Hệ thống khí nén trong công nghiệp có cấu tạo và vai trò như thế nào?

Ngày đăng: 15/06/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 6029 lượt
Đánh giá:

Hệ thống khí nén trong công nghiệp là nơi tập hợp kết nối các thiết bị khí nén với nhau nhằm cung cấp khí nén sạch. Các loại khí nén này có thể phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong các ngành công nghiệp như bao bì, in ấn, dệt may, gỗ, thực phẩm… 

Tùy từng lĩnh vực sản xuất cụ thể mà các nhà máy có cách bố trí vị trí đặt hệ thống khí nén khác nhau, bao gồm: máy nén khí, máy làm mát khí, máy sấy khí, bình tích khí – tank, bộ lọc khí… Việc bố trí phải đảm bảo tuân thủ kỹ thuật và nguyên lý giải nhiệt. Tuy nhiên không phải nhà máy nào cũng chú ý đến vấn đề này trên thực tế. Và có nhiều phòng máy nén khí chưa được đảm bảo tốt về vấn đề khí động học.

Vậy hệ thống khí nén có cấu tạo, vai trò và cần lắp đặt như thế nào để đạt tiêu chuẩn, vận hành hiệu quả?

1. Cấu tạo của hệ thống máy nén khí

Hệ thống khí nén trong công nghiệp
Hệ thống khí nén trong công nghiệp

Thiết kế hệ thống khí nén nhà xưởng có cấu tạo bao gồm:

1.1. Máy nén khí

Để tạo ra khí nén có lưu lượng và áp lực lớn phục vụ nhu cầu sản xuất của nhà máy, hệ thống khí nén trong công nghiệp, nhà xưởng thường sử dụng máy nén khí trục vít.

Máy nén khí có dầu: Thường được sử dụng trong các ngành sản xuất cơ khí nói chung.

Máy nén khí không dầu: Thường được sử dụng trong ngành công nghệ chế biến thực phẩm, rượu, bia, thuốc, mạch điện tử.

1.2. Bình tích áp khí nén

Nếu chỉ riêng máy nén khí thì việc cung cấp khí đều đặn cho việc sản xuất là không thể. Bởi máy cần khoảng thời gian 1 – 2 phút tạo ra khí nén đủ áp lực để sử dụng cho thiết bị khác. Vì vậy, để tích trữ áp lực khí nén để đáp ứng nhu cầu sản xuất liên tục cần phải có bình tích áp khí nén.

Ngoài ra, bình chứa khí nén còn có tác dụng tách một phần nước trong khí, đồng thời giảm nhiệt độ của khí trước khi tới máy sấy khí.

Máy nén khí sẽ dừng hoặc chạy ở chế độ không tải khi bình khí nén tích trữ đủ lượng khí thì tùy vào cài đặt. Tùy vào nhu cầu sử dụng của từng nhà máy và tương ứng với công suất của máy nén khí mà thể tích của bình chứa khí sẽ khác nhau.

1.3. Máy sấy khí

Máy sấy khí nén có chức năng làm khô và tách nước ra khỏi khí nén. Máy sấy khí hấp thụ và máy sấy khí tác nhân lạnh là 2 dòng máy sấy khí thông dụng nhất hiện nay.

Để tách nước và làm khô khí nén, máy sấy khí tác nhân lạnh sử dụng giàn nóng hoặc giàn lạnh. Máy được lắp đặt khá dễ dàng và sử dụng phổ biến trong các nhà xưởng, nhà máy sản xuất không yêu cầu về độ khô của khí nén cao.

Trong khi đó, máy nén khí hấp thụ tối ưu hơn khi sử dụng hạt hấp thụ nước, Dòng máy này thường được sử dụng cho các ngành dược phẩm, thực phẩm, điện tử…

1.4. Hệ thống lọc khí

Hệ thống lọc khí là bộ phận dùng để lọc các chất cặn, nước và dầu của hệ thống khí nén trong công nghiệp, nhà xưởng. Bạn có thể dùng 1 cấp, 2 cấp hoặc 3 cấp lọc tùy theo nhu cầu của từng nhà máy.

  • Cấp 1: Chặn được các chất cặn có kích thước từ 0,1 Micromet trở lên.
  • Cấp 2: Chặn được các chất cặn có kích thước từ 0,01 Micromet trở lên.
  • Cấp 3: Chặn các tạp chất có kích thước từ 0,003 Micromet và khử mùi bằng cách sử dụng than hoạt tính.

2. Sơ đồ hệ thống máy nén khí công nghiệp

Sơ đồ hệ thống máy nén khí công nghiệp rất quan trọng để tránh lọc bị nghẹt, không hiệu quả, gây hư hại hệ thống.

2.1. Theo loại máy sấy khí

Sơ đồ hệ thống máy sấy khí tác nhân lạnh: Máy nén khí > Bình chứa khí > Máy sấy khí > Bộ lọc

Sơ đồ hệ thống máy nén khi được đề nghị với máy sấy khí tác nhân lạnh
Sơ đồ hệ thống máy nén khi được đề nghị với máy sấy khí tác nhân lạnh

Sơ đồ hệ thống máy sấy khí hấp thụ: Máy nén khí > Bình chứa khí > Lọc thô > Máy sấy khí hấp thụ > Lọc tinh

Sơ đồ hệ thống máy sấy khí hấp thụ
Sơ đồ hệ thống máy sấy khí hấp thụ

2.2. Theo tiêu chuẩn

2.2.1. Tiêu chuẩn thông thường

Sơ đồ khí nén theo tiêu chuẩn thông thường như sau: Máy nén khí > Bình chứa khí > Lọc tinh > Máy sấy khô ngưng tụ > Lọc tinh

Tiêu chuẩn thông thường
Tiêu chuẩn thông thường

2.2.2. Tiêu chuẩn khí sạch

Máy nén khí > Bình chứa khí > Lọc tinh > Máy sấy khô ngưng tụ > Lọc tinh > Máy sấy khô hấp thụ > Lọc tinh

Tiêu chuẩn khí sạch
Tiêu chuẩn khí sạch

2.2.3. Tiêu chuẩn DIN ISO 8573 CLASS 1

Máy nén khí > Bình chứa khí > Máy chuyển đổi OFS > Máy sấy khô ngưng tụ

Tiêu chuẩn DIN ISO 8573 CLASS 1
Tiêu chuẩn DIN ISO 8573 CLASS 1

2.2.4. Tiêu chuẩn thổi chai PET

Sơ đồ nguyên lý hệ thống  khí nén theo tiêu chuẩn thổi chai PET: Máy nén khí > Bình chứa khí > Lọc tinh > Máy sấy khô ngưng tụ > Lọc tinh > Máy tăng áp > Lọc tinh

3. Cần lưu ý gì khi lắp đặt hệ thống máy nén khí?

Đối với sơ đồ hệ thống máy sấy khí tác nhân lạnh:

  • Nên sử dụng máy nén khí không dầu cùng.
  • Sử dụng bình chứa khí nén có sự phù hợp với công suất máy nén khí.
  • Trước khi lắp máy sấy khí hấp thụ, hãy lắp mình chứa khí.
  • Để tránh tình trạng máy sấy khí hấp thụ bị lỗi do nước và độ ẩm, hãy lắp bộ lọc thô trước máy sấy khí. (Nên lắp thêm bộ bẫy nước).
  • Sau khi làm khô cần lọc bụi từ máy sấy khí hấp thụ, nên lắp bộ lọc tinh sau máy sấy khí này.

Để lắp hệ thống máy nén khí chuẩn chỉnh, chúng ta cần tính toán trước khối lượng công việc cần làm, thiết bị cần lắp đặt cùng với mức độ cung cấp khí nén đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nếu chưa thể tự thực hiện tất cả, bạn hãy liên hệ công ty chuyên lắp đặt hệ thống khí nén để được tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống khí nén trong công nghiệp một cách an toàn, vận hành hiệu quả.

Cần lưu ý gì khi lắp đặt hệ thống máy nén khí?
Cần lưu ý gì khi lắp đặt hệ thống máy nén khí?

3.1. Môi trường lắp đặt

  • Việc lắp đặt hệ thống nên thực hiện ở trong phòng có mái che, rộng rãi, đầy đủ ánh sáng để đảm bảo cho việc theo dõi, vận hành, sửa chữa cũng như bảo dưỡng dễ dàng. Các thiết bị được khuyến nghị tốt nhất nên cách tường 1m – 1,5 mét.
  • Trong phòng khí nén không để các chất dễ gây cháy nổ.
  • Cần đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng cả môi trường bên trong và bên ngoài. Ngoài ra, cần lắp đặt thêm các thiết bị lọc nếu chất lượng khí nén không đạt chuẩn.
  • Cần đặt máy nén khí trên giá và không đặt trực tiếp xuống sàn.

3.2. Khi lắp đặt hệ thống máy nén khí công nghiệp cần yêu cầu gì?

  • Cung cấp một nguồn điện riêng cho hệ thống khí nén để tránh trường hợp hệ thống điện không bị quá tải.
  • Dùng dây điện đạt chuẩn để đảm bảo không xảy ra chập cháy ảnh hưởng đến sản xuất. Khi nối với máy, bạn nên lắp thêm tủ nguồn CB và cầu chì bảo vệ đồng thời nối các bộ phận vào dây tiếp đất để đảm bảo an toàn.
  • Tỷ lệ nguồn ra và motor phải đạt giống nhau.
  • Đảm bảo đường dây điện thông thoáng và được bảo vệ để tránh rò rỉ, giật điện.

3.3. Vận hành hệ thống khí nén công nghiệp sao cho an toàn

  • Nhân viên kỹ thuật vận hành máy phải có chứng nhận nghề hoặc được đào tạo tại các lớp kỹ thuật… Đặc biệt, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ở cuống catalogue đi kèm với máy khi thực hiện vận hành.
  • Chỉ được vận hành máy đúng mức áp suất ghi trên máy.
  • Cần tắt nguồn điện và xả hết khí nén khi kiểm tra, vệ sinh, sửa chữa hay bảo dưỡng. Đồng thời nên có các cảnh báo để tránh những tai nạn khi mở máy.
  • Để đảm bảo phát hiện lỗi kịp thời, hãy lập bảng theo dõi hoạt động của máy theo từng ngày.
  • Để đảm bảo an toàn, không chạm tay hay lấy dụng cụ chạm vào những phần đang hoạt động của máy. Trước khi chạy máy cần kiểm tra và đóng hết các cửa.
  • Tuân thủ quy trình điều khiển của nhà sản xuất, không được tự ý thay đổi cấu trúc/cấu tạo của thiết bị khí nén.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn tổng quan về hệ thống khí nén bao gồm cấu tạo, vai trò và lắp đặt hệ thống khí nén trong công nghiệp. Nếu chưa thể tự thực hiện và vận hành, hãy liên hệ Fil ngay để được tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật tận nơi qua Hotline: 024 6294 1166.

>>>> Xem thêm: Tổng quan máy sấy khí hấp thụ | Nguyên lý làm việc, ưu nhược điểm

>>>> Xem thêm: Hướng dẫn đọc thông số kỹ thuật máy nén khí quan trọng đừng bỏ lỡ

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam