Rơ le áp suất máy nén khí | Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách chỉnh

Ngày đăng: 19/05/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 9465 lượt
Đánh giá:

Rơ le áp suất máy nén khí là bộ phận không thể thiếu nếu muốn thiết bị nén khí hoạt động an toàn và ổn định. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến thiết bị này và vai trò thiết thực của nó. Vậy hãy cùng Fil tìm hiểu về rơ le máy nén khí là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, vai trò cũng như cách điều chỉnh và sử dụng rơ le cụ thể ra sao trong chủ đề hôm nay nhé!

1. Rơ le máy nén khí là gì

Rơ le trong máy nén khí là thiết bị quan trọng dùng để điều chỉnh áp suất làm việc bình thường khi áp suất bị thay đổi đột ngột.

Các trường hợp rơ le áp suất máy nén khí hoạt động chủ yếu là:

  • Khi áp suất trong máy nén khí quá thấp: Rơ le sẽ tự động ngắt điện để bảo vệ hoạt động của máy nén khí.
  • Khi áp suất trong máy nén khí quá cao: Rơ le sẽ tự động ngắt điện và máy nén khí tắt để đảm bảo an toàn.
Rơ le áp suất máy nén khí
Rơ le áp suất máy nén khí

2. Cấu tạo rơ le máy nén khí

Vậy rơ le áp suất khí nén có cấu tạo như thế nào? Để xác định chính xác cấu tạo rơ le áp suất máy nén khí, chúng ta sẽ chia nó theo 2 loại bao gồm: rơ le áp suất thấp và rơ le áp suất cao.

Cấu tạo rơ le
Cấu tạo rơ le

2.1. Rơ le áp suất thấp

Rơ le áp suất thấp là loại rơ le được dùng để hoạt động ở áp suất bay hơi và ngắt mạch điện của máy nén để bảo vệ máy nén hoặc để điều khiển năng suất lạnh khi áp suất giảm xuống mức quá cho phép.

2.1.1. Cấu tạo

Cấu tạo của rơ le áp suất thấp bao gồm:

  1. Vít đặt áp suất thấp
  2. Vít đặt áp suất cao
  3. Vít đặt áp suất vi sai
  4. Tay đòn chính
  5. Lò xo chính
  6. Lò xo vi sai
  7. Hộp xếp
  8. Đầu nối áp suất thấp
  9. Đầu nối áp suất cao
  10. Lối luồn dây điện
  11. Tiếp điểm điện
  12. Tay đòn
  13. Cơ cấu lật
  14. Gối gỡ

2.1.2. Nguyên lý hoạt động

Vậy rơ le áp suất thấp hoạt động như thế nào? 

Vít đặt áp suất thấp và vít đặt áp suất vi sai là hai vít có nhiệm vụ điều chỉnh áp suất cắt và đóng của Rơ le. Tay đòn chính mang cơ cấu lật và tiếp điểm điện được dẫn tới đáy của hộp xếp. Tay đòn nối cơ cấu lật tới lò xo phụ chỉ có thể quay quanh một chốt cố định ở khoang giữ tay đòn. Vì thế tiếp điểm sẽ chỉ có hai vị trí cân bằng. Hộp xếp khi áp suất vượt quá giá trị ON và OFF mới có thể dịch chuyển.

Vị trí của cơ cấu lật tác động lên cơ cấu này với hai lực, bao gồm lực từ hộp xếp trừ đi lực của lò xo chính, và lực kéo của lò xo vi sai. Khi áp suất trong hộp xếp giảm xuống từ từ thì hầu như không có chi tiết nào trong Rơ le chuyển động. Chỉ khi nào áp suất trong hộp xếp giảm xuống dưới mức đã điều chỉnh (giá trị chính trừ giá trị vi sai), tay đòn chính bị kéo xuống đủ mức làm cho cơ cấu lật đột ngột thay đổi vị trí, tiếp điểm 1 đột ngột rời tay đòn chính bật xuống vít đặt áp suất cao (OFF).

Và khi áp suất trong hộp xếp tăng lên nhờ cơ cấu lật, vượt qua vị trí điều chỉnh của lò xo chính (giá trị chính), tay đòn chính lại đột ngột thay đổi vị trí tiếp điểm áp suất thấp rời áp suất cao sang 4 (ON).

2.2. Rơ le áp suất cao

Rơ le áp suất cao là loại công tắc áp suất hoạt động ở áp suất ngưng tụ của môi chất lạnh. Khi vượt mức cho phép nó sẽ ngắt mạch điện để bảo vệ máy nén cùng các thiết bị liên quan khác.

2.2.1. Cấu tạo

Cũng tương tự như rơ le áp suất thấp, cấu tạo rơ le nhiệt áp suất cao bao gồm các bộ phận sau:

1.  Vít đặt áp suất cao

2. Vít đặt áp suất cao

3. Vít đặt áp suất vi sai

4- Tay đòn chính

5.  Lò xo chính

6. Lò xo vi sai

7. Hộp xếp

8. Đầu nối áp suất thấp

9. Đầu nối áp suất cao

10. Lối luồn dây điện

11. Tiếp điểm điện

12. Tay đòn

13. Cơ cấu lật

14. Gối đỡ

2.2.2. Nguyên lý hoạt động

Rơ le áp suất cao hoạt động ở áp suất ngưng tụ của môi chất lạnh và khi áp suất vượt mức cho phép sẽ tự động ngắt mạch điện để bảo vệ máy nén. Rơ le áp suất cao cũng tương tự như Rơ le áp suất thấp về nguyên tắc cấu tạo. Nhưng các tiếp điểm của nó được bố trí ngược lại. Tuy nhiên do tính chất an toàn nên khi Rơ le áp suất cao tác động ngắt thì không tự động đóng mạch lại được (vì áp suất cao, dù áp suất giảm xuống giá trị đặt trừ giá trị vi sai). Do đó để đưa Rơ le trở lại trạng thái ban đầu thì cần phải có tác động reset.

3. Rơ le áp suất máy nén khí có vai trò gì?

Là thiết bị đóng vai trò quan trọng nhưng không phải ai cũng biết những chức năng chính của nó.

  • Bảo vệ máy nén khí khi áp suất quá thấp: khi áp suất giảm xuống quá giá trị cho phép thì rơ le có nhiệm vụ ngắt điện để bảo vệ máy nén khí. Từ đó duy trì hoạt động ổn định cho máy cũng như toàn bộ hệ thống.
  • Bảo vệ máy nén khí khi áp suất quá cao: khi áp suất cao vượt quá mức cho phép thì rơ le có nhiệm vụ tự ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn cho máy nén khí và hạn chế sự cố cho hệ thống.
  • Đảm bảo hiệu suất dầu máy nén khí: các máy nén khí trục vít luôn cần trang bị thêm rơ le để kiểm tra dầu để bảo vệ cho máu vì áp suất dầu trong cacte luôn thay đổi.
Rơ le áp suất đóng vai trò gì?
Rơ le áp suất đóng vai trò gì?

4. Hướng dẫn sử dụng rơ le

Với nhiều đơn vị, dù hiểu được vai trò quan trọng của rơ le nhưng vẫn chưa biết cách đấu rơ le nhiệt, cách chỉnh rơle nhiệt… sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất.

4.1. Cách điều chỉnh

Muốn điều chỉnh rơ le tự ngắt thì trước hết cần mở nắp, rồi vặn rơ le theo chiều kim đồng hồ để tăng áp suất. Ngược lại, khi vặn ngược chiều kim đồng hồ thì máy sẽ giảm áp suất.

Các rơ le nén khí được điều chỉnh áp lực là 8kg áp dụng đối với những dòng máy nén khí sử dụng nguồn điện 220V. Còn các rơ le được điều chỉnh áp lực là 12kg thì tương thích với dòng máy nén có nguồn điện 380V.

Hướng dẫn sử dụng rơ le
Hướng dẫn sử dụng rơ le

4.2. Cách cài đặt rơ le máy nén khí

Cài đặt rơ le áp suất mở tải: Bình chứa khí trống > khởi động máy nén > chạy đến khi đạt áp suất ngắt tải > mở 1 bộ van xả khí chậm chậm giúp khí thoát ra ngoài > xem tình trạng áp suất tụt ra sao > đợi máy khởi động > ghi chú lại áp suất. Đây là áp suất mở tải.

Điều chỉnh áp suất mở tải với vít cài đặt to > quay theo chiều kim đồng hồ đến khi áp suất ngắt tải > đóng van xả khí. Máy nén khi được hoạt động cho đến khi áp suất ngắt tải.

Cách cài đặt rơ le áp suất ngắt tải: Nếu muốn có một áp suất tối đa cao hơn thì vặn rơ le theo chiều kim đồng hồ. Nếu muốn áp suất tối đa thấp hơn thì vặn ngược lại chiều kim đồng hồ > mở van xả khí và đợi khởi động máy nén khi độ tụt áp đủ thấp > đóng van > đợi máy dừng > kiểm tra áp suất ngắt áp > lặp lại.

Lưu ý khi chỉnh rơ le áp suất ngắt tải cần ghi áp suất lúc máy dừng lần cuối và xem nó chạy trở lại.

Với những thông tin trên đây, Fil hy vọng Quý khách hàng đã hiểu rõ hơn về Rơ le áp suất máy nén khí, cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của nó. Và đặc biệt là biết cách điều chỉnh áp suất sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

>>>> Xem thêm: Quy trình vận hành máy nén khí đơn giản chỉ trong 5 bước

>>>> Xem thêm: Điểm danh các lỗi thường gặp ở máy nén khí và cách xử lý

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam