Máy sấy khí nén | Thông tin cần thiết mà bạn không thể bỏ qua

Ngày đăng: 02/03/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 2447 lượt
Đánh giá:

Máy sấy khí nén là một trong những thiết bị quan trọng không thể thiếu của hệ thống nén khí. Khí nén thành phẩm có khô, sạch, không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn để đem đến những sản phẩm đạt giá trị cao hay không sẽ phụ thuộc bởi máy sấy khí. Hiện nay, sự phát triển của ngành công nghiệp nặng cùng sự tân tiết của máy móc khiến cho các thiết bị này càng trở nên cần thiết hơn.

Nó có thực sự là yếu tố quan trọng để quyết định đến quá trình hoạt của cả dây chuyền sản xuất hay không? Nếu một hệ thống nén khí mà không có máy sấy khí nén thì điều gì sẽ xảy ra? Nếu bạn vẫn chưa tìm được câu trả lời thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về thiết bị này trong bài viết hôm nay nhé. 

I. Máy sấy khí nén – thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống khí nén 

Máy sấy khí nén là một thiết bị quan trọng nằm trong hệ thống khí nén. Cũng như tên gọi may say khi nen thì nó là thiết bị chuyên làm nhiệm vụ sấy khô, lọc bụi và bảo vệ hệ thống khí nén luôn sạch sẽ và khô thoáng. 

Hiện nay, thiết bị này vẫn đang được sử dụng rất phổ biến bởi có rất nhiều ngành công nghiệp cần đến nó nhất là những ngành công nghiệp chế biến,  sản xuất… 

Thông thường hệ thống khí nén có chứa rất nhiều bụi bẩn nên nó cần phải được xử lý và làm sạch để có thể làm tốt các tiến trình tiếp theo. Nếu hệ thống khí nén không được xử lý triệt để thì sẽ có rất nhiều ảnh hưởng tới thành phẩm. 

Ở mức độ nhẹ thì có thể hệ thống bị ăn mòn, gỉ sét nhưng ở mức độ cao hơn thì thành phẩm có thể sẽ bị hủy hoại hoàn toàn vì không đủ tiêu chuẩn để đem ra sử dụng. Đặc biệt là đối với một số ngành như chế biến thực phẩm, chế biến thuốc… 

Máy sấy khí trong hệ thống khí nén
Máy sấy khí trong hệ thống khí nén 

Điều đó cho thấy máy sấy khí nén có vai trò rất quan trọng và nó giống như một bộ phận lọc khí giúp cho hệ thống khí nén khô, sạch để tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao. 

II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy sấy khí nén 

Máy sấy không khí được phân loại làm hai loại: máy sấy khí lạnh và máy sấy khí hấp thụ. Cấu tạo máy sấy khínguyên lý hoạt động của máy sấy khí cũng được chia ra dựa theo phân loại máy sấy khí.

1. Cấu tạo của máy sấy khí nén và nguyên lý hoạt động của máy sấy khí lạnh. 

Cấu tạo của máy sấy khí nén kiểu lạnh

Thiết bị máy sấy khí lạnh hay máy sấy khí nén mini có cấu tạo gồm 11 bộ phận: đường khí nén đi vào, bộ điều khiển áp suất, máy nén gas lạnh, van xả nước tự động, giàn trao đổi nhiệt khí nén với khí gas lạnh, giàn ngưng, đường khí nén đi ra, giàn trao đổi nhiệt khí nén với khí gas nóng, quạt làm mát cho giàn trao đổi nhiệt, mặt điều khiển (gồm đồng hồ hiển thị và nút điều khiển), hộp điện nguồn. 

Nguyên lý hoạt động của máy sấy khí kiểu lạnh

Nguyên lý hoạt động
 Nguyên lý hoạt động của bộ sấy khí nén kiểu lạnh

Khí nén sẽ đi qua bộ phận trao đổi nhiệt khí và quá trình làm lạnh sẽ được bắt đầu thực hiện ngay sau đó. 

Trong đó quá trình làm lạnh được thực hiện bằng cách cho dòng khí nén chuyển động đảo chiều trong ống dẫn nhiệt.  Nhiệt độ trong ống cần được làm lạnh ở mức 2- 6 độ đủ để làm ngưng tụ lượng hơi nước trong luồng khí nén. 

Tiếp theo các thành phần bụi bẩn, dầu nước,  tạo chất vô hại… sẽ được tách ra ngoài thông qua bộ phận van xả nước tự động. 

Dòng khí nén được làm sạch sẽ tiếp tục đi đến giàn trao đổi nhiệt để nâng lên nhiệt độ 6- 8 độ đạt tiêu chuẩn trước khi đưa vào sử dụng. 

 Chu kỳ hoạt động của chất làm lạnh sẽ được xử lý bởi máy nén và khi máy nén làm nhiệt độ tăng lên khi nén quá cao thì giàn ngưng sẽ làm nhiệm vụ của mình. 

Giàn ngưng có trách nhiệm làm hạ nhiệt bằng quạt làm mát. Thông qua đồng hồ và bảng điều khiển sẽ kiểm soát được nhiệt độ của máy nén khí. 

Đặc biệt van điều chỉnh lưu lượng và rơ le có thể điều chỉnh dòng lưu lượng làm lạnh hoạt động trong khi có tải, không có tải và hơi quá nhiệt. 

Chúng ta có thể kể tới một số thương hiệu máy sấy khí nổi bật với nguyên lý máy sấy khí lạnh như các loại may say khi của Nhật hay nhập khẩu nguyên khối tại Đài Loan, Hàn Quốc … thường được sử dụng trong những trường hợp yêu cầu nhiệt độ điểm sương trên 0°C. 

2. Cấu tạo máy sấy khí hấp thụ

Cấu tạo của máy sấy khí nén( kiểu hấp thụ) 

Máy sấy khí nén hấp thụ gồm 2 bình chứa các bộ phận: van xả khí, van một chiều cửa xả khí, van khí nén đầu vào, van một chiều tái sinh, phụ tùng giảm thanh, tháp hấp thụ chứa các hạt hút ẩm.

Nguyên lý hoạt động máy sấy khí hấp thụ

Nguyên lý hoạt động thiết bị sấy khí nén hấp thụ
Nguyên lý hoạt động máy sấy khí nén hấp thụ

Không giống như máy sấy khí nén mini (máy sấy khí tác nhân lạnh)  cấu tạo thiết bị máy sấy khí hấp thụ có nguyên lý hoạt động đơn giản và nhanh hơn.  

Chất sấy khô sẽ hấp thụ lượng hơi nước ở trong không khí ẩm. Trong đó thiết bị máy sấy khí hấp thụ gồm 2 bình: Bình 1 là bình sấy khô – thực hiện quá trình hút ẩm trong khi đó  bình 2 là bình tái tạo quá trình hấp thụ của sấy khô. 

Chất sấy khô được thường được chọn như: silicagel SiO2, nhiệt độ điểm sương -500C, nhiệt độ tái tạo t = 1200C – 1800C. Khí nén được cung cấp bởi máy nén đi qua bình 1 và gặp chất hấp thụ thực hiện quá trình hút ấm bằng những hạt nhỏ như kết cấu của những hạt hút ẩm. Sau khi quá trình này diễn ra sẽ có những giọt hơi nước lắng đọng rơi xuống đáy bình. Những phần nước ngưng tụ được dẫn ra ngoài qua van xả nước còn phần khí nén khô sẽ theo cửa ra của bình để cung cấp cho hệ thống. 

Máy sấy khí nén ( kiểu hấp thụ) thường được sử dụng cho những hệ thống sản xuất cần đạt tiêu chuẩn cao như sạch nhất, khô nhất, diệt khuẩn nhất…

III. Nên sử dụng máy sấy khí nén tác nhân lạnh hay máy sấy khí nén kiểu hấp thụ?

Vấn đề lựa chọn thiết bị máy sấy kiểu lạnh hay máy sấy khí hấp thụ luôn là vấn đề đặt ra với nhiều người. Mỗi loại thiết bị đều có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Do đó, việc lựa chọn loại thiết bị nào sẽ phụ thuộc chính vào mục đích sử dụng mà bạn đang hướng tới. 

Dưới đây là tổng hợp của chúng tôi về mặt mạnh và yếu của hai loại thiết bị may say khi nen  mà bạn có thể tham khảo. 

1. Máy sấy khí kiểu lạnh

Ưu điểm:

  • Dễ vận hành. 
  • Dễ kiểm tra sửa chữa. 
  • Chi phí đầu tư thấp . 
  • Máy sấy hoạt động khá ổn định.
  • Ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp sấy lạnh : sấy hoa quả, rau củ…
May được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sấy lạnh
Máy sấy khí nén kiểu lạnh được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sấy lạnh

Hạn chế: 

  • Sản xuất lượng khí nén thấp. 
  • Khả năng làm sạch không cao. 
  • Ứng dụng trong các ngành công nghiệp phát triển như chế biến, tinh chế… bị kìm hãm. 

2. Máy sấy khí kiểu hấp thụ

Ưu điểm: 

  • Khả năng sấy khô cao. 
  • Có thể đạt điểm sương thấp mà không gây ra hiện tượng bị đóng băng. 
  • Khả năng làm sạch cao. 
  • Ứng dụng nhiều trong các ngành: y tế, dược phẩm, thực phẩm… 
  • Kết cấu thiết bị không cồng kềnh nhiều chi tiết dễ dàng kiểm soát. 
Ứng dụng nhiều trong ngành chế biến thực phẩm
Máy sấy khí nén kiểu hấp thụ được ứng dụng nhiều trong ngành chế biến thực phẩm

Nhược điểm: 

  •  Giá thành đầu tư ban đầu cao. 
  • Chi phí bảo dưỡng cao. 
  • Tiêu thụ lượng khí nén tương đối nhiều. 

Từ những ưu điểm và hạn chế trên bạn cần phải xác định được mục đích sử dụng cuối cùng của bạn là gì để lựa chọn. Việc lựa chọn đúng không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn tiết kiệm thời gian, công sức của bạn rất nhiều. 

>>>> Xem chi tiết: Sản phẩm máy sấy khí

IV. Lưu ý khi sử  máy sấy khí nén an toàn

Máy sấy khí nén là một thiết bị quan trọng của hệ thống khí nén và có chức năng chính quyết định đến thành phẩm cuối cùng.  Chính vì vậy việc sử dụng may say khi nen cũng cần phải lưu ý những quy trình sau:

1. Lắp đặt máy sấy khí nén đúng quy chuẩn

Quy trình đầu tiên chính là việc lắp đặt máy sấy làm khô không khí đúng quy chuẩn để đảm bảo hệ thống khí hoạt động tốt.

Nhiệm vụ lắp đặt máy sấy khí nén là một trong những quy trình quan trọng hàng đầu. Bởi vậy bạn cần phải xem xét và lắp đặt một cách chuẩn xác và tỉ mỉ. Có như vậy,  quá trình sử dụng mới hạn chế được những rủi ro không đáng có gây mất năng suất làm việc của cả hệ thống khí nén. 

2. Kiểm tra và chạy thử sau khi lắp đặt xong. 

Quy trình thứ 2 là kiểm tra lại quá trình lắp đặt bằng việc thử vận hành máy sấy khí nén. Ở quy trình này bạn sẽ chứng theo dõi xem quá trình vận hành của may say khi có hoạt động theo đúng hướng dẫn và lộ trình hay không. 

Quy trình kiểm tra và chạy thử máy sấy khí nén sau khi lắp đặt
Quy trình kiểm tra và chạy thử máy sấy khí nén sau khi lắp đặt

Nếu khi chạy thử mà thấy có điều bất ổn bạn nên dừng ngay hoạt động của may say khi vì có thể bạn đã lắp sai quy trình. Ngược lại,  nếu máy hoạt động êm và vận hành xuyên suốt thì bạn có thể tiếp tục đưa máy sấy khí nén vào hoạt động bình thường. 

3. Kiểm tra máy sấy khí thường xuyên trong quá trình sử dụng. 

Quy trình cuối cùng: thường xuyên kiểm tra máy sấy khí nén. Đây là một quy trình cũng quan trọng không kém các quy trình kia. 

Nếu bạn làm tốt quy trình cuối cùng này thì bạn sẽ giúp quá trình sử dụng máy sấy khí nén luôn ở mức an toàn. 

Ngoài ra, việc thường xuyên kiểm tra còn giúp bạn nhanh chóng phát hiện các chi tiết kém chất lượng cần được sửa chữa máy sấy khíbảo dưỡng máy sấy khí kịp thời. Điều đó sẽ giúp quá trình hoạt động của máy sấy khí nén không bị ngưng trệ hay gián đoạn quá lâu. 

Nhìn chung mỗi quy trình đều rất quan trọng để bảo vệ và giúp bạn an toàn khi sử dụng thiết bị máy sấy khí nén. Do đó, bạn hãy luôn duy trì những quy trình này để đem lại hiệu quả tốt cho công việc của mình.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết hôm nay sẽ giúp bạn có thêm thông tin về máy sấy khí nén. Mong rằng những thông tin này sẽ thực sự là những thông tin hữu ích dành cho bạn. 

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam