Bình tích áp khí nén có cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động như thế nào?

Ngày đăng: 24/06/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 4081 lượt
Đánh giá:

Bình tích áp khí nén ngày càng trở nên quan trọng  trong hệ thống máy bơm nước trong sinh hoạt, trong công nghiệp và trong nông nghiệp hiện nay. Bạn đang tìm hiểu bình tích áp khí nén là gì? Cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của bình tích áp khí nén như thế nào? Bạn không biết bình tích khí nénbình tích áp thủy lực khác nhau ở đâu? Bài viết này chính là dành cho bạn.

1. Bình tích áp khí nén khác gì với bình tích áp thủy lực?

Bình tích áp là một thiết bị trong cả hệ thống khí nén lẫn hệ thống thủy lực. Chức năng của bình tích áp là điều hòa, cân bằng áp lực. Nguyên lý hoạt động của bình tích áp giúp hệ thống hoạt động ổn định, an toàn. Một hệ thống có thể có từ một đến vài bình tích áp tùy vào quy mô, công suất hoạt động. 

Dựa vào loại chất được chứa và nén trong bình, bình tích áp được chia thành 2 loại chính: bình tích khí nén bình tích áp thủy lực.

1.1 Bình tích áp khí nén là gì?

Còn được gọi là bình chứa khí nén – một loại tài nguyên được con người sử dụng để đảm bảo nhu cầu sản xuất trong những trường hợp bất ngờ hoặc cần độ an toàn cao.

Bình tích áp khí nén
Bình tích áp khí nén

1.2 Bình tích áp thủy lực là gì?

Bình tích áp thủy lực là thiết bị phụ dùng trong các hệ truyền dẫn thủy lực để điều hòa năng lượng. Nguyên lý hoạt động của bình tích áp thủy lực là thông qua áp suất và lưu lượng của chất lỏng.

Các chức năng cơ bản của bình tích áp đó là: ổn định áp suất hệ thủy lực, bảo vệ máy bơm khỏi các sự cố, tăng tuổi thọ máy bơm, giảm xuất hiện va đập thủy lực khi ngắt tải.

Bình tích áp thủy lực
Bình tích áp thủy lực

2. Chức năng bình tích áp khí nén

Chức năng bình tích áp khí nén là tạo áp suất, cung cấp cho động cơ, máy bơm. Giúp cho các thiết bị hoạt động một cách ổn định, an toàn nhất. Thiết bị tích khí nén sẽ tích trữ một lượng lớn không khí, được máy nén khí nén ở mức  áp suất nhất định. Cung cấp trở lại hệ thống nếu như áp suất giảm đột ngột.

Binh khi nen
Binh khi nen

3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình tích áp khí nén

Khi nhìn một vào một chiếc máy nén khí thì chắc hẳn bộ phận đáng chú ý nhất  chính là một chiếc bình chứa khí nén có kích thước lớn. Cùng phân tích xem cấu tạo của bình tích khí nén như thế nào và nguyên lý hoạt động của nó nhé.

3.1. Cấu tạo của bình tích khí nén 

Bình tích khí nén có 2 phần chính:

  • Vỏ bình được làm bằng những chất liệu khác nhau như inox, thép hay composite. Các chất liệu phù hợp với từng môi trường làm việc, vị trí lắp đặt khác nhau và áp lực phải chịu là bao nhiêu. Những loại chất liệu này giúp cho vỏ bình cứng cáp, chống ăn mòn tốt, hạn chế oxi hóa và an toàn khi bị va đập.
  • Ruột bình chứa khí nén còn được gọi là lõi bình được làm từ chất liệu cao su tổng hợp EPDM. Lớp vỏ và ruột được ngăn cách bằng lớp khí nitơ với áp suất phù hợp với yêu cầu của công việc. Còn một bộ phận nữa trong ruột bình là phần kết nối với khí nén ra vào.

Bên ngoài được lắp đồng hồ đo áp suất. Đồng hồ này lắp đặt để đo và hiển thị thông số áp suất. Giúp người vận hành quan sát một cách dễ dàng, đảm bảo áp suất trong bình không vượt áp suất ở ngoài bình.

Cấu tạo bình tích áp khí nén
Cau tao – chuc nang binh tich ap

3.2. Nguyên lý hoạt động của bình tích áp khí nén

Nguyên lý hoạt động của bình tích áp này khá đơn giản, theo hai quá trình cơ bản là nạp và xả.

  • Khi máy bơm chưa hoạt động, ruột bình tích khí nén  rỗng hoàn toàn, phần trên chỉ có khí nitơ.
  • Khi máy bơm hoạt động, bên trong bình, một lượng dầu thủy sẽ được dẫn trực tiếp vào thông qua cửa dầu. Lượng dầu thủy này sẽ nén khí Nito có sẵn trong bình đến áp suất nhất định.  Khi cần sử dụng hoặc hệ thống gặp sự cố, áp suất và lưu lượng khí sẽ được lấy ra từ bình một cách nhanh chóng.

4. Ứng dụng của bình tích khí nén

Bình tích khí nén có khá nhiều ứng dụng nổi bật, tiện ích trong đời sống và trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Bình chứa khí nén tích trữ năng lượng thủy lực, được sử dụng để cung cấp năng lượng, cân bằng hệ thủy lực, bảo vệ an toàn cho các hệ thống máy móc như máy bơm nước…

Bình khí nén có những ứng dụng cụ thể sau đây:

  • Ứng dụng chính là tích áp lực và bù áp lực lại vào đường ống khi áp lực bị tụt giảm dựa vào rơ le áp lực.
  • Bình tích áp khí nén mini sử dụng trong máy bơm tắng áp lực mini  của các hộ gia đình.
  • Kết hợp với máy bơm cấp nước công suất lớn sử dụng cho hệ thống cấp nước của chung cư, cao ốc, văn phòng. 
  • Bình khí nén sẽ được lắp đặt chung với máy bơm bù áp sử dụng cho hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Nguyen ly hoat dong cua binh tich ap và ứng dụng
Nguyen ly hoat dong cua binh tich ap và ứng dụng

5. Mua bình tích áp khí nén ở đâu chất lượng?

Khi sử dụng bình chứa khí nén, bạn nên chú ý tới những điều như sau:

  • Loại bình tích áp cần sử dụng. Bình tích áp 230 lít khác với bình tích áp khi nén 100l.
  • Thời gian nạp khí cho bình tích áp.
  • Cách sử dụng và bảo dưỡng bình tích áp.

Để mua được bình tích khí nén chính hãng bạn nên chọn công ty hay đại lý uy tín. 

Công ty VietNam FIL với đội ngũ đông đảo những người có niềm đam mê và hiểu biết sâu sắc về kỹ thuật khí nén là một trong những công ty hàng đầu về phân phối bình chứa khí nén ở Việt Nam.

Đến với Công ty VietNam FIL người tiêu dùng luôn mua được những sản phẩm chất lượng chính hãng với mức giá cạnh tranh nhất thị trường. Những sản phẩm của VietNam FIL trước khi đưa đến tay khách hàng đều được kiểm định chất lượng chặt chẽ. VietNam FIL luôn được người tiêu dùng đánh giá cao lĩnh vực phân phối bình tích áp. 

Đội ngũ nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, sản phẩm chất lượng, bảo hành chu đáo, giao hàng nhanh chóng là những lý do để bạn lựa chọn Công ty VietNam FIL.

Fil Việt Nam
Fil Việt Nam

Bài viết trên Fil Việt Nam đã mang đến những thông tin hữu ích về cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của bình tích khí nén. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần tư vấn hay muốn mua bình tích áp hãy liên hệ ngay với Fil Việt Nam qua Hotline +84 24 6294 1166 nhé!

>>>> Xem thêm: Hệ thống khí nén trong công nghiệp có cấu tạo và vai trò như thế nào?

>>>> Xem thêm: Tổng quan máy sấy khí hấp thụ | Nguyên lý làm việc, ưu nhược điểm

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam