tông nối giữa bầu phanh với đòn điều chỉnh khe hở của má phanh.
- Mâm phanh: Được lắp chặt với trục bánh xe, trên mâm phanh còn được lắp thêm xi lanh bánh xe.
- Đòn điều chỉnh khe hở má phanh: Có tác dụng nối cần đẩy với trục cam tác động để có thể điều chỉnh khe hở giữa guốc phanh và tang phanh.
- Trục cam tác động: Với cơ cấu trục cam kiểu chữ S ép các guốc phanh vào sát tang phanh để phanh xe.
- Guốc phanh: Được làm bằng kim loại và được phủ một lớp vỏ đặc biệt có khả năng tạo ra lực ma sát với tang phanh.
- Lò xo hồi vị: Là một lò xo cứng được nối với các guốc phanh ở mỗi bánh xe. Mục đích để giữ được các guốc ở vị trí không phanh khi không bị ép bởi trục cam tác động.
3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh khí nén
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh được chia ra làm 2 trạng thái cơ bản nhất. Đó là trạng thái khi người điều khiển giao thông đạp phanh xe. Và trạng thái dừng phanh xe khi người lái rời chân khỏi bàn đạp phanh.
2.1. Trạng thái phanh xe
Khi người điều khiển ô tô, xe tải hạng nặng đạp phanh hơi, thông qua ty đẩy làm cho pít tông chuyển động nén lò xo. Và đẩy van khí nén mở ra cho khí nén từ bình chứa phân phối đều đến các bầu phanh của bánh xe. Sau đó khí nén lò xo tạo ra được lực đẩy cần đẩy và xoay cam tác động. Giúp đẩy được hai guốc phanh ép chặt má phanh vào tang trống tạo nên được một lực ma sát cực lớn. Làm cho tang trống và bánh xe giảm dần được tốc độ quay hoặc là có thể dừng lại hẳn tùy theo yêu cầu của người điều khiển.
2.2. Trạng thái dừng phanh xe
Khi người điều khiển giao thông rời chân khỏi bàn đạp của hệ thống phanh khí nén. Lò xo của pít tông điều khiển sẽ được quay trở về vị trí ban đầu làm cho van khí nén đóng kín đường dẫn khí từ bình chứa. Sau đó xả hết khí nén của bầu phanh bánh xe ra ngoài môi trường không khí bên ngoài. Lò xo của bầu phanh được hồi vị, đẩy cần đẩy và trục cam tác động về vị trí không phanh. Tiếp theo là lò xo guốc phanh kéo hai guốc phanh rời khỏi tang trống và bánh xe có thể tăng tốc độ quay. Và trở lại trạng thái xe chạy như bình thường.
4. Những ưu – nhược điểm của hệ thống phanh khí nén
Vì phanh khí nén là một công cụ thực sự rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Thế nên việc biết được các ưu, khuyết điểm của hệ thống phanh khí nén có thể giúp bạn vận hành nó một cách hiệu quả nhất.
Ưu điểm phải được kể đến của phanh hơi đó chính là dễ dàng có thể điều khiển. Lực đạp phanh nhẹ nhàng mà không cần bổ trợ thêm lực phanh. Đồng thời còn lực tác dụng của phanh khí nén cao và hiệu quả. Nên được sử dụng rộng rãi trên các ô tô và các loại xe tải có tải trọng từ vừa đến lớn.
Nhược điểm của phanh hơi là cấu tạo của các bộ phận khá lớn chiếm diện tích sử dụng. Và vì là phanh hoạt động cơ học nên có độ nhạy thấp hơn phanh điện lực.
5. Chế độ bảo dưỡng hệ thống phanh khí nén
Vì hệ thống phanh phải liên tục chịu áp lực của khí nén cộng thêm nhiệt độ cao do lực ma sát của các bề mặt tác dụng lên nó. Nên việc thường xuyên bảo dưỡng phanh hơi là điều hoàn toàn cần thiết. Khi bảo trì, bảo dưỡng phanh khí nén, cần lưu ý những điều sau đây:
- Phải làm sạch bên ngoài các bộ phận của phanh khí nén.
- Kiểm tra kỹ càng các sự cố chảy rỉ hoặc hư hỏng bên ngoài của các bộ phận.
- Kiểm tra tác dụng và độ chính xác của bàn đạp phanh, phanh tay đem lại.
- Kiểm tra áp suất của máy nén khí và bình chứa khí nén. Sao cho phải đảm bảo đạt được tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật.
- Thường xuyên tra mỡ chốt bàn đạp phanh, đầu ty đẩy.
- Kiểm tra và vặn chắc chắn các bộ phận trong hệ thống phanh.
- Kiểm tra kỹ càng toàn bộ các đường dẫn khí nén của phanh hơi.
- Tra mỡ các chốt, trục cam tác động, cam lệch tâm.
- Luôn phải đảm bảo việc thay thế các chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng như đệm cao su, phanh hãm và má phanh.
- Điều chỉnh khe hở của má phanh cho đạt tiêu chuẩn.
- Kiểm tra, làm sạch bên ngoài các bộ phận của hệ thống phanh.
- Kiểm tra áp suất của khí nén và chế độ xả nước của bình chứa khí nén.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh lại bàn đạp phanh.
- Kiểm tra và vệ sinh công nghiệp.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về hệ thống phanh khí nén. Mong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm được nhiều thông tin hữu ích hơn để có thể đảm bảo được an toàn cho bạn khi tham gia giao thông. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về hệ thống này, hãy liên hệ Fil Việt Nam +84 24 6294 1166 để được giải đáp miễn phí ngay nhé!
>>>> Xem thêm: Hệ thống làm mát bằng nước – Nguyên lý, cấu tạo và ứng dụng
>>>> Xem thêm: Hệ thống làm mát bằng không khí quan trọng như thế nào?
Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam