Công tắc áp suất là một thiết bị có chức năng đóng ngắt trong công nghiệp mà chắc hẳn đã quá quen thuộc với chúng ta. Hầu như thiết bị này đều được sử dụng trong các hệ thống khí nén, hệ thống thủy lực bất kỳ. Từ công suất nhỏ đến công suất lớn. Từ cấu tạo đơn giản đến phức tạp.
Tuy nhiên, để chọn đúng loại công tắc áp suất khí nén cũng như hiểu cấu tạo, nguyên lý vận hành và cách điều chỉnh nó thì không phải ai cũng tự tin. Vì thế hãy cùng Fil Việt Nam tìm hiểu ngay các thông tin quan trọng về thiết bị công tắc áp lực trong chủ đề hôm nay.
1. Công tắc áp suất là gì? Phân loại
Theo như nghiên cứu và quan sát thì công tắc áp suất là một thiết bị có khả năng ứng dụng đa dạng. Nó có thể áp dụng từ các thủy lực phục vụ sản xuất công nghiệp, dây chuyền khí nén cho đến máy nén khí, các thiết bị vật tư nước hay các khu chung cư, trung tâm thương mại, công trình xây dựng.
1.1. Khái niệm
Hiểu một cách đơn giản thì thiết bị này được sản xuất để mang đến cho người dùng một công cụ có khả năng chuyển đổi được tín hiệu áp lực hoặc áp lực thành tín hiệu mở tắt trên mạch điện.
Công tắc áp suất còn được gọi là rơ le áp lực, relay áp suất (Pressure Switches). Thiết bị này có chức năng cung cấp những thông tin, tín hiệu phản hồi điện cho hệ thống đang làm việc để đáp ứng việc đo áp suất đang tăng hoặc giảm. Từ đó có thể thực hiện hoạt động đóng – mở. Tùy vào quy mô, công suất, kết cấu của mỗi hệ thống hoạt động mà số lượng công tắc áp suất có thể dao động từ một đến nhiều cái khác nhau cần lắp đặt. Vì mỗi công tắc chỉ liên quan đến việc điều chỉnh tại một hoạt động hoặc điểm đặt đã chọn trước.
Vậy bạn có biết rơ le áp suất thường được lắp và dùng ở đâu? Với các rơle áp suất nước, hoạt động chủ yếu của chúng ở các máy bơm nước giếng đào, giếng khoan. Trong khi đó, công tắc áp suất khí nén là bộ phận không thể thiếu ở các máy nén khí. Ngoài ra, rơ le áp lực còn được ứng dụng vào hệ thống bơm nước trong chuyển đổi dòng điện cao, hay lắp trên các bảng áp suất của cửa trượt. Hoạt động kiểm soát sạc các tế bào bên trong pin, kích hoạt báo động trong trường hợp áp suất máy bay, trực thăng giảm… .
1.2. Phân loại công tắc áp suất phổ biến hiện nay
Khi dạo một vòng trên thị trường hiện nay có thể thấy rất nhiều loại công tắc áp suất. Nhưng chúng được phân chia thành 2 loại chính đó là: Rơ le áp suất khí nén và Rơ le áp suất thủy lực.
1.2.1. Rơ le áp suất khí nén
Sở dĩ phải phân loại cụ thể công tắc áp để việc lựa chọn sử dụng thiết bị có độ chính xác và phù hợp cao, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí. Công tắc áp suất đơn, kép được người ta phân chia dựa trên số lượng các tín hiệu cảm biến có thể nhận tín hiệu trong thiết bị.
Rơ le áp suất đơn: Rơ le đơn được đánh giá bền hơn so với các rơ le khác nếu được làm từ những chất liệu tốt, có khả năng chống ăn mòn, chống gỉ và oxi hóa cao như: đồng, inox, nhựa.
Rơ le áp suất kép: Khi có sự kết hợp giữa rơ le áp thấp và rơ le áp cao thì người ta gọi là rơ le áp suất kép. Nó thực hiện chức năng của cả hai rơ le và được tổ hợp chung trong 1 vỏ duy nhất. Khi áp suất vượt quá mức cho phép hoặc khi áp hạ dưới mức cho phép, Rơ le kép sẽ ngắt.
1.2.2. Rơ le áp suất thủy lực
Rơ le áp suất thủy lực hay rơ le áp suất dầu là một loại công tắc áp có đến 3 tiếp điểm. Đỉnh rơ le được thiết kế một đường dầu, đấu nối vào hệ thống với đường dầu ra của bơm thủy lực, một đường dầu trích, một nút vặn điều chỉnh áp suất. Tiếp điểm sẽ đóng, động cơ điện sẽ ngắt khi áp suất dầu, chất lỏng, nước trong hệ thống bằng với áp suất do người vận hành cài đặt.
Công tắc áp suất thủy lực được phân chia thành nhiều loại theo môi trường chất sử dụng: dầu, nước. Tùy thuộc vào hãng sản xuất, model, kích cỡ và thông số mà giá công tắc áp suất nước sẽ thay đổi. Lắp đặt công tắc áp suất nước là biện pháp hoàn hảo để bảo vệ bơm, bảo vệ hệ thống cung cấp nước, tăng độ bền, giảm thiểu sự cố và tiết kiệm điện năng, nước.
2. Cấu tạo công tắc áp suất
Một rơ le có cấu tạo khá phức tạp với rất nhiều bộ phận bao gồm:
- Hộp giãn nở,
- Lò xo,
- Vít,
- Đầu nối,
- Tay đòn,
- Đường nối dây điện,
- Tiếp điểm…
Tùy vào từng loại công tắc áp suất cụ thể mà cấu tạo này có thể thêm một số bộ phận, chi tiết nữa.
3. Nguyên lý vận hành của công tắc áp suất
Rơ le áp thực hiện kích hoạt cơ chế hoạt động vật lý bằng cách dùng áp suất của chất chứa bên trong buồng hoặc thùng chứa. Sau đó nó thực hiện việc chuyển mạch đóng mở (on/off) thiết bị đã được kết nối từ ban đầu bằng cách kích hoạt hai tiếp điểm bên trong. Đối với loại rơ le áp suất cơ thì không thể điều chỉnh vì những điểm áp suất được cài đặt sẵn do các nhà sản xuất.
Công tắc áp suất điện thì vận hành khác bởi nó sử dụng tín hiệu điện để kích hoạt công tắc. Nó còn giúp theo dõi mức áp lực trong buồng bằng cách thường xuyên cung cấp tín hiệu thứ cấp. Các điểm chuyển đổi, điểm áp suất thường được định sẵn trong các nhà máy nhưng cũng có thể được điều chỉnh theo yêu cầu thông qua giao diện.
4. Cách chỉnh công tắc áp suất
Cách tốt nhất để điều chỉnh công tắc áp suất hiệu quả là người dùng cần phải tìm hiểu kỹ về rơ le áp lực và các thông số kỹ thuật trên rơ le áp suất một cách trước khi bắt đầu lắp đặt rơ le này vào đường ống bằng việc dùng bình khí nén. Điều này nhằm lựa chọn được một loại công tắc áp suất phù hợp nhất với kích thước đường ống của hệ thống cũng như tránh gặp phải những sai sót không đáng có.
Thứ nhất,
Khi chỉnh công tắc áp lực nước, công tắc áp suất cho máy bơm nước… cần chú ý:
- Xác định được các thông số min, max, diff.
- Bắt đầu điều chỉnh max sau khi đã xác định được đúng thông số, bằng cách sử dụng tua-vít để có thể vặn các vít tương ứng trên đầu cột Range.
- Tăng dần áp suất, song song với đó là quan sát kim đồng hồ áp suất và các tín hiệu của rơ le áp suất khí nén. Sau khi đã quan sát và nhận thấy rơ le bắt đầu nhảy sang vị trí max thì có nghĩa là bạn vừa điều chỉnh xong max.
Tương tự, người dùng cần phải chỉnh vít trên đầu cột diff về một con số đã xác định trước đó nếu muốn điều chỉnh thông số diff. Sau đó vừa giảm áp suất của đường ống một cách từ từ vừa phải quan sát ở đồng hồ áp suất.
Thứ hai,
Người sử dụng cũng cần phải chú ý để kiểm tra xem cách chỉnh công tắc áp suất đã đúng chưa sau khi đã điều chỉnh xong các thông số. Liệu nó đã đáp ứng đúng các yêu cầu cũng như phù hợp với hệ thống đường ống của mình hay không. Bạn cần cân nhắc lại nếu trong trường hợp vẫn chưa chỉnh được công tắc áp suất hợp lý. Cuối cùng luôn phải đảm bảo được rằng cách điều chỉnh rơ le áp suất chuẩn xác nhất.
Qua bài viết, mong rằng quý vị đã nắm được các kiến thức cơ bản, trọng tâm về công tắc áp suất, các loại rơ le áp phổ biến hiện nay cũng như cấu tạo, nguyên lý vận hành và cách điều chỉnh sao cho hiệu quả nhất. Để được tư vấn thêm, quý khách có thể liên hệ Hotline 024 6294 1166. Fil Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ!
>>>> Xem thêm: Hệ thống khí nén trong công nghiệp có cấu tạo và vai trò như thế nào?
>>>> Xem thêm: Tổng quan máy sấy khí hấp thụ | Nguyên lý làm việc, ưu nhược điểm
Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam