Lọc đường ống khí nén là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống máy nén khí. Với những ưu điểm và lợi ích vượt trội của mình, bộ lọc đường ống máy nén khí đảm bảo cho hệ thống vận hành trơn tru, đem đến những hiệu quả sản xuất kinh doanh lớn. Vậy thiết bị lọc đường ống máy nén khí là gì? Nó có vai trò gì? Cấu tạo và phân loại một số bộ lọc ống khí nén nén thông dụng hiện nay?
1. Lọc đường ống khí nén là gì?
Như đã nói, bộ lọc đường ống khí nén hiện nay mang đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh vượt trội.
1.1. Khái niệm lọc ống máy nén khí
1.1.1. Lọc đường ống khí nén là gì?
Lọc đường ống khí nén là gì? Khái niệm này hiểu đơn giản nó là hệ thống lọc khí được lắp đặt trên đường ống dẫn khí của máy nén khí. Nó các tác dụng cản trở bụi bẩn, dầu, tạp chất đi vào trong những thiết bị cần sử dụng khí nén. Bởi nếu không làm sạch khí nén, khi hệ thống máy móc hoạt động, bụi bẩn sẽ theo luồng khí đi sâu vào trong các ngóc ngách của thiết bị. Từ đó gây cản trở quá trình hoạt động, gây tắc ở một số đường dẫn nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến van áp suất, van xả, motor hay những hệ thống hoạt động khác.
Chính vì vậy, lắp đặt bộ lọc ống khí nén là lựa chọn tối ưu để giúp bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn.
1.1.2. Chức năng của bộ lọc khí nén
Chức năng của bộ lọc đường ống máy nén khí:
+ Làm sạch luồng khí nén thành phẩm. Trong khí nén không còn chứa bụi bẩn, dầu và nước
+ Bảo vệ hệ thống máy nén khí để tăng thời gian sử dụng, bền theo thời gian
+ Hạn chế tình trạng bị tắc nghẽn trên đường ống do bụi bẩn vón cục
+ Bảo vệ hệ thống máy móc, thiết bị có sử dụng khí nén
+ Khử bỏ mùi độc hại của khí nén, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường
1.1.3. Ứng dụng của thiết bị lọc khí nén
Thiết bị lọc ống khí nén được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất:
+ Dùng để lọc bụi phòng sơn khô
+ Lọc bụi khi sơn tĩnh điện
+ Dùng trong lõi lọc bụi máy nén khí cao áp
+ Dùng trong lõi lọc bụi tuabin, lò hơi, máy phát điện….
1.2. Tại sao cần phải sử dụng thiết bị lọc ống dẫn khí nén?
Mỗi một bộ phận, thiết bị trong hệ thống máy móc đều mang những vai trò riêng, không có bộ phận nào là thừa và bộ lọc đường ống máy nén khí cũng như vậy. Người ta sử dụng nó nhằm:
1.2.1. Lọc tách nước trong khí nén
Nếu như nguồn khí nén thành phẩm tạo ra do máy nén khí có chứa hàm lượng hơi nước cao, khi đưa vào hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất sẽ ảnh hưởng đến chi tiết máy, gây ra tình trạng hoen gỉ, làm loãng dầu bôi trơn, gây hư hỏng cho hệ thống máy móc, tiêu tốn thời gian và chi phí bảo dưỡng, sửa chữa. Chính vì vậy bộ tách nước khí nén đóng vai trò lọc tác nước cùng bụi bẩn, tạp chất ra khỏi khí nén thành phẩm, tạo ra luồng khí sạch đảm bảo yêu cầu của sản xuất, bảo vệ hệ thống máy móc, thiết bị.
1.2.2. Lọc tách bụi bẩn và hơi dầu trong khí nén
Bộ lọc đường ống khí nén ngoài tách nước, nó còn dùng để tách dầu, tạp chất, kim loại có kích thước nhỏ trong khí nén thành phẩm. Từ đó tạo là nguồn khí nén tinh khiết, giúp máy hoạt động hiệu quả hơn, năng suất cao hơn, hạn chế sự ăn mòn theo thời gian sử dụng. Chính vì vậy mà bộ phận này cũng là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống máy nén khí.
1.3. Bộ lọc ống máy nén khí hoạt động theo nguyên lý nào?
Như đã nói, khí nén ngày nay có mặt trong hầu hết các hoạt động sản xuất và đời sống. Nhưng nếu chỉ sử dụng khí nén mà chưa qua làm sạch sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến máy móc, thiết bị. Vì vậy mà cần phải tách dầu, tách nước, bụi bẩn, tạp chất… trước khi đưa vào sử dụng bằng thiết bị lọc khí nén.
Nguyên lý hoạt động của lọc đường ống khí nén cũng khá dễ hiểu. Nó vận hành theo cơ chế của những bộ lọc khí nén thông thường. Khi khí nén được đưa vào khoang chứa, qua thiết bị làm sạch gắn trên đườn ống thì các hạt bụi bẩn, tạp chất, hơi nước, hơi dầu sẽ bị ngưng tụ lại và đưa vào buồng tách.
Tại đây, luồng khí nén theo ống dẫn khí đi vào trong bộ lọc. Dưới tác động của lực li tâm, bụi bẩn, tạp chất, hơi nước sẽ chuyển động theo hướng ra ngoài, va chạm với thành của cốc lọc khí nén và chảy xuống dưới. Những tạp chất này sẽ được xả ra ngoài thông qua hệ thống van xả. Còn phần không khí đã được lọc sơ sẽ tiếp tục trải qua giai đoạn lọc tinh và di chuyển đến bộ phận van điều chỉnh áp suất khí nén.
Lúc này, dựa vào bộ phận chỉnh màng để đảm bảo cho suất khí nén đầu ra bằng với áp suất khí nén đầu vào. Khi áp suất quá cao thì màng bị đẩy lên trên, dòng khí nén ra ngoài bằng lỗ nhỏ phía trên nắp của thiết bị.
1.4. Cấu tạo chi tiết của bộ lọc khí nén
Hiểu được nguyên lý hoạt động của lọc đường ống khí nén thì bạn cũng hiểu được phần nào cấu tạo của bộ thiết bị này. Bộ lọc đường ống máy nén khí bao gồm hai phần chính là khoang chứa bên ngoài và lõi lọc bên trong. Mỗi bộ phận là một chức năng riêng để giúp cho thiết bị này hoạt động trơn tru, đảm bảo hiệu suất làm việc của hệ thống máy nén khí.
1.4.1. Khoang chứa
Khoang chứa là nơi chứa khí nén trước khi qua hệ thống lọc và đi vào trong máy móc, thiết bị. Khoang chứa được thiết kế để khí đi vào trong bộ lọc mạnh giống như luồng lốc xoáy để tạo ra lực ly tâm khiến cho những hạt rắn, tạp chất, hơi nước, hơi được gom lại vào thành của cốc lọc nước máy nén khi còn luồng khí được đưa vào bên trong lõi lọc. Thể tích của khoang chứa phụ thuộc vào lưu lượng của bộ lọc khí nén.
1.4.2. Lõi lọc máy nén khí
Cấu tạo bộ lọc khí nén gồm 3 bộ phận là van lọc, van điều chỉnh áp suất và van tra dầu. Trong đó:
Van lọc làm nhiệm vụ loại bỏ hết tạp chất, hơi nước, hơi dầu, cặn bẩn ra khỏi khí nén. Lõi lọc thường được làm từ xốp lọc, giấy lọc kim loại, nam châm, vật liệu tổng hợp… Để chọn được lõi lọc thích hợp thì còn phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng dòng khí nén thành phẩm.
Van điều chỉnh áp suất là nhiệm vụ duy trì áp suất khí đầu vào và đầu ra bằng nhau. Nguyên tắc hoạt động của van áp suất này đó là: Khi áp suất của dòng khí ở cửa ra cao hơn so với áp suất ban đầu thì van điều chỉnh áp suất sẽ tác động lên trục vít làm cho khí nén đi qua lỗ thông khí và tác động lên màng làm thay đổi vị trí của kim van lúc này khí nén được xả ra ngoài để đảm bảo an toàn cho hệ thống. Đến khi nào áp suất của dòng khí ra bằng với áp suất của dòng khí vào thì kim van lại trở về trạng thái cân bằng.
Van tra dầu có nhiệm vụ hạn chế tình trạng han gỉ của thiết bị, máy móc trong hệ thống máy nén khí.
2. Phân loại bộ lọc đường ống máy nén khí
Có nhiều cách để phân loại lọc đường ống khí nén như lọc đường ống khí nén đôi, lọc đường ống khí nén đơn; phân loại theo thương hiệu, phân loại theo bộ lọc. Dưới đây Fil Việt Nam chia sẻ đến bạn phân loại bộ lọc ống khí nén theo bộ lọc:
2.1. Bộ lọc đường ống máy nén khí dạng hạt
Bộ lọc này thường dùng để lọc thô, với những tạp chất có kích thước từ 0,3 µm trở xuống. Nó có khả năng loại bỏ được những chất hóa học gây ô nhiễm. Bộ lọc đường ống khí nén này cần nạp nước trong quá trình hoạt động.
2.2. Bộ lọc than hoạt tính
Với bộ lọc đường ống khí nén này có tác dụng loại bỏ mùi và hơi nước lên đến 99%. Nó thường được ứng dụng trong nhà máy chế biến thực phẩm cũng như bệnh viện.
2.3. Bộ lọc hợp nhất
Bộ lọc khí nén này óc tác dụng loại bỏ dầu và hơi nước dưới sự kết hợp hoạt động của bình xịt và giọt. Bộ lọc này có khả năng lọc dầu, tách nước cũng như bụi bẩn, tạp chất với kích thước 0.01mm
2.4. Bộ lọc kết hợp lạnh
Bộ lọc đường ống máy nén khí này hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thấp khoảng 2 độ C. Nó có tác dụng tách nước và độ ẩm tuyệt đối.
Hi vọng với những thông tin liên quan đến thiết bị lọc đường ống khí nén sẽ giúp cho quý khách hàng hiểu hơn và có những lựa chọn phù hợp cho mình. Nếu có nhu cầu sử dụng, cần tư vấn về thiết bị hãy liên hệ với Fil Việt Nam để được hỗ trợ nhé. Fil Việt Nam là địa chỉ cung cấp thiết bị, phụ kiện máy nén khí hiện đại, của các thương hiệu hàng đầu thế giới.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH FIL VIỆT NAM
Địa chỉ: Tầng 3, số 43, Trung tâm thương mại Le Parc, Gamuda city, Yên Sở, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: +84 24 6294 1166
Liên hệ: Mr. Lý Trần Hùng – 0971175789
Email: hung.ly@fil.com.vn
>>>> Xem thêm: Lọc thủy lực Pall và các dòng sản phẩm thông dụng
>>>> Xem thêm: Bộ tách nước khí nén đóng vai trò gì? Top 3 thương hiệu chất lượng
Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam.