Khi đầu tư vào việc mua thiết bị máy móc, mọi người thường sẽ muốn tìm một loại máy mà chi phí đầu tư ban đầu hợp lý và chi phí bảo trì sau này không tốn kém. Điều này đúng với cả khi bạn mua máy nén khí. Bạn muốn tìm được 1 chiếc máy nén khí thật tốt, thật bền và ít phải sửa chữa nhất trong quá trình sử dụng.
Chi phí vòng đời của 1 máy nén khí = Chi phí đầu tư ban đầu + chi phí phụ tùng và sử dụng dịch vụ bảo trì bảo dưỡng + Chi phí tiêu thụ điện năng + Nhân tố khác
– Chi phí đầu tư ban đầu: Đây chính là chi phí mua các thiết bị như máy nén khí, máy sấy khí, bình tích áp, các bộ lọc, đường ống … Và bao gồm cả chi phí lắp đặt ban đầu.
– Chi phí bảo trì bảo dưỡng: Đây là chi phí bạn phải trả cho việc thay thế các phụ tùng, phụ kiện máy nén khí định kỳ, chi phí sửa chữa mỗi khi máy có sự cố.
– Chi phí tiêu thụ điện năng: thực tế đây là chi phí bạn phải trả lớn nhất cho một hệ thống khí nén. Gần 80% chi phí bạn phải trả cho một hệ thống khí nén chính là chi phí tiêu thụ điện năng.
– Các nhân tố khác như chu kỳ chạy máy, chạy chế độ có tải và không tải, rò rỉ khí nén, áp suất cài đặt các phụ kiện riêng rẽ khác. Tất cả những điều này làm nên sự khác biệt trong chi phí vận hành máy nén khí nó kết hợp với nhau.
Chúng ta cùng lấy ví dụ về một máy nén khí 50HP hoạt động ở công suất 125 PSIG trong 6.000 giờ mỗi năm, với chi phí năng lượng là 0,09/kWh
*Các vật tư bảo trì bao gồm các vật tư tiêu hao: bộ lọc không khí, bộ lọc dầu bôi trơn, bộ phận tách khí/dầu và chất bôi trơn.
Như ví dụ này cho thấy, Máy nén B vừa rẻ hơn khi mua vừa ít tốn kém hơn khi bảo trì về các bộ phận tiêu hao. Tuy nhiên, điểm mấu chốt trong ví dụ này là chi phí năng lượng để vận hành các thiết bị. Máy nén A có chi phí cấp điện thấp hơn 10.000 USD trong thời gian 5 năm do lợi thế về hiệu quả của nó. Và vì Máy nén A tốn ít hơn $160/tháng để bảo trì và vận hành nên nó sẽ hoàn trả chi phí ban đầu cao hơn trong vòng chưa đầy 5 tháng. (Hiệu suất máy nén và tính toán chi phí năng lượng có thể được cung cấp bởi nhà phân phối máy nén khí bạn đang làm việc.)