Điểm danh các lỗi thường gặp ở máy nén khí và cách xử lý

Ngày đăng: 07/05/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 2597 lượt
Đánh giá:

Máy nén khí hiện nay đã trở thành thiết bị không thể thiếu với nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy hệ thống máy nén khí hoạt động rất bền bỉ, có thể làm việc liên tục trong nhiều giờ liền mà không phải nghỉ ngơi. Nhưng cũng có những lúc bạn gặp phải những sự cố khiến cho máy không hoạt động hoặc máy có hoạt động nhưng chất lượng khí nén tạo ra không đạt chuẩn. Trong bài viết dưới đây Fil Việt Nam sẽ điểm danh các lỗi thường gặp ở máy nén khí và cách xử lý nhanh chóng, hiệu quả nhé.

Các lỗi thường gặp ở máy nén khí
Các lỗi thường gặp ở máy nén khí

1. Bị nóng trong quá trình hoạt động – Các lỗi thường gặp ở máy nén khí

Trong quá trình hoạt động mà máy nén khí của bạn dừng một cách đột ngột, nhất là trong những ngày mùa hè nóng bức thì chắc chắn lỗi ở đây là máy khí nén có nhiệt độ cao. Bạn cần phải kiểm tra nhiệt độ không khí trong môi trường là bao nhiêu. Bởi nhiệt độ xung quanh máy nén khí khi đang hoạt động không vượt quá 40 độ C. Hoặc là bạn kiểm tra hệ thống thông gió nhé…

Nếu không phải lỗi do nhiệt độ quá cao thì bạn cần kiểm tra bộ phận làm mát. Cũng có thể bộ phận này quá bẩn, nhiều bụi, lâu ngày chưa được làm sạch nên cũng cản trở việc làm mát cho toàn hệ thống máy nén khí.

Máy nén khí bị nóng trong quá trình hoạt động
Máy nén khí bị nóng trong quá trình hoạt động

2. Sự cố máy nén khí bị rò nước trong quá trình hoạt động 

Trong các lỗi thường gặp của máy nén khí trục vít thì phải kể đến lỗi máy nén khí bị rò nước trong quá trình làm việc. Sở dĩ máy nén khí gặp sự cố này là do không khí đưa vào trong hệ thống máy nén khí có độ ẩm cao. Cho nên trong khi vận hành, bộ phận van hút mở sẽ đưa luồng khí đi vào bộ phận cụm đầu nén. Trong khoang nén khí thì nước và dầu trộn lẫn với nhau. Sau đó, dầu được đưa tới bình dầu để bộ phận tách dầu khí nén thực hiện việc tách dầu còn nước sẽ đọng lại ở đáy bình chứa.

Ngoài ra, nhiệt độ của máy nén khí khi hoạt động thấp sẽ không đủ điều kiện cho nước bay hơi hoàn toàn. Chính vì vậy, nước sẽ đọng lại ở bình dầu. Để khắc phục lỗi thường gặp ở máy nén khí này thì bạn phải thường xuyên kiểm tra bình chứa và xả nước định kỳ.

3. Máy bị xì hơi – Các lỗi thường gặp ở máy nén khí

Máy nén khí trục vít bị xì hơi là một trong những lỗi thường gặp trong khi máy nén khí hoạt động. Lỗi này khiến cho lưu lượng khí nén bị giảm đi nhiều. Từ đó hệ thống phải hoạt động với công suất lớn để bù vào nguồn khí bị xì ra ngoài.

Lỗi này xảy ra khi bình nén khí bị thủng. Bạn có thể nhận biết bằng cách kiểm tra xung quanh bình hơi. Nếu thấy tay mát ở chỗ nào thì chỗ đó bị thủng. Để khắc phục lỗi này thì bạn nên tìm chiếc bình nén khí để thay thế hoặc là sắm lại chiếc máy nén khí mới.

Máy nén khí bị xì hơi
Máy nén khí bị xì hơi

4. Động cơ máy bơm khí nén bị quá tải 

Trong các lỗi thường gặp ở máy nén khí, thì lỗi động cơ máy bơm khí nén bị quá tải cũng hay xảy ra. Lỗi này có thế gây ra tình trạng động cơ bị cháy. Nguyên nhân của sự cố máy nén khí này có thể kể đến như: điện áp nguồn bị lỗi, áp suất khí nén quá cao, bộ tách dầu bị tắc hoặc lệch trục…

Cách sửa chữa máy nén khí khi gặp lỗi này  như sau: Kiểm tra lại điện áp nguồn lúc không tải và khi máy hoạt động, kiểm tra lại công suất khí nén hoặc vệ sinh, thay thế thiết bị nếu bị bẩn…

5. Báo lỗi máy nén khí có hoạt động nhưng chạy không tải (không lên áp suất) 

Sự cố máy nén khí này xảy ra phụ thuộc vào van tiết lưu đóng hay mở tùy thuộc vào lưu lượng khí nén được sử dụng. Mà van hút này lại chịu sự điều khiển của hệ thống van điện từ. Chính vì vậy, để khắc phục lỗi này bạn cần kiểm tra nguồn điện cấp đến van điện từ có chuẩn hay không. Sau đó là kiểm tra cuộn dây điều khiển van điện từ xem có hoạt động hay không. Tiếp theo là khởi động máy nén khí và kiểm tra van hút xem có mở hay không.

Máy nén khí có hoạt động nhưng chạy không tải
Máy nén khí có hoạt động nhưng chạy không tải

6. Chạy công suất thấp hoặc không tạo đủ áp lực – Các lỗi thường gặp ở máy nén khí

Trong các lỗi thường gặp ở máy nén khí chắc chắn cũng có lúc bạn đã gặp phải tình trạng hiệu suất máy nén khí thấp hoặc không đủ để tạo áp lực sẽ khiến cho hoạt động sản xuất bị trì trệ, gây ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị có sử dụng khí nén.

Để khắc phục sự cố máy nén khí này, bạn cần kiểm tra xem khí nén có bị rò rỉ hay không. Còn nếu như lưu lượng khí nén thấp quá mức cho phép thì bạn cần kiểm tra lại bộ phận van hút xem đã mở hết ra hay chưa. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra bộ phận lọc khí, bảo trì, sửa chữa hay thay thế nếu như nó đã quá cũ. 

7. Sự cố máy nén khí xảy ra khi rơle bảo vệ quá tải 

Relay quá tải là một trong các lỗi thường gặp của máy nén khí trục vít khi vận hành. Để khắc phục được sự cố này bạn cần kiểm tra xem bộ phận đầu nén có bị kẹt hay không, vòng bi của đầu nén có bị hỏng không. Sau đó bạn kiểm tra tiếp đến độ cách điện giữa các cuộn dây động cơ điện. Nếu tất cả vẫn bình thường thì kiểm tra đến điện áp và dòng điện ở cả 3 pha, bật máy nén khí và kiểm tra cấp điện áp. 

Ngoài ra, khi rơ le bảo vệ quá tải cũng xảy ra lỗi tụt áp máy nén khí. Như vậy là tại các mối nối tiếp xúc với dây cáp sẽ có một điểm gặp vấn đề. Bạn cần phải rà soát và kiểm tra lại các mối nối đảm bảo tất cả các mối nối đều chắc chắn.

Nếu tất cả vẫn hoạt động bình thường mà rơ le bảo vệ quá tải thì bạn nên thay rơ le mới nhé.

Cách điều chỉnh rơ le áp suất
Cách điều chỉnh rơ le áp suất

8. Lỗi trào dầu van hút ở máy nén khí 

Lỗi máy nén khí bị trào dầu là hiện tượng khi dừng máy thì dầu bị trào ngược ra đường lọc gió. Mà khi chúng ta làm công tác vệ sinh khoang chứa lọc gió, tháo lọc gió ra sẽ thấy phần giấy lọc có bị thấm dầu. 

Khi gặp phải sự cố này, bạn khắc phục bằng các cách sau kiểm tra xem van áp suất tối thiểu còn hoạt động không. Nếu không hoạt động nghĩa là bạn phải thay van. Hoặc là kiểm tra phần cổ hút được đóng chặt hay chưa. Nếu vặn lỏng thì bạn đóng lại cho chặt. Cuối cùng là kiểm tra van chặn dầu. Nếu van chặn dầu cũng không hoạt động thì bạn nên thay thế.

9. Báo lỗi máy nén khí không chạy

Trong số các lỗi thường gặp ở máy nén khí thì việc máy nén khí không chạy hoặc lỗi khởi động máy nén khí là sự cố khiến cho nhiều người lo lắng nhất. Bởi một khi máy nén khí không hoạt động nghĩa là toàn bộ những công đoạn sản xuất về sau cùng bị đình trệ theo. Nó gây ra tổn thất lớn về kinh tế.

Cách xử lý sự cố máy nén khí này đó là:

– Trước hết bạn kiểm tra nguồn điện vào bao gồm điện áp vào, đường dây truyền tải điện, ổ cắm, công tắc… xem tất cả có hoạt động bình thường hay không.

– Nếu là máy mới lắp đặt thi bạn kiểm tra lại thứ tự và cách lắp các pha xem đã đúng hay chưa. Nếu chưa đúng là đổi lại cho đến khi máy khởi động được.

– Hoặc nếu máy nén khí đang hoạt động mà  ngừng thì bạn kiểm tra lỗi báo trên màn hình. Kiểm tra rơ le xem có cái nào bị nhảy áp hay không, kiểm tra nút dừng khẩn cấp xem có hỏng không…

Trên đây là các lỗi thường gặp ở máy nén khí cũng như cách khắc phục mà Fil Việt Nam muốn cung cấp đến quý khách hàng. Hy vọng nó sẽ giúp ích phần nào cho bạn trong quá trình sử dụng máy nén khí. Nếu gặp những sự cố khác hoặc muốn mua máy nén khí cùng các thiết bị của máy nén khí hay liên hệ với Fil Việt Nam để được hỗ trợ nhé.

>>>> Xem thêm: Mách bạn cách chỉnh áp suất máy nén khí đúng tiêu chuẩn

>>>> Xem thêm: Máy đo chất lượng khí nén là gì? Top 3 máy đo chất lượng khí nén

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Mách bạn cách chỉnh áp suất máy nén khí đúng tiêu chuẩn

Ngày đăng: 05/05/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 3090 lượt
Đánh giá:

Để máy nén khí hoạt động bền bỉ, ổn định cung cấp ra luồng khí nén chất lượng cao thì việc chỉnh áp suất áp máy nén khí đúng tiêu chuẩn là việc làm cơ bản và quan trọng nhất. Vậy sử dụng máy nén khí như thế nào để an toàn và đảm bảo kỹ thuật cũng như cách chỉnh áp suất máy nén khí như thế nào là hợp lý. Trong bài viết dưới đây Fil Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức hữu ích xung quanh vấn đề này nhé.

1. Hướng dẫn sử dụng máy nén khí đảm bảo kỹ thuật 

Hệ thống máy nén khí không quá cầu kỳ và phức tạp, nhưng để cho hệ thống hoạt động hết công suất, bền bỉ thì trong quá trình vận hành bạn cần chú ý đến một số vấn đề:

Cách chỉnh áp suất máy nén khí
Cách chỉnh áp suất máy nén khí

1.1. Lưu ý khi lắp đặt 

Là một thiết bị công nghiệp cho nên khi lắp đặt máy nén khí bạn nên chọn những vị trí cao ráo, khô thoáng, nền nhà vững chắc, và duy trì nhiệt độ môi trường xung quanh máy khí hoạt động luôn nhỏ hơn 40 độ.

Trong quá trình lắp đặt động cơ làm việc, bạn phải kiểm tra thật kĩ nguồn điện cũng như điện áp, tần số đã phù hợp với những quy định mà nhà sản xuất ghi trên nhãn dán hay chưa.

Sau đó bạn chú ý đến độ căng của dây đai. Bởi nếu bạn lắp ráp mà để dây đai quá căng sẽ dẫn đến hiện tượng quá tải. Còn nếu dây đai bị trùng thì lại dẫn đến tốc độ không ổn định cũng như dây đai bị quá nhiệt.

Dây điện dùng để kết nối với nguồn điện thì cần dùng dây có tiết diện phù hợp để tránh hao phí điện năng. Đặc biệt là không thể thiếu rơ le áp suất máy nén khí để bảo vệ động cơ của máy bơm khi dòng điện quá tải.

Sau khi hoàn thành công việc, bạn nên ngắt công tắc động cơ để tránh tình trạng máy khởi động khi không cần thiết. Khi muốn sửa sữa, bảo dưỡng, kiểm tra máy nén khí thì cần xả sạch khí ra ngoài. Hơn nữa, không được tự ý thay đổi những cài đặt cố định để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của van điều chỉnh áp suất khí nén.

1.2. Cách sử dụng máy nén khí an toàn

Như chúng ta biết, những tai nạn, sự cố trong khi vận hành hay sửa chữa máy nén khí không phải là ít. Tại sao có những sự việc đau lòng đó? Lỗi chính là do không tuân thủ những nguyên tắc an toàn. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng máy nén khí an toàn bạn cần biết.

Cách sử dụng máy nén khí an toàn
Cách sử dụng máy nén khí an toàn

1.2.1. Kiểm tra lượng dầu trước khi hoạt động 

Với bất kì một dòng máy nén khí nào cách sử dụng máy nén khí an toàn đó là trước khi đưa vào vận hành thì việc kiểm tra lượng dầu bôi trơn. Kiểm tra lượng dầu để đảm bảo rằng lượn dầu vẫn đủ để cung cấp cho hệ thống trong quá trình hoạt động. Lượng dầu bôi trơn đạt tiêu chuẩn là nó phải nằm trong vạch tròn trong của mắt dầu hoặc nằm trong khoảng cách giữa hai vạch đỏ của mắt dầu. Dầu bôi trơn này bạn cần thay định kỳ 2 tháng/lần để đảm bảo không bị cặn dầu.

1.2.2. Nối dây vào nguồn điện 

Sau khi kiểm tra lượng dầu thì bạn tiếp tục đấu điện cho hệ thống máy nén khí. Khi đấu điện bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau: Đối với dòng điện 3 pha có dùng áp tô mát thì trước tiên để đảm bảo an toàn bạn phải ngắt áp tô mát, sau đó đấu 3 pha nóng vào 3 đầu ra khỏi động của máy nén khí. Sau đó đóng nguồn điện và kiểm tra xem hệ thống máy nén khí có hoạt động hay không, có quay đúng chiều hay chưa và khí nén có thổi trực tiếp vào đầu nén để làm máy xilanh và piston hay không. Nếu không đúng với quy định thì bạn nên đảo 2 pha nóng bất kì cho nhau là máy sẽ hoạt động bình thường.

1.2.3. Điều chỉnh rơ- le áp suất máy nén khí trước khi sử dụng 

 Bước điều chỉnh rơ le áp suất máy nén khí trước khi đưa máy vào vận hành là đặc biệt quan trọng. Khi máy nén khí hoạt động phải cần phải có một áp suất nhất định để máy hoạt động đúng công suất và cho ra những dòng khí nén chất lượng cao. Cách chỉnh áp suất máy nén khí rất đơn giản. Nếu bạn muốn tăng áp suất máy nén khí thì bạn vặn ốc trong rơ le theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. 

1.2.4. Mở van xả nước ở đáy bình chứa khí 

Khi máy nén khí hoạt động trong thời gian dài bạn cần xả nước ở đáy bình chứa khí định kì để đảm bảo hình chứa khí không bị nước làm cho oxy hóa dẫn đến hiện tượng hoen gỉ. Bởi nếu độ ẩm trong không khí cao thì lượng nước lọc ra từ khí nén cũng nhiều. Thời gian xả nước định kì là 1 tuần 1 lần để đảm bảo độ bền cho thiết bị.

2. Hướng dẫn cách chỉnh áp suất máy nén khí 

Áp suất khí nén ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành cũng như chất lượng đầu ra của khí nén thành phẩm. Vậy các cách chỉnh áp suất máy nén khí nén  dụng là gì?

2.1. Tại sao cần điều chỉnh áp suất máy nén khí

Trong quá trình hệ thống máy nén khí vận hành, vì những lý do khách quan hoặc chủ quan mà áp suất máy nén khí không thực sự ổn định, khi thì cao quá, khi thì thấp quá. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn hệ thống máy nén khí cũng như các thiết bị sử dụng nguồn khí nén thành phẩm. 

Có một số nguyên nhân mà chúng ta phải sát sao và điều chỉnh relay áp suất máy nén khí kịp thời như: 

Cách chỉnh máy nén khí trục vít khi vào cùng một thời điểm mà có quá nhiều thiết bị cùng sử dụng nguồn khí nén, hệ thống máy nén khí không thể đáp ứng được.

Relay áp suất máy nén khí khi lượng khí nén bị rò rỉ ra ngoài, làm cho áp suất bị tụt xuống, không thể cung cấp đủ định mức cho các thiết bị khác.

– Kiểm tra áp suất khí nén khi máy bơm khí quá cũ, không đủ khả năng để cung cấp khí cho toàn hệ thống…

Tại sao phải chỉnh áp suất máy nén khí?
Tại sao phải chỉnh áp suất máy nén khí?

2.2. Các cách chỉnh áp suất máy nén khí sao cho đúng tiêu chuẩn

Cách hiệu chỉnh relay áp suất của máy nén khí thông dụng hiện nay gồm có điều chỉnh áp suất máy nén khí thông qua rơ le và thông qua van điều chỉnh áp suất khí nén.

2.2.1. Cách điều chỉnh rơ le áp suất máy nén khí

Rơ le là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống máy nén khí. Nó có nhiệm vụ tự động ngắt và bật lại máy khi đã đủ lưu lượng khí nén trong bình chứa khí hoặc áp suất đầu ra thấp hơn áp suất đầu vào. Cách điều chỉnh rơ le áp suất này được thực hiện như sau:

– Rơ le nén khí sẽ được điều chỉnh áp lực là 8kg đối với những dòng máy khí nén sử dụng nguồn điện 220V.

– Điều chỉnh rơ le áp suất  với áp lực 12kg đối với những dòng máy nén khí sử dụng nguồn điện 380V. 

– Nếu bạn muốn điều chỉnh rơ le tự ngắt thì bạn có thể thực hiện như sau: Mở nắp rơ le ? vặn rơ le tùy theo ý muốn. Nếu muốn tăng áp suất thì vặn rơ le theo chiều kim đồng hồ. Nếu muốn giảm áp suất khí nén thì vặn rơ le ngược chiều kim đồng hồ.

Cách điều chỉnh rơ le
Cách điều chỉnh rơ le áp suất

2.2.2 Điều chỉnh áp suất máy nén khí thông qua van chỉnh áp

Van điều chỉnh áp suất khí nén là một trong những bộ phận có khả năng điều chỉnh áp suất khí nén ở một số vị trí nhất định để đảm bảo áp suất tiêu chuẩn cho thiết bị khi hoạt động. Người ta còn gọi nó với các tên thân quen hơn là van điều áp khí nén.

Van áp suất khí nén hiện nay có 2 loại được sử dụng chủ yếu đó là van điều chỉnh áp suất khí nén ở chế độ không tải/ tải và van điều chỉnh áp suất khí nén ở chế độ điều chế.

Cách điều chỉnh công tắc áp suất khí nén cụ thể trong mỗi trường hợp như sau:

Cách chỉnh công tắc áp suất máy nén khí không tải: Đầu tiên bạn nới lỏng đai ốc ở phía trên ? Vặn bu lông để điều chỉnh áp suất không tải theo ý muốn. Muốn tăng áp suất khí nén thì bạn vặn bu lông cùng chiều kim đồng hồ và ngược lại ? Vặn chặt đai ốc phía trên lại.

– Điều chỉnh áp suất khí nén có tải: Bạn nới lỏng đai ốc ở khóa dưới ? Vặn bu lông để điều chỉnh áp suất. Vặn bu long theo chiều kim đồng hồ để giảm áp suất khí nén và ngược lại. ? Sau đó siết chặt đai ốc phía dưới lại.

Cách chỉnh áp suất máy nén khí thông qua modulator valve: Để điều chỉnh được chuyển động của dòng khí nén, bạn có thể thay đổi vị trí đóng/ mở của van áp suất khí nén. 

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về cách chỉnh áp suất máy nén khí. Hy vọng nó sẽ mang đến những kiến thức hữu ích cho những khách hàng đang sử dụng máy nén khí. Nếu quý khách vẫn còn phân vân hoặc có câu hỏi gì xoay quanh thiết bị này thì hãy liên lạc với Fil Việt Nam nhé.

>>>> Xem thêm: Máy nén khí cao áp, cấu tạo, công dụng và nguyên lý hoạt động

>>>> Xem thêm: Trọn bộ thông tin về van điều áp khí nén bạn cần biết

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Bộ lọc tách nước khí nén và 4 thương hiệu thông dụng hiện nay

Ngày đăng: 03/05/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 3645 lượt
Đánh giá:

Máy nén khí hiện nay là một thiết bị không thể thiếu trong sản xuất cũng như trong đời sống hàng ngày. Nhưng trong quá trình máy nén khí hoạt động, để đảm bảo máy làm việc lâu dài cũng như chất lượng khí cung cấp ra ngoài, các thiết bị sử dụng khí nén không bị hoen gỉ, ăn mòn thì việc trang bị thêm bộ lọc tách nước khí nén là rất cần thiết. Vậy bộ lọc tách nước khí nén là gì? Các loại lọc tách nước máy nén khí thông dụng hiện nay? Bài viết dưới đây Fil sẽ cung cấp đến quý khách hàng những kiến thức khoa học về thiết bị này nhé.

1. Tìm hiểu về bộ lọc tách nước máy nén khí 

Bộ lọc tách nước là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ thiết bị máy nén khí lớn nào. Vậy bộ lọc nước máy nén khí có gì đáng quan tâm?

Lọc tách nước khí nén
Lọc tách nước khí nén

1.1. Bộ lọc máy nén khí là gì? 

Bộ lọc khí nén còn có tên khoa học là air Filter, nó là một chi tiết quan trọng trong hệ thống máy nén khí. Nó tác động trực tiếp đến hiệu quả làm việc cũng như chất lượng khí nén thành phẩm. Ngoài ra, trong bộ lọc khí nén, bộ phận lọc tách dầu máy nén khí còn có nhiệm vụ phun dầu bôi trơn dạng sương để giúp giảm ma sát trong quá trình làm việc, hạ thiệt của hệ thống. Ngoài ra, lọc tách nước máy nén khí còn có chức năng điều chỉnh áp suất, đảm bảo áp suất ở mức độ an toàn để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá trình vận hành.

1.2. Vai trò, lợi ích của bộ lọc tách nước máy nén khí

Tại sao cần sử dụng thiết bị lọc tách nước máy nén khí? Hiểu một cách đơn giản đó là khí nén sau khi được nén trực tiếp từ khí tự nhiên thì nó mang trong mình nhiều hơi nước, bụi bẩn và tạp chất. Cho nên khi những thiết bị sử dụng khí này sẽ gây ra hiện tượng oxy hóa, hoen gỉ, tắc nghẽn từ đó làm giảm tuổi thọ của thiết bị, ảnh hưởng đến năng suất làm việc cũng như chất lượng thành phẩm.

Chúng ta có thể thấy trong hệ thống máy nén khí, bộ lọc khí tồn tại dưới nhiều dạng như bộ lọc khí nén đôi, bộ lọc khí nén đơn, bộ lọc tách nước khí nén, bộ lọc tách dầu khí nén… Mỗi hệ thống sẽ có những cách lắp đặt khác nhau, dựa vào yêu cầu chất lượng của nguồn khí cung cấp ra. Việc sử dụng bộ lọc khí nén chính là một trong những giải pháp hiệu quả tối ưu, tiết kiệm hàng đầu mang đến luồng khí nén sạch đến 98%.

Thiết bị lọc máy nén khí
Thiết bị lọc máy nén khí

1.3. Nguyên lý bộ lọc tách nước máy nén khí

Bộ lọc tách nước hoạt động với nguyên lý rất đơn giản và dễ hiểu đó là dựa vào lực ly tâm.  Luồng khí nén sẽ được đưa vào trong từ ống nối, cút nối của hệ thống rồi đi đến bộ lọc khí. Tại đây, dưới sự chuyển động của xoáy lốc do những tâm chắn xoắn tạo ra. Lúc này, dưới tác động của lực li tâm, nước và bụi bẩn, tạp chất sẽ bị văng ra và chảy xuống cốc lọc. Đây được gọi là quá trình lọc thô. Sau đó dòng không khí lại tiếp tục đi vào bên trong qua bộ phận lọc khí nén, trực tiếp đập vào thành trong của cốc lọc sau đó chảy xuống cốc lọc nước máy nén khí. Đây được gọi là quá trình lọc tinh.

Cùng với đó, bộ phận chỉnh định mang và bộ phận van xả cũng hoạt động cho nên những chất cặn bẩn và hơi nước sẽ được xả ra ngoài. Sau cùng, luồng khí nén sạch sẽ được dẫn tới bình dầu, dầu chứa trong bình sẽ phun sương vào khí và cung cấp cho các thiết bị hoạt động khác.

1.4. Cách lắp lọc nước máy nén khí? 

Lắp đặt bộ lọc tách nước máy nén khí bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn cho máy nén khí trong quá trình vận hành cũng như cung cấp ra một luồng khí nén đảm bảo tiêu chuẩn nhất:

– Khi mới lắp đặt hệ thống máy nén khí thì tốt nhất là bạn nên lắp luôn bộ lọc tách nước khí nén cũng như thiết bị sấy khí. Bởi bộ phận này có chức năng tách nước khỏi khí nén sau khi ra khỏi bình áp và cân bằng lượng nước cũng như nhiệt độ trước khi dòng khí này đi vào trong máy sấy. Nếu như bạn lắp sai vị trí sẽ làm cho hệ thống làm việc quá tải hoặc gây ra tình trạng tụt áp khi dàn lạnh bị bám tuyết.

– Sử dụng lõi lọc khí đơn hay lõi lọc khí đôi còn phụ thuộc vào lưu lượng khí nén của từng dòng máy bơm khí nén. Nhưng dù sử dụng loại nào đi chăng nữa thì trong quá trình sử dụng bạn cũng nên bảo trì, bảo dưỡng cũng như vệ sinh định kì để đảm bảo độ bền cũng như hiệu quả làm việc.

2. 4 thương hiệu bộ lọc tách nước khí nén thông dụng

Với vai trò và tầm quan trọng như vậy cho nên bộ lọc tác nước máy nén khí rất đa dạng trên thị trường phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Dưới đây là các loại lọc máy nén khí phân theo thương hiệu được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay:

2.1. Bộ lọc tách nước khí nén Donaldson 

Thương hiệu máy nén khí Donaldson không còn xa lạ với khách hàng Việt Nam nữa. Một thương hiệu sản xuất máy nén khí cũng như các thiết bị máy nén khí đến từ Mỹ với lịch sử hơn 100 năm tuổi.

Bộ lọc Donaldson là sản phẩm chính hãng được nhập khẩu nguyên chiếc hoặc được sản xuất tại Việt Nam bằng nguyên vật liệu nhập khẩu chính hãng dưới sự giám sát của đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm. Do đó giá thành khá cạnh tranh so với những thương hiệu nhập khẩu khác.

Bộ lọc khí nén Donaldson với kích thước lọc là 10 micrometer, lưu lượng 1650 – 1550m3/h, cùng với áp suất tối đa là 16bar. Cho nên thiết bị này có thể dùng trong hệ thống máy nén khí trong các khu công nghiệp vừa và nhỏ.

Lọc tách nước khí nén Donaldson
Lọc tách nước khí nén Donaldson

2.2. Bộ lọc Lucky

Một thương hiệu bộ lọc tách nước cũng khá được ưa chuộng hiện nay đó là Lucky. Thiết bị tách nước từ khí nén này được thiết kế nhỏ gọn cho nên nó phù hợp với mọi hệ thống máy nén khí từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn.

Phần vỏ của thiết bị lọc khí được làm từ thép nguyên chất có khả năng chống gỉ, chống va đập cùng với màng bọc ngoài bằng lớp sơn tĩnh điện Epoxy tiên tiến cho nên rất bền trong quá trình sử dụng.

Sự đa dạng về chân ren và mức giá phải chăng, cạnh tranh cũng là một ưu điểm nhận được sự ưa chuộng và tin dùng của đông đảo khách hàng.

Lọc tách nước khí nén Lucky
Lọc tách nước khí nén Lucky

2.3. Bộ lọc tách nước khí nén Airtac 

Airtac là một trong những thương hiệu sản xuất, phân phối các thiết bị máy nén khí nổi tiếng đến từ Đài Loan trong đó có bộ lọc khí nén. Sự đa dạng trong cấu tạo cũng như chân ren là một trong những ưu điểm giúp tạo được lòng tin nơi khách hàng. Các kích cỡ chân ren thông dụng cần kể đến như 13, 17, 21, 27.

Thiết bị này khá thông dụng trên thị trường và giá thành lại rẻ. Nó được ưu tiên sử dụng trong các cơ sở công nghiệp, xưởng lắp ráp cơ khí, cửa hàng sửa chữa ô tô, xe máy nhỏ lẻ…

Bộ lọc Airtac
Bộ lọc Airtac

2.4. Bộ lọc SMC

Đây là một trong những thương hiệu sản xuất lọc máy nén khí thông dụng đến từ Nhật Bản. Bên cạnh thiết bị lọc nước khí nén, SMC còn cung cấp thiết bị lọc tách dầu máy nén khí, lọc gió máy nén khí. Hầu hết khách hàng khi sử dụng sản phẩm đều có những phản hồi tốt về chất lượng khí lọc, độ bền của lõi lọc khí, cũng như sự đa dạng trong chân ren. Lọc máy nén khí SMC được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất, cơ sở lắp ráp công suất lớn….

Bộ lọc smc
Bộ lọc smc

Trên đây là những kiến thức cơ bản về thiết bị lọc tách nước khí nén. Hy vọng nó sẽ những thông tin bổ ích cho người dùng trong quá trình vận hành máy nén khí. Nếu còn thắc mắc về thiết bị này, khách hàng có thể liên hệ với công ty Fil Việt Nam để được tư vấn, giải đáp kịp thời.

>>>> Xem thêm: Thiết bị lọc máy nén khí là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động

>>>> Xem thêm: Trọn bộ thông tin về lọc đường ống khí nén | Cấu tạo, nguyên lý

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Thiết bị lọc máy nén khí là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động

Ngày đăng: 01/05/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 2186 lượt
Đánh giá:

Để hệ thống máy nén khí vận hành ổn định, hiệu quả, độ bền cao mà cho ra sản phẩm khí nén chất lượng thì thiết bị lọc máy nén khí là thiết bị quan trọng và không thể thiếu. Biết được tầm quan trọng của nó là như vậy nhưng để hiểu chi tiết về thiết bị thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây Fil việt Nam sẽ cung cấp cho khách hàng một số kiến thức chuyên ngành về thiết bị này nhé!

Thiết bị lọc máy nén khí
Thiết bị lọc máy nén khí

1. Thiết bị lọc máy nén khí là gì?

Thiết bị lọc máy nén khí còn có tên khoa học là Air Filter, là một bộ phận nằm trong nhóm phụ tùng của máy nén khí. Nó tuy là bộ phận nhỏ nhưng lại không thể không có. Cùng với bộ lọc dầu máy nén khí, bộ lọc khí hay hiểu đơn giản là thiết bị lọc gió từ trước đến nay đã trở thành thiết bị thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành hệ thống máy khí nén.

Bộ lọc khí nén có chức năng lọc bỏ đi bụi bẩn, hơi nước trong khí nén để bôi trơn các thiết bị truyền động trong hệ thống. Ngoài ra nó còn có tác dụng duy trì và điều chỉnh áp suất của hệ thống máy nén khí, kết nối từ máy nén khí đến các thiết bị liên quan để làm nhiệm vụ tách nước. 

Hệ thống lõi lọc khí nén có thể đảm nhiệm chức năng tách nước sẽ có độ lọc từ 0.1 micron ~ 40 micron. Độ lọc của lõi lọc càng tinh bao nhiêu thì không khí càng sạch bấy nhiêu.

Bộ lọc máy nén khí được coi là một trong những giải pháp hoàn hảo để nâng cao chất lượng không khí, phục vụ cho quá trình sản xuất và đời sống.

Lọc khí donaldson
Lọc khí donaldson

2. Cấu tạo bộ lọc khí nén 

Cho dù bộ lọc khí đôi, đơn hay ba đi nữa thì chúng cũng có chung một cấu tạo, gồm có 3 phần chính, đóng vai trò quan trọng là thiết bị lọc khí, bộ điều chỉnh áp suất và bình dầu.

2.1. Thiết bị lọc khí nén

Thiết bị lọc khí hay người ta còn hay dùng với tên gọi đơn giản là van lọc khí nén. Bộ phận này sẽ có nhiệm vụ là loại bỏ phần bụi bẩn, cặn kim loại, tạp chất hay hơi nước còn sót lại trong phần khí nén sẽ mang vào sử dụng.

Tùy theo yêu cầu chất lượng của khí nén thành phẩm và hệ thống van lọc khi nén sẽ tạo ra những dòng chuyển động xoáy theo quy luật nhất định để loại bỏ đi những phần tử phù hợp. 

2.2. Bộ điều áp

Trong cấu tạo của bộ lọc khí nén thì bộ điều áp hay van điều chỉnh áp suất là thiết bị không thể thiếu. Van điều áp khí nén có chức năng ổn định áp suất khí nén đầu vào và đầu ra bằng nhau để đảm bảo chất lượng khí nén cũng như hệ thống máy nén khí. 

Thông thường, van điều áp khí nén sẽ được lắp cùng với đồng hồ đo áp để giúp cho người dùng dễ dàng theo dõi và điều chỉnh áp suất. Van điều áp hoạt động khi áp suất khí ở đầu ra tăng đột ngột. Lúc này khí nén sẽ tác động lên màng của van làm cho kim trục thay đổi và xả khí nén ra ngoài.

2.3. Bình dầu của thiết bị lọc khí 

Bình dầu hay còn được gọi là van tra dầu là thiết bị kết hợp với van điều áp, lọc nước để tạo thành bộ lọc khí hoàn chỉnh cho hệ thống máy nén khí. Bình dầu khi thực hiện nhiệm vu tra dầu vào các bộ phận của máy nén khí sẽ dựa trên nguyên lý Venturi.

Hiểu một cách đơn giản, chức năng của van tra dầu chính là phun dầu và bôi trơn, vào khí nén sau khi đã được lọc sạch dưới dạng phun sương để khi khí nén đi tới các thiết bị khác như khớp nối, xi lanh thì dầu làm nhiệm vụ bôi trơn, giảm nhiệt cho thiết bị, giảm sự ăn mòn cho các phần tử lọc.

Lọc đường ống khí nén Donaldson
Lọc đường ống khí nén Donaldson

3. Nguyên lý hoạt động của thiết bị lọc máy nén khí 

Hệ thống lọc khí làm việc với nguyên lý đơn giản, dễ hiểu. Không khí sau khi được đưa vào trong hệ thống để tiến hành nén thì khí nén sẽ được đưa tới bên trong bình lọc khí. Ở đây, các tấm xoắn của bộ lọc chuyển động theo chiều xoáy lốc làm cho luồng khí nén quay theo hình xoắn ốc.

Trong quá trình chuyển động, dưới tác động của lực li tâm, tạp chất, bụi bẩn, hơi nước sẽ bị đánh văng ra ngoài rồi bám vào thành bình và chảy xuống cốc lọc khí. Chỉ có không khí đã được lọc sạch là tiếp tục được di chuyển qua bộ phận lọc khí. Đây được gọi là giai đoạn lọc thô, khi 95% chất bẩn thô to được loại bỏ.

Sau khi đi qua bộ phận lọc khí, khí nén tiếp tục được màng lọc lọc lại lần nữa để loại đi những hạt bụi, hạt kim loại siêu nhỏ. Phần khí nén sau khi đã được lọc sạch sẽ tiếp tục di chuyển đến bộ phận điều áp. Người dùng tiến hành điều chỉnh áp suất khí nén cho thích hợp.

Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động

4. Các thiết bị lọc khí nén thông dụng hiện nay 

Với nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của khách hàng cho nên thị trường thiết bị lọc khí nén hiện nay rất đa dạng, với nhiều thương hiệu, cấu tạo và chức năng khác nhau. Chính vì vậy, để tạo sự tiện lợi và dễ dàng cho khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm thì chúng tôi đã tiến hành phân loại các thiết bị lọc khí nén qua 2 tiêu chí cấu tạo và thương hiệu sản xuất.

4.1. Phân loại thiết bị lọc máy nén khí theo cấu tạo

Thiết bị lọc máy nén khí phân theo cấu tạo bao gồm bộ lọc khí đôi và bộ lọc khí đơn.

4.1.1. Bộ lọc khí nén đơn 

Đây là hệ thống lọc khí được cấu tạo từ van lọc và van điều chỉnh áp suất. Nó có nhiệm vụ lọc sạch tạp chất và hơi nước của khí nén trước khi đưa khí nén và sử dụng trong các hệ thống máy móc.

4.1.2. Bộ lọc khí nén đôi

Là bộ lọc khí nén được kết hợp giữa van tra dầu và bộ lọc khí đơn. Với bộ lọc khí đôi này thì khí nén sẽ trải qua 2 lần lọc là lọc thô và lọc tinh khi đi qua bộ lọc khí để đảm bảo chất lượng khí sạch tối ưu, đảm bảo độ bền cho hệ thống.

4.2. Phân loại bộ lọc máy nén khí theo tên thương hiệu

Bên cạnh việc chọn cho mình thiết bị lọc máy nén khí theo cấu tạo, bạn có thể lựa chọn bộ lọc khí nén theo thương hiệu sản xuất.

4.2.1. Lõi lọc khí Donaldson

Một thương hiệu sản xuất lõi lọc khí được ưa chuộng rộng rãi tại Việt Nam không thể không để đến Donaldson. Là một thương hiệu của Mỹ, với hơn 100 năm kinh nghiệm, Donaldson là công ty chuyên về các giải pháp xử lý khí nén, các giải pháp cho lọc vi sinh, lọc hơi, lọc nước; hệ thống thu hồi bụi, lọc Engine cho các động cơ thiết bị công suất lớn.

Lõi lọc khí nén Donaldson mà Fil Việt Nam đang cung cấp là hàng chính hãng với nguyên vật liệu được nhập khẩu và gia công sản xuất tại Việt Nam, dưới sự giám sát của đội ngũ cơ khí lành nghề. Chúng tôi cho ra sản phẩm chuẩn, độ bền cao, giá thành cạnh tranh.

Lõi lọc khí nén Donaldson sử dụng chất liệu là giấy nhựa Polyester, giấy cenlulozo, giấy lọc bụi chống tĩnh điện, giấy lọc bụi chịu nhiệt, giấy lọc chống hóa chất, giấy PE phủ PTFE… cùng với nhiều kích thước cho nên được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.

Lõi lọc Donaldson
Lõi lọc Donaldson

4.2.2. Bộ lọc khí nén Airtac

Một trong những thương hiệu sản xuất bộ lọc khí nén hàng đầu Đài Loan, rất được ưa chuộng trên thế giới trong đó có thị trường Việt Nam phải kể để Airtac. Bộ lọc khí Airtac với đa dạng các kích thước từ 10 đến 34 đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của khách hàng. Hơn nữa, giá thành của thiết bị lọc khí nén này lại rất cạnh tranh trên thị trường so với các sản phẩm cùng loại.

Lõi lọc khí nén Airtac này thích hợp dùng trong hệ thống máy nén khí cho những cơ sở chuyên chế biến, đóng gói quy mô vừa và nhỏ.

4.2.3. Bộ lọc khí nén STNC

Một trong những thương hiệu sản xuất và phân phối thiết bị máy nén khí trong đó có đầu lọc khí nén được thị trường tin dùng phải nhắc đến STNC – thương hiệu nổi tiếng của Trung Quốc.

Với ưu điểm giá thành rẻ, mẫu mã, kích thước đa dạng cho nên người tiêu dùng dễ dàng mua được thiết bị lọc máy khí nén tại các cửa hàng, đại lý bán lẻ trên khắp Việt Nam.

4.2.4. Bộ lọc khí nén SMC

Nếu đang tìm hiểu về các thương hiệu sản xuất thiết bị lọc máy nén khí thì đừng bỏ qua SMC nhé. Đây là thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản, với tuổi đời hơn 70 năm. Các sản phẩm, linh kiện trong máy nén khí của SMC mang đến cho người dùng sự hài lòng. Tuy giá thành của thiết bị cao hơn so với các thương hiệu khác nhưng bù lại độ bền cao, thiết kế nhỏ gọn và mang đến nguồn khí nén tinh khiết.

Trên đây là những chia sẻ về thiết bị lọc máy nén khí. Hi vọng với những kiến thức này sẽ giúp cho khách hàng đang sử dụng máy nén khí hiểu hơn về thiết bị này. Nếu như khách hàng có nhu cầu cần mua máy nén khí hay thay thế bộ lọc khí nén hãy liên hệ với Fil Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ.

>>>> Xem thêm: Bộ lọc dầu thủy lực là gì? Phân loại bộ lọc dầu thủy lực hiện nay

>>>> Xem thêm: Hệ thống lọc bụi và tầm quan trọng của nó trong sản xuất công nghiệp

Nguồn: Công ty TNHH FIL Viêt Nam

Máy nén khí cao áp, cấu tạo, công dụng và nguyên lý hoạt động

Ngày đăng: 29/04/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 2555 lượt
Đánh giá:

Ngày nay, máy nén khí là một trong những loại máy móc không thể thiếu trong sản xuất công nghiệp và trong đời sống thường ngày. Khi nhu cầu sử dụng tăng thì cũng là lúc nhiều sản phẩm máy nén khí được ra đời với mẫu mã đa dạng và giá thành khác nhau để phù hợp với từng đối tượng khách hàng ở từng điều kiện sử dụng. 

Trong đó, các loại máy nén khí cao áp với những ưu điểm vượt trội, được sử dụng ở hầu hết các ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm, y tế, sản xuất chế tạo… Vậy thiết bị nén khí cao áp là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như ứng dụng trong thực tế ra sao? 

Trong bài viết dưới đây Fil Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức chuyên ngành về thiết bị này nhé.

Máy nén khí cao áp không dầu
Máy nén khí cao áp không dầu

1. Máy nén khí là gì? 

Máy nén khí là một trong những thiết bị chuyển đổi điện tạo ra dòng khí có áp suất cao một cách liên tục. Máy nén khí bao gồm hệ thống máy móc cơ học có khả năng làm tăng áp suất của chất khí, từ đó làm cho năng lượng của dòng khí tăng lên. Đồng thời với đó là hệ thống máy móc làm nhiệm vụ nén khí lại, từ đó làm tăng cả áp suất và nhiệt độ của chất khí. Hiện nay, máy nén khí rất thông dụng, nó được ứng dụng nhiều trong các hoạt động đời sống và sản xuất.

Mấy sấy khí nén Donaldson
Mấy sấy khí nén Donaldson

2. Các loại máy nén khí thông dụng hiện nay? 

Sự đa dạng của các thương hiệu máy nén khí hiện nay khiến cho khách hàng cảm thấy bị nhiễu loạn thông tin, không biết lựa chọn sản phẩm nào cho thích hợp. Dưới đây là một số thương hiệu máy nén khí được ưa chuộng hiện nay.

2.1. Máy nén khí Donaldson

Một trong những dòng máy nén khí nổi tiếng tại thị trường Việt Nam, nhận được sự tin dùng của đông đảo khách hàng phải kể đến dòng máy nén khí thương hiệu Donaldson. Với hành trình hơn 100 năm tồn tại và phát triển, máy nén khí Donaldson mang đến cho người dùng những tiện ích nhờ những ưu điểm vượt trội như:

– Được lắp ráp từ nguồn nguyên liệu chất lượng cao, nhập khẩu trực tiếp, dưới sự giám sát của những kĩ sư giàu kinh nghiệm.

– Máy hoạt động an toàn, bền bỉ theo thời gian

– Có khả năng chống lại được những tác động từ môi trường như hoen gỉ, ăn mòn…

– Do được lắp ráp trong nước nên giá thành rất cạnh tranh so với các dòng máy khí nén cùng công suất.

– Thời gian nạp khí ngắn, tiết kiệm được thời gian và nhiên liệu.

Mua máy sấy khí nén Donaldson
Mua máy sấy khí nén Donaldson

2.2. Máy nén khí gia đình Palada 

Một dòng máy nén khí gia đình được ưa chuộng hiện nay phải kể đến máy nén khí Palada. Tuy là một thương hiệu mới được trình làng nhưng máy nén khí Palada với những ưu điểm hoàn hảo như: 

– Lắp ráp từ dòng nguyên liệu cao cấp được nhập khẩu trực tiếp

– Quy trình lắp ráp được giám sát chặt chẽ bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm

– Có khả năng chống lại được sự ăn mòn, han gỉ của môi trường

– Năng suất làm việc vượt trội, đáp ứng được những nhu cầu sử dụng khí nén ở mức độ cao ở các khu công nghiệp lớn.

-Máy nén khí Palada có giá thành rất cạnh tranh so với các dòng máy nén khí nhập ngoại cho nên thích hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

2.3. Máy nén khí gia đình Puma

Một dòng máy nén khí với thương hiệu đến từ Đài Loan đang có độ phủ sóng rộng khắp ở hơn 136 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó có Việt Nam phải kể đến Puma. Không phải ngẫu nhiên mà dòng máy nén khí Puma lại được ưa chuộng đến vậy. Dưới đây là một số ưu điểm vượt trội của dòng máy nén khí mini này:

– Ứng dụng công nghệ sản xuất trên dây chuyền hiện đại, với nguồn nguyên liệu chất lượng cao. Quá trình sản xuất chịu sự giám sát của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.

– Các sản phẩm máy nén khí của Puma đều được cấp chứng chỉ Châu Âu (EC) nên đảm bảo độ an toàn tối đa cho khách hàng trong quá trình sử dụng.

– Máy nén khí Puma đa dạng về công suất sử dụng, thích hợp ở nhiều môi trường khác nhau.

50Hp Puma
Máy nén khí trục vít 50Hp Puma

2.4. Máy nén khí gia đình Piston

Một dòng máy nén khí loại nhỏ cũng được ưa chuộng nhiều và chúng ta thường bắt gặp tại các cửa hàng sửa xe máy là dòng máy nén khí Piston. Dòng máy nén khí này cũng sở hữu những ưu điểm đặc biệt như:

– Máy với thiết kế nhỏ gọn, phía bên dưới thân máy được tích hợp bánh xe giúp cho việc di chuyển giữa các vị trí được dễ dàng và linh hoạt hơn.

– Máy được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến, đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng.

– Hơn nữa, với thiết kế nhỏ gọn nên người dùng không mất quá nhiều thời gian để lắp đặt, cấu tạo đơn giản giúp cho việc vệ sinh và bảo dưỡng máy dễ dàng hơn.

– Máy khí nén Piston đa dạng về công suất, có khả năng tạo áp suất từ 2 đến 1000kg/cm cho nên thích hợp với nhiều đối tượng sử dụng.

Piston
Cấu tạo máy nén khí Piston

2.5. Máy nén khí mini Fusheng 

Một dòng sản phẩm máy nén khí cao áp mini thông dụng, mang thương hiệu số 1 trong các hãng máy nén khí do Đài Loan sản xuất đó là Fusheng. Dòng máy nén khí Fusheng với những ưu điểm riêng như:

– Giá thành rẻ nhất trong số các dòng máy nén khí trục vít cho nên được nhiều cơ sở sản xuất, khu công nghiệp lựa chọn và sử dụng.

– Thời gian nạp khí của máy ngắn, cho nên rút ngắn được tối đa thời gian làm việc, cũng như tiết kiệm nhiên liệu tiêu thụ.

– Hoạt động liên tục trong thời gian dài với công suất cao mà máy không bị nóng.

– Máy được thiết kế với ngoại thất đẹp, cho nên đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao của khách hàng.

3. Máy nén khí cao áp 

Bên cạnh những dòng máy nén khí thông thường, ngày nay máy khí nén cao áp cũng được sử dụng rộng rãi.

3.1. Khái niệm máy nén khí cao áp 

Máy nén khí cao áp là gì? Máy nén khí cao áp là dòng máy nén có áp lực cao, trên 20bar đến 400bar. Dòng máy nén khí này được  sử dụng nhiều trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng như trong các hộ gia đình.

3.2. Cấu tạo máy nén khí cao áp

Máy nén khí áp lực cao được cấu tạo gồm các bộ phận: 

– Bộ hút lọc khí: Đây là bộ phận làm nhiệm vụ hút khí vào trong hệ thống máy sau đó lọc đi bị bẩn, luồng khí ẩm, bụi vải, kim loại để tránh làm bẩn máy rồi gây hư hỏng.

– Cơ cấu truyền động nén khí: Cơ cấu truyền động máy nén khí siêu cao áp bao gồm 5 piston nén khí và hệ thống trục khuỷu.

– Piston xilanh: Đây là bộ phận có tác dụng tạo ra không gian hút và nén khí.

– Van an toàn: van an toàn có chức năng xả bớt khí ra ngoài khi xảy ra hiện tượng quá tải. Bộ phận này sẽ thay đổi tùy theo cấp áp lực của máy nén khí cao áp.

3.3. Nguyên lý hoạt động của máy nén khí áp suất cao

Nguyên lý hoạt động là tạo ra khí nén mà ở đó năng lượng cơ học của máy chạy bằng động cơ điện hoặc động cơ đốt trong được chuyển hóa thành khí nén và nhiệt năng.

Không khí sẽ theo đường ống dẫn đi vào trong bình nén khí. Lúc này thể tích của bình chứa khí sẽ thay đổi và bị giảm đi. Từ đó áp suất không khí trong bình tăng lên. Nguyên lý hoạt động này phù hợp với các loại máy nén khí cao áp dạng Piston.

Còn với những thiết bị nén khí cao áp ly tâm thì nguyên lý hoạt động của nó là áp suất khí nén được tạo ra dưới sự thay đổi về vận tốc. Không khí được dẫn vào bình chứa khí và được gia tốc bằng bộ phận có chức năng quay ở tốc độ cao để tạo ra khí nén.

Nguyên lý hoạt động máy nén khí cao áp
Nguyên lý hoạt động máy nén khí cao áp

3.4. Ứng dụng của máy nén khí cao áp

Thiết bị nén khí cao áp hiện nay được ứng dụng trong cả sản xuất công nghiệp và đời sống hàng ngày.

– Trong các khu công nghiệp: máy bơm khí nén cao áp được dùng để thông gió hoặc thăm dò độ sâu

– Các ngành sản xuất chế tạo: máy nén khí áp suất cao được sử dụng để điều khiển các loại máy tự động; sử dụng trong súng phun sơn để tạo độ mịn cho sơn; sử dụng trong sản xuất bao bì chân không…

– Trong ngành y dược: máy nén khí áp lực cao dùng để cung cấp oxy để sấy khô trang thiết bị y tế, vệ sinh vỏ thuốc…

– Trong ngành công nghiệp vệ sinh: máy nén khí siêu cao áp dùng để thông cống bị tắc, làm sạch bụi ở những vị trí bụi bám dày…

– Trong ngành sửa chữa ô tô, xe máy: máy nén khí cao áp mini được dùng để bơm xe, làm sạch, xịt khô xe sau khi khi rửa….

Bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức chuyên môn về thiết bị nén khí cao áp, cấu tạo cũng như chức năng của từng bộ phận. Hiện nay, với tầm phủ sóng rộng khắp của máy, chúng ta lại càng thấy được tác dụng của loại thiết bị này.

>>>> Xem thêm: Đồng hồ đo áp suất khí nén – Thiết bị không thể thiếu trong máy nén khí

>>>> Xem thêm: Cấu tạo máy nén khí trục vít | Ứng dụng quan trọng trong thực tế

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Trọn bộ thông tin về van điều áp khí nén bạn cần biết

Ngày đăng: 28/04/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 2742 lượt
Đánh giá:

Trong nhiều hệ thống máy móc hiện nay, van điều áp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong hệ thống máy nén khí thì van điều áp lại càng quan trọng hơn. Van điều áp khí nén có tác động lớn đến nguồn khí ở đầu ra của hệ thống. Tuy ai cũng biết vai trò quan trọng của van điều chỉnh áp suất khí nén nhưng không phải ai cũng hiểu hết về thiết bị này. Trong bài viết dưới đây Fil Việt Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu một số kiến thức chuyên ngành về sản phẩm này.

1. Van điều áp khí nén là gì? 

Van điều áp khí nén hay còn được gọi bằng van giảm áp khí nén hay bộ điều áp khí nén là một bộ phận trong van điều áp và được sử dụng trong thiết bị khí nén. 

Van điều chỉnh áp suất khí nén giúp điều chỉnh áp suất đầu ra của khí nén sao cho đảm bảo luồng khí nén chất lượng nhất và thích hợp nhất với mục đích sử dụng. Trong trường hợp này, dòng lưu chất cần điều chỉnh chính là dòng khí nén.

Van điều áp khí nén
Van điều áp khí nén

2. Các loại van điều chỉnh áp suất khí nén thông dụng hiện nay 

Van điều áp được phân loại giúp cho khách hàng dễ lựa chọn được sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng của mình hơn. Van giảm áp khí nén hiện nay rất đa dạng nhưng được chia thành 2 loại thông dụng là van áp suất khí nén và van điều áp thủy lực.

2.1. Van điều áp thủy lực 

Hệ thống thủy lực luôn mang trong mình những nhiệm vụ nặng nề. Chính vì vậy, để đảm bảo cho hệ thống luôn hoạt động bình thường, không bị quá áp, quá tải đồng thời có thể điều chỉnh áp phù hợp với từng giai đoạn làm việc thì người ta sử dụng van điều áp thủy lực. 

2.1.1. Cấu tạo van điều chỉnh áp suất thủy lực 

Van điều chỉnh áp suất nước được cấu tạo gồm thành phần chính là thân van, nắp, trục van, đĩa van, hệ thống ống dẫn, đồng hồ đo áp và Pilot.

– Thân và nắp van: Được chế tạo từ gang, thép hoặc đồng. Hai bên thân van có hai mặt bích để kết nối với đường ống. Thân van, nắp van đều được phủ sơn epoxy để chống hiện tượng oxi hóa và ăn mòn.

– Trục van: đây là bộ phận được lắp cố định vào đĩa van, được làm từ inox cao cấp 304/316 để đảm bảo không bị oxi hóa, han gỉ trong quá trình hoạt động.

– Đĩa van: là bộ phận có hình tròn, được làm từ gang, thép, đồng và được bọc bằng cao su EPDM để đảm bảo an toàn về nguồn nước chó người sử dụng.

– Hệ thống ống dẫn: được làm bằng đồng thau, thép hoặc inox chống tình trạng han gỉ, đảm bảo độ sạch cho nước.

– Đồng hồ đo áp: gồm 2 đồng hồ được lắp vào hệ thống ống dẫn, có nhiệm vụ đo áp suất đầu vào và đầu ra.

– Pilot: Là một hệ thống có khả năng điều chỉnh lá van tự động thông qua áp lực đầu vào và hệ thống ống dẫn để điều chỉnh áp suất đầu ra theo nhu cầu. Cách điều chỉnh này rất đơn giản đó là văn bulong tinh chỉnh trên đầu Pilot.

2.1.2. Nguyên lý hoạt động của van điều áp thủy lực 

Van luôn được mở ở vị trí ban đầu. Vít điều chỉnh sẽ thiết lập độ rộng của cửa ra. Van điều chỉnh áp suất làm nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo cho áp suất đầu vào và đầu ra không thay đổi.

Nếu trong trường hợp, áp suất đầu ra tăng lên trong hệ thống thủy lực hoặc khoang trống nối với cửa ra bằng rãnh nới cũng có sự tăng áp suất thì lúc này piston sẽ được đẩy lên, hạn chế tiết diện của cửa ra. Từ đó kéo theo áp suất của ra giảm.

Nếu trong trường hợp, áp suất đầu ra thấp hơn đầu vào thì piston lại được điều khiển đi xuống. Từ đó làm cho tiết diện của cửa thoát rộng hơn, kéo theo áp suất đầu ra trở về trạng thái cân bằng.

Van điều áp suất khí nén
Van điều áp suất khí nén

2.2. Van điều chỉnh áp suất khí nén 

Van điều áp khí nén hay van giảm áp khí nén đều là van giảm áp, được sử dụng trong hệ thống khí để điều chỉnh áp suất khí khi di chuyển qua van. Từ đó giúp ổn định áp suất, bảo vệ máy trong quá trình sử dụng.

2.2.1. Cấu tạo của van 

Cấu tạo van điều áp gồm 2 bộ phận chính đó là đồng hồ đo áp và cụm chỉnh áp cùng một số bộ phận khác.

– Đồng hồ đo áp: Đây là bộ phận bao gồm 1 núm điều chỉnh áp và mặt đồng hồ hiển thị mức áp suất được làm bằng kim loại. Mặt đồng hồ giúp cho việc theo dõi áp suất thuận tiện hơn. 

– Cụm chỉnh áp: Là bộ phận được cấu tạo với đường gen đẩy khí ra vào. Cum chỉnh áp được thiết kế với đầy đủ kích cỡ chân ren cho nên phù hợp với nhiều loại máy có kích thước khác nhau. 

Với van giảm áp khí nén điện tử, cấu tạo của nó còn có thêm một số bộ phận như: Bộ phận điều khiển trượt chính được gắn với lò xo, đầu vào và đầu ra của khí, đầu vặn gắn với lò xo, khoang chứa tại đầu ra và đầu vào.

– Bộ phận điều khiển trượt chính: Trong bộ phận này lò xo áp lực là một phần không thể thiếu. Khi máy nén khí hoạt động ốc vít áp suất tác động trực tiếp lên lò xo áp lực, làm cho lò xo co giãn tạo áp lực lên thành phần trượt chính.

– Đầu vặn gắn với lò xo: Đây là bộ phận có tác dụng điều chỉnh khả năng co giãn của lò xo áp lực phù hợp với áp suất dòng khí nén.

– Các khoang chứa tại đầu ra và đầu vào: Nó là những khoang chứa khí ở hai đầu ra và vào của hệ thống.

2.2.2. Nguyên lý hoạt động của van giảm áp khí nén 

Nguyên lý van giảm áp là nguyên lý khác biệt về trọng lượng dưới tác động của nước tạo ra trên đĩa đệm và piston.

Trên thực tế, mỗi một bar áp suất sẽ tương ứng với khoảng 1kg/cm2. Còn trên hệ thống máy nén khí khi hoạt động thì giữa đĩa đệm và piston có tỷ lệ đường kính khác nhau nên sẽ tạo ra hai dao động trái ngược nhau nhưng lại có cùng trọng lượng. Từ đó cho thấy sự khác biệt trong áp lực của máy nén khí.

Để điều chỉnh được áp suất đầu ra cân bằng với đầu vào thì hoạt động của lò xo áp lực phải cùng chiều với chiều vào của khí tác động lên áp suất khí đầu vào của van. Lúc này tạo ra hiện tượng trọng lượng đối xứng và áp lực tác động lớn lên piston nên sẽ làm cho van điều khiển áp suất đóng lại. Hệ thống ngưng hoạt động.

Các loại van điều áp khí nén
Các loại van điều áp khí nén

3. Địa chỉ mua van điều áp chính hãng, uy tín

Làm thế nào để mua được van điều chỉnh áp suất khí nén an toàn, chất lượng, uy tín, giá thành cạnh tranh là thắc mắc, băn khoăn của hầu hết khách hàng. Nhất là trong tình hình hiện nay, khi các đơn vị kinh doanh, nhà phân phối, đại lý bán van điều chỉnh áp suất khí nén ngày càng nhiều thì việc tìm kiếm địa chỉ bán hàng uy tín lại càng khó khăn hơn.’

Fil Việt Nam

Fil Việt Nam là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị cho hệ thống máy khí nén nói chung và van điều khiển áp suất khí nén nói riêng để giúp cho khách hàng có thể tận dụng được một cách hiệu quả nguồn năng lượng sạch của thiên nhiên vào đời sống và sản xuất. Fil Việt Nam là địa chỉ được khách hàng trên cả nước tin tưởng và ủng hộ trong những năm gần đây.

Fil Việt Nam cung cấp cho quý khách hàng những sản phẩm như van điều áp, van giảm áp khí nén, van điều chỉnh áp suất thủy lực, van điện từ… từ những thương hiệu uy tín, nổi tiếng như: STNC, FESTO, SMC hay YUKEN, HDX, SAINTFON…

Fil Việt Nam
Mua van điều áp uy tín tại Fil Việt Nam

Tại sao khách hàng chọn Fil

Fil Việt Nam luôn tự tin về nguồn hàng phong phú, đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng, bảo hành lâu dài, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, nói không với hàng kém chất lượng. Đặc biệt, giá van điều chỉnh áp suất tại Fil luôn rất cạnh tranh cùng với chế độ hậu mãi tốt. Khách hàng hoàn toàn có thể chọn cho mình được sản phẩm van điều chỉnh áp suất thích hợp.

Ngoài ra, chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên kỹ thuật, kĩ sư giàu kinh nghiệm, có trình độ cao, khả năng hiểu biết rộng cùng với thao tác thi công nhanh chóng chắc chắn sẽ đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

Vì sao khách hàng chọn Fil
Vì sao khách hàng chọn mua van điều áp tại Fil

Để đảm bảo áp suất trong quá trình vận hành của hệ thống nén khí thì việc dùng van điều áp khí nén là lựa chọn không thể hoàn hảo hơn. Hi vọng với những chia sẻ của Fil Việt Nam về sản phẩm van điều chỉnh áp suất sẽ giúp cho khách hàng có thêm những thông tin hữu ích và dễ dàng hơn trong việc tìm mua và sử dụng sản phẩm này nhé.

>>>> Xem thêm: Cảm biến áp suất là gì? Một số dòng cảm biến áp suất nước thông dụng

>>>> Xem thêm: Thiết bị đo lưu lượng khí là gì? Mua đồng hồ đo lưu lượng khí ở đâu?

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Máy đo chất lượng khí nén là gì? Top 3 máy đo chất lượng khí nén

Ngày đăng: 26/04/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 2346 lượt
Đánh giá:

Khí nén ngày nay đã có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống và sản xuất. Với mỗi ngành nghề khác nhau thi yêu cầu về chất lượng với khí nén được cung cấp lại khác nhau. Vậy làm sao để kiểm soát được chất lượng khí nén đầu ra? Giải pháp tối ưu là sử dụng các thiết bị đo chất lượng khí nén. Vậy máy đo chất lượng khí nén là gì? Điểm danh một số dòng máy kiểm tra chất lượng khí nén thông dụng hiện nay.

1. Máy đo chất lượng khí nén là gì? 

Máy đo chất lượng khí nén là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống máy nén khí. Nó có chức năng phân tích, kiểm tra chất lượng khí nén đầu ra như độ khô, độ sạch của khí, nhiệt độ là bao nhiêu? Áp suất có thích hợp với yêu cầu của người dùng bằng công nghệ cảm biến hiện đại.

Máy đo chất lượng khí nén
Máy đo chất lượng khí nén

2. Tiêu chuẩn máy nén khí và khí nén? 

Yêu cầu về chất lượng khí nén ở mỗi ngành nghề là khác nhau. Nhưng tựu chung lại, khí nén thành phẩm phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản sau:

2.1. Độ khô của khí 

Yêu cầu đầu tiên cho chất lượng khí nén đó là khí nén sinh ra phải đảm bảo khô hoàn toàn, không mang theo độ ẩm hay hơi nước. Bởi nếu dòng khí nén vẫn còn hơi nước khi đi vào trong các thiết bị máy móc sẽ làm cho các chi tiết trong máy bị hoen gỉ, ăn mòn, phá hỏng cấu trúc dầu máy. Đặc biệt, trong các ngành công nghiệp sản xuất bộ khô như xi măng, hay các dòng bột thức ăn cho gia súc, gia cầm khí nén khô lại càng quan trọng. Nó góp phần đảm bảo tối đa chất lượng hàng hóa.

2.2. Độ sạch của khí 

Một tiêu chuẩn khí nén khi cung cấp ra chính là yêu cầu về độ sạch. Bởi không khí từ môi trường bên ngoài khi đi vào trong hệ thống máy nén khí sẽ mang theo cả bụi bẩn, những mảnh kim loại nhỏ, bụi vải… Nếu không lọc sạch khí nén trước khi cho khí nén vào trong các hệ thống máy móc thì bụi bẩn sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn, làm gián đoạn quá trình vận hành, tăng khả năng hình thành cặn dầu trong cốc lọc, làm giảm chất lượng của dầu bôi trơn.

Để đánh giá độ sạch của khí nén phải thông qua độ lớn của tạp chất mà cụ thể đó là độ lớn của tạp chất không vượt quá 70 micromet. Với những ngành nghề mà đòi hỏi tiêu chuẩn khí nén sạch tối đa như thực phẩm hay y tế thì trong quá trình lọc nén khí cần sử dụng các loại máy nén khí không dầu để loại bỏ hơi dầu và dùng máy đo chất lượng khí nén để thẩm định hệ thống khí nén một cách toàn diện.

2.3. Nhiệt độ của khí 

Quản lý chất lượng khí nén thông qua nhiệt độ của khí nén. Nhiệt độ lý tưởng của khí nén bao giờ cũng lớn hơn nhiệt độ không khí ngoài môi trường từ 3 đến 5 độ. Bởi khí nén sau khi trải qua các công đoạn như nạp, nén và sấy khô thì chắc chắn nhiệt độ sẽ tăng lên.

Chính vì vậy, khi hệ thống máy nén khí hoạt động, cần phải thường xuyên kiểm tra và đảm bảo nhiệt độ làm việc của hệ thống ở mức phù hợp bằng cách lắp đặt bộ phận làm mát để tránh tình trạng hệ thống bị phá hủy.

2.4. Áp suất của khí nén 

Một tiêu chí để đánh giá tiêu chuẩn chất lượng khí nén đó là đo áp suất của khí nén đầu ra. Khí nén khi được cung cấp ra phải đảm bảo đủ áp suất theo đúng yêu cầu thì nhũng thiết bị tiếp nhận và sử dụng khí nén mới có thể hoạt động hiệu quả được. Để đảm bảo áp suất đầu ra khí nén phù hợp thì việc sử dụng van điều chỉnh áp suất khí nén là rất cần thiết.

Tiêu chuẩn máy đo chất lượng khí nén
Tiêu chuẩn máy đo chất lượng khí nén

3. Review top máy đo chất lượng khí nén

 Chất lượng khí nén có tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất và đời sống. Hiện nay, tình hình cung ứng sản phẩm kiểm tra chất lượng khí nén trên thị trường khá đa dạng với nhiều thương hiệu khác nhau. Vậy làm sao để chọn được sản phẩm đo chất lượng khí nén phù hợp với mục đích của mình. Dưới đây là top 3 máy kiểm tra chất lượng khí nén di động được sử dụng nhiều hiện nay:

3.1. Máy phân tích chất lượng khí nén Suto – S600

Dòng máy quản lý chất lượng khí nén Suto – S600 với công nghệ cảm biến hiện đại, mới nhất kết hợp với công cụ đo đa năng để đánh giá chất lượng khí nén ở độ tinh khiết. Máy đo chất lượng khí nén Suto – S600 với tiêu chuẩn ISO 8573 có thể xác định được các thông số của hàm lượng bụi, nhiệt độ điểm sương, hàm lượng hơi dầu còn tồn tại trong khí nén, áp suất của hệ thống khí nén, lưu lượng khí nén

Máy phân tích chất lượng khí nén Suto – Đức S600 với hệ thống phép đo và thời gian để thực hiện các phép đo đều được cài đặt tự động cùng với công cụ đo đa năng điều khiển màn hình bằng cảm ứng giúp rút  ngắn thời gian kiểm tra chất lượng khí nén so với các phương pháp truyền thống.

Suto–S600
Suto–S600

3.2. Thiết bị đo độ ẩm khí nén – DP 500

Một trong những thiết bị thẩm định hệ thống khí nén đó là thiết bị đo độ ẩm khí nén DP500. Dòng sản phẩm này được dùng chủ yếu để đo độ ẩm của khí nén với bộ ghi dữ liệu là công cụ dịch vụ di động.

Phần màn hình cảm ứng giúp hiển thị đồ họa 3,5 inch giúp cho việc sử dụng trở nên dễ dàng hơn. Chỉ thị đồ họa của màu các phép đo là một đường cong hiển thị duy nhất. Các giá trị đo được lên đến 100 triệu giá trị, được lưu trữ trên máy và trên trang Web. Những dữ liệu đo được này có thể được đánh giá một cách dễ dàng bằng phần mềm CS Soft Basic. Những ưu điểm nổi bật của thiết bị đo độ ẩm khí nén DP 500:

– Đo được nhiệt độ điểm sương chính xác xuống -80 ° Ctd

– Thời gian phản hồi nhanh,

– Màn hình đồ họa 3.5 ” / sử dụng dễ dàng thông qua màn hình cảm ứng

– Trình ghi dữ liệu tích hợp để lưu trữ các giá trị đo được

– Giao diện USB để đọc qua thanh USB

– Tính toán tất cả các thông số độ ẩm cần thiết như g / m³, mg / m³, ppm V / V, g / kg, ° Ctdatm

– Ngôn ngữ: Tối đa 8 ngôn ngữ có thể chọn

DP-500
DP-500

3.3. Máy đo hàm lượng dầu OILCHECK theo ISO 8573 

Máy đo hàm lượng dầu OILCHECK theo ISO 8573 có khả năng đánh giá tiêu chuẩn hệ thống khí nén, đo hàm lượng hơi dầu còn lại trong khí nén thành phẩm bằng cảm biến đo hàm lượng dầu. Người ta sẽ lấy một lượng khí nén thành phẩm dẫn đến máy đo nồng độ dầu. Nếu giá trị đo được vượt quá mức độ và phạm vi cho phép thì sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo chất lượng.

Ưu điểm của máy đo hàm lượng dầu OILCHECK theo ISO 8573 gồm có:

– Máy đo nồng độ dầu dư cho hàm lượng hơi dầu áp suất 3-16 bar, dải đo <0,01 … 5.000 mg / m³, bao gồm đầu dò lấy mẫu (DN 20 – DN 40), giấy chứng nhận kiểm định , 4 … 20 mA đầu ra chuẩn

– Phích cắm kết nối cho đầu ra analogue 4 … 20 mA

– Cáp kết nối 5 m

– Máy ghi biểu đồ DS 400 với màn hình hiển thị đồ họa và màn hình cảm ứng

– Tùy chọn: Trình ghi dữ liệu tích hợp cho 100 triệu giá trị được đo

– Tùy chọn: Giao diện ethernet và RS 485 tích hợp

– CS Soft Basic – đánh giá dữ liệu ở dạng đồ họa và bảng – đọc dữ liệu được đo qua USB hoặc Ethernet

OILCHECK
OILCHECK

4 Đơn vị cung cấp máy kiểm tra chất lượng khí nén di động uy tín

Làm thế nào để mua được máy đo chất lượng khí nén di động an toàn, chất lượng, uy tín, giá thành cạnh tranh là thắc mắc, băn khoăn của hầu hết khách hàng. Nhất là trong tình hình hiện nay, khi các đơn vị kinh doanh, nhà phân phối, đại lý bán thiết bị này ngày càng nhiều thì việc tìm kiếm địa chỉ bán hàng uy tín lại càng khó khăn hơn.

Fil Việt Nam là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị cho hệ thống máy khí nén nói chung và máy đo chất lượng khí nén nói riêng để giúp cho khách hàng tận dụng được một cách tối đa nguồn năng lượng sạch cho cuộc sống. Fil Việt Nam đang là địa chỉ được khách hàng trên cả nước tin tưởng và ủng hộ trong những năm gần đây.

Fil Việt Nam cung cấp cho quý khách hàng những sản phẩm đánh giá hệ thống khí nén từ những thương hiệu nổi tiếng, đảm bảo an toàn chất lượng, mẫu mã đa dạng, bảo hành lâu dài… Cho nên khách hàng thoải mái lựa chọn cho mình máy kiểm tra chất lượng khí nén di động phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng.

Ngoài ra, chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên kĩ thuật, kĩ sư giàu kinh nghiệm, có trình độ cao, khả năng hiểu biết rộng cùng với thao tác thi công nhanh chóng chắc chắn sẽ đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

Mua máy đo chất lượng khí nén ở đâu?
Mua máy đo chất lượng khí nén ở đâu?

Tạm kết

Hi vọng với những thông tin chia sẻ về máy đo chất lượng khí nén sẽ giúp cho khách hàng có được những kiến thức cơ bản và lựa chọn cho mình được dòng máy thích hợp. Nếu cần tư vấn hoặc muốn mua các thiết bị máy nén khí hay liên hệ với Fil Việt Nam nhé.

>>>> Xem thêm: Thiết bị đo lưu lượng khí là gì? Mua đồng hồ đo lưu lượng khí ở đâu?

>>>> Xem thêm: Cảm biến áp suất là gì? Ứng dụng thực tế của cảm biến áp lực trong đời sống

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Cảm biến áp suất là gì? Một số dòng cảm biến áp suất nước thông dụng

Ngày đăng: 24/04/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 1742 lượt
Đánh giá:

Cảm biến áp suất trên thị trường hiện nay rất đa dạng, thích hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau tùy theo công năng sử dụng của nó. Bên cạnh việc sử dụng cảm biến đo áp suất trong công nghiệp, nó còn được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Các thiết bị cảm biến áp suất giúp cho bạn cảm thấy công việc của mình nhẹ nhàng hơn, tiết kiệm được thời gian và công suất. Vậy cảm biến áp suất là gì? Các dòng sản phẩm cảm biến áp suất nước nào thông dụng hiện nay?

1. Khái quát chung về cảm biến áp suất

Cảm biến áp suất đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, giúp giảm tối đa công suất lao động.

1.1. Cảm biến áp suất là gì? 

Cảm biến áp suất là gì?
Cảm biến áp suất là gì?

Cảm biến áp suất là gì? Cảm biến áp lực là sản phẩm cảm biến chuyên dụng dùng để đo áp suất, áp lực của khí, hơi hoặc chất lỏng trong các bồn chứa khí hoặc ống dẫn khí. Nó còn được gọi với các tên máy phát áp lực, người gửi áp lực, đầu dò áp lực…Nó làm nhiệm vụ là giám sát mà điều chỉnh áp suất sau đó chuyển những thông tin thu thập được về bộ điều khiển hoặc màn hình hiển thị bằng tín hiệu từ 4 – 20mA.

Thông thường, 1 thiết bị cảm biến áp suất sẽ hoạt động với nhiệm vụ của một bộ chuyển đổi. Và tín hiệu nó tạo ra là một hàm của áp suất.

Thiết bị cảm ứng áp suất được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Nó cũng được sử dụng để đo cảm biến áp suất của nước, khí, điện, điện áp…

1.2. Nguyên lý của cảm biến 

Nguyên lý hoạt động của các dòng thiết bị đo áp suất đó là tính lực tác động dựa trên nguyên lý cảm biến lưu lượng. Một ứng dụng để bạn dễ hình dung về cảm biến đo lực chính là hệ thống máy vận hành tại các nhà máy cấp nước sạch hoặc nhà máy xử lý nước thải. Cảm biến áp suất nước dùng để đo nước thải, hóa chất, khí nén hoặc bơm nước…

Thiết bị cảm biến áp suất chất lỏng được thiết kế một lớp màng mỏng được kết nối với các vi mạch điện tử và nơi tiếp xúc với nước. Đây được coi là vùng quan trọng nhất thiết bị đo áp suất nước. Nguyên liệu tạo nên lớp màng này là Ceramic hoặc 316L tùy theo từng thương hiệu.

Khi chưa có dòng chảy vào, màng cảm biến ở dạng phẳng với giá trị cảm biến là 0bar khá tương đối. Đến khi có dòng chảy tác động, lớp màng cảm biến sẽ bị biến dạng, tạo thành các tín hiệu điện từ. Lớp biến thiên tỉ lệ thuận với sự thay đổi của áp suất bên trong đường ống.

1.3. Cấu tạo của cảm biến

Cảm biến đo áp suất đều được cấu tạo gồm có 2 bộ phận chính là cảm biến, khối xử lý tín hiệu:

– Bộ phận cảm biến: Đây là bộ phận nhận tín hiệu sau đó gửi tín hiệu về khối xử lý. Các loại cảm biến khác nhau sẽ có cách chuyển tín hiệu khác nhau như từ tín hiệu cơ sang dạng tín hiệu điện trở, điện dung hay dòng điện về khối xử lý tín hiệu… 

– Khối xử lý tín hiệu: Đây là bộ phận có chức năng tiếp nhận tín hiệu từ bộ phận cảm biến sau đó tiến hành xử lý và chuyển những tín hiệu đó sang dạng tín hiệu tiêu chuẩn được dùng trong việc đo đạc như điện áp 4 ~ 20 mA , 0 ~ 5 VDC, 0 ~ 10 VDC, 1 ~ 5 VDC

Tùy vào từng loại cảm biến áp suất mà cách thức hoạt động của chúng cũng khác nhau. Có loại cảm biến đo áp lực dựa trên sự thay đổi của điện trở, có loại lại dựa trên sự thay đổi của điện dung, cũng có loại dựa trên sự thay đổi của áp điện trở…

Cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất

1.4. Ứng dụng của cảm biến áp suất 

Thiết bị đo áp suất được ứng dụng nhiều trong đời sống và trong sản xuất như:

– Đo cảm biến áp suất nước, đo cảm biến áp suất khí nén, đo cảm biến lưu lượng khí gas, đo áp suất thủy lực…

– Được ứng dụng trong cấu tạo nồi áp suất. Nó có chức năng điều áp, hoặc điều chỉnh áp suất sau van điều khiển.

– Thiết bị đo áp suất còn được dùng để đo nhiệt độ trong hệ thống lò hơi. Khu vực này yêu cầu thiết bị đo phải thật sự chính xác và phải chịu được nhiệt độ cao.

– Hệ thống máy khí nén cũng cần phải lắp đặt cảm biến đo áp suất để có thể quản lý và điều chỉnh được áp suất đầu ra để bảo vệ hệ thống máy, tránh gây ra tình trạng quá áp gây ra tình trạng cháy nổ.

– Ở các trạng bơm cấp nước, trạm xử lý nước thải, dùng thiết bị đo áp suất cảm biến để giám sát áp suất hoặc biến tần để điều khiển máy bơm.

– Tại xe cẩu, ben thủy lực cũng rất quan trọng, nó có tác động lớn đến lực kéo của ben. Và cảm biến áp suất nước lúc này có tác dụng giám sát áp suất của các ben thủy lực đó..

2. Các loại cảm biến áp suất nước

Cảm biến áp suất nước hiện nay cũng rất đa dạng, với nhiều thương hiệu, thích hợp với nhiều điều kiện sử dụng. Dưới đây là một số cảm biến đo áp suất nước thông dụng:

2.1. Cảm biến áp suất Georgin SR13002A

Đây là dòng sản phẩm thiết bị đo áp suất cảm biến nước có độ chính xác cao. Georgin SR13002A thuộc dòng thiết bị cao cấp chất lượng của hãng Georgin  xuất xứ tại Pháp .

Cảm biến áp suất Georgin SR13002A dùng trong công nghiệp với công dụng đo áp suất của dầu, áp suất nước, cảm biến áp suất khí nén, áp suất của lò hơi, áp suất thủy lực…

 Cảm biến áp suất Georgin SR13002A
Cảm biến áp suất Georgin SR13002A

Tín hiệu đầu ra của cảm biến áp suất Georgin SR13002A là tính hiện analog 4-20mA ; 0-10V ; 0-5V…  Phần kết nối cơ khí cũng đa dạng với 5 loại kết nối là G1/2″, G1/4′ ISO3852, 1/4 NPT , 1/2 NPT , G1/4 DIN3852. Trong số đó, chuẩn G1/4 ” ISO228 thường được dùng nhiều nhất. Phần cảm biến ngõ ra cũng gồm có 3 loại kết nối thông dụng là ISO4400 , loại connecter và cable. Trong đó loại kết nối dễ sử dụng, tháo lắp dễ dàng và được sử dụng nhiều nhất là ISO4400.

Dòng cảm biến áp lực nước Georgin SR13002A với thiết kế nhỏ nhắn, thẩm mĩ nhưng vẫn đáp ứng tối đa công năng và đảm bảo độ chính xác cao. Hơn nữa, so với xuất xứ thì giá thành của Georgin SR13002A lại rất phải chăng, thích hợp với nhiều đối tượng người dùng.

2.2. Cảm biến đo áp suất 0-40Bar

Một dòng sản phẩm cảm biến áp suất được ứng dụng nhiều trong đo áp suất của nước, đo áp suất thủy lực, đo áp suất khí, cảm biến áp điện… phải kể đến cảm biến đo áp suất 0-40Bar – cảm biến 40kg. Đây là dòng sản phẩm đo áp suất nước được sản xuất  tại Sec theo tiêu chuẩn công nghệ của EU. 

Cấu tạo của cảm biến đo áp suất 0-40Bar này cũng tương tự với các loại cảm biến áp suất khác bao gồm hai bộ phận chính là bộ phận cảm biến và bộ phận chuyển tín hiệu áp lực sang 4-20mA / 0-10v về thiết bị điều khiển. Các dòng thiết bị điều khiển thông dụng như PLC, biến tần, dataloger, bộ controller,…

0-40Bar
0-40Bar

Đây là sản phẩm đo áp suất cảm biến được ứng dụng nhiều trong nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất… Sở dĩ, thiết bị đo áp suất cảm biến 0-40Bar này được ứng dụng rộng rãi bởi thiết kế nhỏ gọn, tối ưu hóa được công năng sử dụng hơn nữa lại bền theo thời gian sử dụng mà giá thành lại cạnh tranh so với các thiết bị khác.

Trên đây là một số thông tin chuyên ngành về cảm biến áp suất gửi đến quý khách hàng. Nếu còn phân vân, thắc mắc gì về tin của sản phẩm hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp kịp thời nhé.

>>>> Xem thêm: Thiết bị đo lưu lượng khí là gì? Mua đồng hồ đo lưu lượng khí ở đâu?

>>>> Xem thêm: Cảm biến áp suất là gì? Ứng dụng thực tế của cảm biến áp lực trong đời sống

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Thiết bị đo lưu lượng khí là gì? Mua đồng hồ đo lưu lượng khí ở đâu?

Ngày đăng: 22/04/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 6501 lượt
Đánh giá:

Trong khi vận hành hệ thống máy khí nén, làm sao để theo dõi và biết được lượng khí thoát ra là bao nhiêu, mức khí nén đã tiêu thụ là bao nhiêu để từ đó phân bổ và quản lý được chi phí đầu vào và chi phí tiêu thụ? Biện pháp tối ưu đó là sử dụng các thiết bị đo lưu lượng khí. Vậy bạn biết gì về thiết bị này? Địa chỉ mua đồng hồ đo lưu lượng khí ở đâu uy tín, chất lượng.

1. Tìm hiểu về thiết bị đo lưu lượng khí 

Thiết bị đo lưu lượng khí ra đời giúp cho việc quản lý dòng khí nén được tối ưu nhất.

Thiết bị đo lưu lượng khí Donaldson
Thiết bị đo lưu lượng khí Donaldson

1.1. Thiết bị đo lưu lượng khí là gì? 

Đo thể tích của chất khí cầu kì hơn chất lỏng vì nó còn chịu tác động từ nhiệt độ và áp suất môi trường khi tiến hành đo. Chính vì vậy, thiết bị đo lưu lượng khí ra đời. Nó được hiểu đơn giản là thiết bị chuyên dụng dùng để đo thể tích của các loại khí trong đường ống như khí tự nhiên hoặc khí hóa lỏng. 

Những thiết bị đo có khả năng tính toán được những sai số xảy ra trong quá trình đo khi có sự thay đổi về nhiệt độ, áp suất của môi chất. Đặc biệt, các thiết bị đo lưu lượng khí nén có khả năng đo được trong các môi chất như hơi bão hòa, hơi nóng, khí gas, khí nitơ, khí oxy, Hidro….

Thiết bị được ứng dụng, sử dụng tại các tòa nhà dân dụng, tòa nhà thương mại… Sản phẩm hiện nay với thiết kế đa dạng phù hợp với từng dòng khí cần đo, phạm vi lưu lượng dự đoán và tốc độ dòng khí.

1.2. Nguyên lý hoạt động của thiết bị đo lưu lượng khí 

Hiểu một cách đơn giản, tốc độ của dòng khí được thể hiện bằng tỉ lệ thể tích tính được của dòng khí trong một đơn vị thời gian nhất định. Cũng từ đó mà lưu lượng khí tính ra được người ta đo bằng đơn vị m3/giờ hoặc Mm3/ giờ.

Lưu ý

Đặc biệt, chất khí khác với chất lỏng đó là nó có thể nén được vì vậy thể tích của chúng phụ thuộc nhiều vào áp suất và nhiệt độ. Chính vì vậy, khi đo lưu lượng khí bắt buộc bạn phải chú ý đến vấn đề này. Các giá trị thu được ban đầu sao khi đo khí ở điều kiện thường sẽ được chuyển đổi thành cơ sở nhiệt độ và áp suất ở điều kiện bình thường hoặc cơ sở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn.

Nguyên lý

Trong mỗi thiết bị đo lưu lượng khí nén, sẽ có 1 thanh chắn có gắn cảm ứng cơ khí được gắn vào giữa đường ống để tác động đến dòng chảy. Cảm biến cơ khí có thể cảm nhận được sự chênh lệch áp suất trong lưu chất ở mức độ nhỏ nhất.

Khi không có lưu chất chảy vào thì không xuất hiện dòng xoáy đồng nghĩa với việc không thể đo được lưu lượng khí. Nhưng khi có lưu chất chuyển động đến một vận tốc nhất định phía sau thanh chắn bắt đầu xuất hiện dòng xoáy. ở cả 2 phía của thanh chắn các dòng xoáy được hình thành đều đặn và chảy theo dòng chảy của lưu chất.

Thể tích của lưu chất được xác định bằng khoảng cách giữa hai dòng xoáy liên tiếp. Tổng thể tích của lưu chất là tổng số vòng xoáy đi qua đồng hồ. Tốc độ dòng chảy tỉ lệ thuận với tần số vòng xoáy và lưu lượng khí đo được.

1.3. Phân loại đồng hồ đo lưu lượng khí 

Đồng hồ đo lưu lượng khí cũng rất đa dạng, với nhiều đặc tính khác nhau. Tùy vào từng ứng dụng đo mà mỗi loại đồng hồ đo lưu lượng lại có những ưu điểm vượt trội. Dưới đây là một số loại đồng hồ đo lưu lượng khí nén được sử dụng nhiều trong công nghiệp và đời sống.

Đồng hồ đo áp suất khí nén
Đồng hồ đo áp suất khí nén

1.3.1. Đồng hồ đo lưu lượng dạng màng

Đây là dòng đồng hồ đo lưu lượng khí CO2 được sử dụng nhiều nhất trong cả đời sống và công nghiệp. Dòng đồng hồ này có cấu tạo với 2 hoặc nhiều buồng với lớp màng bên trong. Khi có luồng khí đi qua sẽ tạo ra áp lực lên lớp màng, tạo nên cơ cấu trục truyền động. Lúc này các trục sẽ quay theo dòng chảy của khí. Và trong quá trình quay, chúng sẽ tiến hành đếm lượng khí đã đi qua đồng hồ.

1.3.2. Đồng hồ đo lưu lượng khí dạng quay

Đây là đồng hồ đo lưu lượng khí gas chính xác gần như tuyệt đối với hai cánh quạt có hình dạng số 8. Mỗi một lượt khí dịch chuyển qua đồng hồ là cánh quạt quay và tạo ra xung điện cho máy tính lưu lượng từ đó tính được ra lưu lượng khí đã đi qua.

1.3.3. Đồng hồ đo lưu lượng khí dạng tuabin

Đây là đồng hồ đo lưu lượng khí nén từ thể tích tính ra lưu lượng của dòng chảy trong điều kiện là dòng chảy phải tốt. Khi dòng khí chảy qua, tuabin nhỏ sẽ đo tốc độ khí sau đó truyền cơ học đến bộ đếm. Tuy nhiên, với thiết bị đo lưu lượng khí dạng tuabin này chỉ đo được tốc độ dòng khí ở mức thấp hoặc vừa phải.

1.3.4. Đồng hồ đo lưu lượng khí dạng vòi phun

Đây là dạng thiết bị đo lưu lượng khí vi sai, lượng khí được tính ra bằng cách đo chênh lệch áp suất thông qua vòi phun với sự xáo trộn của dòng chảy. Dòng thiết bị đo lưu lượng này thường được dùng chủ yếu trong công nghiệp với ứng dụng nhỏ và dải đo thấp.

1.3.5. Đồng hồ đo lưu lượng khí dạng siêu âm

Dạng đồng hồ đo lưu lượng khí VA502 này có cấu tạo và hoạt động phức tạp hơn so với các loại máy đo cơ học. Thiết bị này đo bằng cách đo tốc độ của âm thanh khi di chuyển trong ống. Nó thường được sử dụng trong các ứng dụng có áp suất lớn. Tỷ lệ chính xác đạt đến mức gần như tối đa.

1.3.6. Đồng hồ đo lưu lượng khí dạng Coriolis

Đồng hồ đo lưu lượng khí nitơ dạng Coriolis ngoài dùng với chất khí còn được dùng với chất lỏng. Nó thường được cấu tạo gồm có 1 ống có tiết diện dọc hoặc trục được vận hành rung ở tần số cộng hưởng. Tấn số rung động giúp cho đồng hồ xác định được chính xác tốc độ chảy của dòng khí trong thời gian dòng khí di chuyển trong ống.

2. Hướng dẫn lắp đặt thiết b

Lắp đặt thiết bị
Lắp đặt thiết bị

Để cho đồng hồ đo lưu lượng khí phát huy được hết tác dụng và đo được chính xác nhất lượng khí di chuyển trong đường ống thì việc lắp đặt thiết bị rất quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng khí:

– Lắp đặt thiết bị theo đúng chiều đầu vào cũng như mũi tên in trên đồng hồ

– Khoảng cách lắp thiết bị gấp 5 – 15 lần kích thước đường ống.

– Kích thước mặt bích với đồng hồ đo cùng tiêu chuẩn với nhau.

– Dùng Bulong để cố định các mối nối

– Đấu điện và kiểm tra các mối nối sau đó vận hành thử

Hệ thống thiết bị đo lưu lượng khí với thiết kế dạng điện dung cho nên rất đảm bảo độ bền theo thời gian dài sử dụng mà không cần phải cài đặt hay hiệu chỉnh lại. Đặc biệt, hệ thống này thích hợp cho đường ống với áp suất lên đến 250bar, nhiệt độ tương thích lên đến 400 độ C. Nó được ứng dụng nhiều trong các môi trường khắc nghiệt, chống cháy nổ…

3. Địa chỉ mua thiết bị đo lưu lượng không khí uy tín tại Việt Nam

Để sở hữu được thiết bị đo lưu lượng khí chính hãng, uy tín sẽ đem đến cho khách hàng những hiệu quả sử dụng tốt nhất, đo được chính xác nhất thì bạn nên chọn cho mình địa chỉ bán hàng uy tín. Công ty TNHH Fil Việt Nam là một trong những đơn vị cung cấp các dòng máy móc, thiết bị công nghiệp uy tín, giá tốt, xứng đáng để cho khách hàng đặt niềm tin để sở hữu cho mình chiếc máy đo lưu lượng khí cầm tay. Fil Việt Nam luôn đặt chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của mình lên hàng đầu cho nên chúng tôi luôn cam kết về chất lượng sản phẩm cũng như cũng có chế độ bảo hành.

Máy đo công thức lưu lượng khí
Máy đo công thức lưu lượng khí

Hiện nay, Công ty Fil Việt Nam cung cấp sản phẩm thiết bị đo lưu lượng khí trên phạm vi cả nước. Chúng tôi luôn tự hào mang đến cho khách hàng một giải pháp hoàn hảo nhất. Nếu bạn còn phân vân về sản phẩm hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline để được tư vấn và lựa chọn cho mình đồng hồ đo lưu lượng khí thích hợp nhé.

>>>> Xem thêm: Cảm biến điểm sương là gì? Tại sao cần đo nhiệt độ cảm biến điểm sương?

>>>> Xem thêm: Công thức tính lưu lượng khí? Công cụ đo lường hiệu quả

Nguồn : Công ty TNHH FIL Việt Nam

Trọn bộ thông tin về lọc đường ống khí nén | Cấu tạo, nguyên lý

Ngày đăng: 21/04/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 1915 lượt
Đánh giá:

Bộ lọc khí là thiết bị không thể thiếu trong sản xuất công nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, môi trường ngày càng chịu tác động nặng nề từ khói bụi và tạp chất nên ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của các thiết bị trong hệ thống khí nén. Làm sao để khắc phục tình trạng đó. Lựa chọn tối ưu lúc này là sử dụng bộ lọc đường ống khí nén. Vậy lọc đường ống khí nén là gì? Nó có cấu tạo như thế nào? Trong quá trình sử dụng cần lưu ý điều gì?… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Lọc đường ống khí nén Donaldson
Lọc đường ống khí nén Donaldson

1. Khái quát về bộ lọc đường ống khí nén

1.1. Bộ lọc đường ống khí nén là gì? 

Bộ lọc đường ống khí nén còn được gọi là lọc khí lắp trên đường ống của máy nén khí. Bộ lọc khí nén là bộ phận có tác dụng kết nối giữa các thiết bị khí nén và thiết bị tách nước. Từ đó giúp loại bỏ được hơi nước, bụi bẩn và tạp chất trong khí nén, cho ra luồng khí sạch trước khi sử dụng vào các thiết bị khác. Không chỉ có tác dụng lọc sạch khí, bộ lọc khí nén còn có thể dùng để lọc tách dầu, lọc tách nhớt trong nhiều loại máy công nghiệp khác.

1.2. Vai trò của bộ lọc đường ống khí nén? 

Thiết bị đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của hệ thế khí nén.

Lọc tách nước khí nén: thiết bị giúp tách nước và bụi bẩn, tạp chất ra khỏi nguồn khí đã nén. Từ đó cung cấp cho hệ thống máy khí nén nguồn khí nén sạch. 

Trong máy nén khí, bộ tách nước khí nén là phụ kiện không thể không có. Nó quyết định đến độ bền của máy móc có sử dụng khí nén. Bởi nếu nguồn khí nén vẫn còn lẫn hơi nước lâu ngày sẽ gây ra tình trạng rỉ sét, ảnh hưởng đến dầu bôi trơn, làm hư hỏng máy.

– Lọc tách hơi dầu và bụi bẩn trong khí nén: Bộ phận thực hiện nhiệm vụ này là bộ lọc dầu khí nén. Bộ tách nước và bộ lọc dầu tạo thành bộ lọc đôi khí nén. Ngoài việc tách nước thì việc tách hơi dầu và bụi bẩn cũng giúp mang đến luồng khí sạch, đảm bảo máy hoạt động hiệu quả hơn, tăng tuổi thọ.

Vai trò của bộ lọc đường ống khí nén
Vai trò của bộ lọc đường ống khí nén

2. Cấu tạo của bộ lọc đường ống khí nén? 

Lọc đường ống khí nén được cấu thành bởi 3 bộ phận là van lọc, van điều chỉnh áp suất và van tra dầu.

2.1. Van lọc

Van lọc có nhiệm vụ loại bỏ phần nước và tạp chất, cặn bẩn ra khỏi khí nén. Nó thường được làm từ lọc xốp, giấy thấm ướt, vật liệu tổng hợp hay vải dây kim loại. Để chọn được phần tử lọc thích hợp thì còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu chất lượng của dòng khí nén tạo ra. Ở các phần tử lọc, có các lỗ với đường kính nhỏ khoảng 5 µm đến 70 µm để đảm bảo tách nước được tối ưu nhất.

2.2. Van điều chỉnh áp suất

Van điều chỉnh áp suất đóng vai trò trọng yếu trong bộ lọc đường ống khí nén. Nó giúp duy trì áp suất ra và vào luôn luôn bằng nhau. Nguyên tắc hoạt động của van áp suất này đó là: Khi áp suất của dòng khí nén xả ra cao hơn so với áp suất ban đầu thì van điều chỉnh áp suất sẽ tác động lên trục vít làm cho khí nén đi qua lỗ thông khí và tác động lên màng làm thay đổi vị trí của kim van lúc này khí nén được xả ra ngoài để đảm bảo an toàn cho hệ thống. Đến khi nào áp suất của dòng khí ra bằng với áp suất của dòng khí vào thì kim van lại trở về trạng thái cân bằng.

2.3. Van tra dầu

Hơn nữa, ở những bộ lọc đôi khí nén thường được trang bị cả van tra dầu giúp hạn chế tình trạng han gỉ, ăn mòn của máy móc trong hệ thống khí nén.

Cấu tạo bộ lọc đường ống
Cấu tạo bộ lọc đường ống

3. Nguyên lý hoạt động của lọc đường ống của máy khí nén? 

Khí nén rất cần thiết trong một số lĩnh vực. Nhưng nếu sử dụng khí nén tự nhiên mà chưa qua lọc bụi và tách nước thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động cũng như hiệu quả của hệ thống khí nén. Chính vì vậy, người ta cần lọc khí nén trước khi đưa vào hệ thống và vận hành.

Nguyên lý hoạt động khá dễ hiểu: Sau khi không khí theo cửa hút khí đi vào bên trong của khoang chứa, lõi lọc và đi qua bộ lọc thì dòng khí nén sẽ chuyển động theo hình lốc xoáy. Từ đó bụi bẩn, nước, tạp chất, hơi dầu chịu tác động của lực li tâm, chuyển động hướng ra ngoài rồi rơi vào trong khoang chứa, còn khí sạch được đưa vào trong lõi lọc. Khí nén tiếp tục bước vào giai đoạn lọc tinh sau đó sẽ đi ra bằng cửa thoát khí còn bụi bẩn, tạp chất thông qua van xả và thải ra bên ngoài.

Nguyên lý hoạt động lọc khí donaldson
Nguyên lý hoạt động lọc khí donaldson

4. Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng hệ thống lọc đường ống khí nén

4.1. Lưu ý khi sử dụng bộ lọc khí nén

Khi vận hàng hệ thống, bạn đặc biệt quan tâm đến bộ phận lọc đường ống của thiết bị máy khí nén để có những hướng khắc phục kịp thời, tránh ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.

4.1.1. Bộ lọc đường ống khí nén không thể tác được hơi nước và tạp chất

Nếu như bộ lọc của bạn không thể tách được nước cũng như tạp chất trong không khí thì bạn cần phải quan tâm đến việc mình lắp đặt đã đúng hay chưa hoặc cặn bẩn trong cốc lọc khí nén đang tồn tại quá nhiều. Khắc phục tình trạng này rất đơn giản. Bạn cần kiểm tra lại xem mình lắp ráp đã đúng hay chưa. Bộ lọc khí nén có được lắp đặt theo đúng chiều của dòng chảy hay không và tiến hành vệ sinh cốc lọc.

4.1.2. Không khí bị thoát ra ngoài ở van điều chỉnh áp suất

Đây là lỗi thường gặp ở lọc đường ống của máy khí nén mà nguyên nhân chủ yếu là do lỗi lắp đặt van sai cách (van điều chỉnh áp suất bị lắp ngược chiều). Cách khắc phục là bạn kiểm tra lại bộ van điều áp và chỉnh lại cho đúng.

Ngoài ra, có một số lưu ý bạn cũng cần phải quan tâm khi sử dụng hệ thống lọc khí nén như:

– Vệ sinh phần ống khí định kì, đừng để hệ thống hoạt động trong thời gian dài mà không được vệ sinh.

– Thường xuyên kiểm tra mức nước trong cốc lọc khí nén để đảm bảo không bị vượt quá mức quy định.

– Đặt mức áp suất của van điều chỉnh nhỏ hơn 1600kPa để đảm bảo hoạt động tối đa của máy lọc khí nén.

Cách sử dụng
Cách sử dụng

4.2. Bảo dưỡng hệ thống bộ lọc đường ống khí nén

Bảo dưỡng là công đoạn quan trọng trong quá trình vận hành hệ thống máy khí nén. Để cho hệ thống hoạt động tối đa nhất thì bạn cần chú ý đến việc kiểm tra, bảo dưỡng định kì nữa.

– Lên lịch trình bảo dưỡng đường ống lọc khí định kì bao gồm cả việc kiểm tra chất lượng khí tạo ra và vệ sinh, thay thế thiết bị để đảm bảo toàn hệ thống hoạt động trơn tru nhất, tạo ra những luồng khí tinh khiết nhất.

– Luôn giữ cho hệ thống máy khí nén của bạn được sạch sẽ bởi bụi bẩn bán vào trong các bộ phận của máy khí nén sẽ làm cho máy bị han gỉ, ăn mòn, xước trục vít hoặc làm hỏng đầu nén.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về lọc đường ống khí nén. Nếu quý khách hàng vẫn còn những phân vân về giá thành, chất lượng hay gặp bất cứ khó khăn gì trong quá trình vận hành hãy liên hệ ngay với Fil Việt Nam qua hotline 024 6294 1166 hoặc để lại thông tin trong hòm thư điện tử: hung.ly@fil.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

>>>> Xem thêm: Bộ lọc dầu thủy lực là gì? Phân loại bộ lọc dầu thủy lực hiện nay

>>>> Xem thêm: Bộ lọc khí nén đơn đôi và những lưu ý để sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Bộ lọc dầu thủy lực là gì? Phân loại bộ lọc dầu thủy lực hiện nay

Ngày đăng: 19/04/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 4900 lượt
Đánh giá:

Hệ thống thủy lực là bộ phận quan trọng của động cơ. Tuy nhiên sau một quá trình sử dụng, nếu quan sát bạn sẽ thấy tình trạng dầu trong hệ thống chuyển sang màu đậm do có nhiều chất cặn cũng như những vụn kim loại nhỏ do không được lọc sạch. Nếu không xử lý tình trạng này sẽ dẫn đến giảm tuổi thọ cho thiết bị, gây ra cháy nổ, nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Và lúc này, lắp đặt bộ lọc dầu thủy lực là lựa chọn không thể hoàn hảo hơn. Vậy bạn biết gì về thiết bị này? Đọc bài viết dưới đây để tìm kiếm thêm thông tin hữu ích nhé.

Bộ lọc dầu thủy lực
Bộ lọc dầu thủy lực

1. Bộ lọc dầu thủy lực là gì?

Bộ lọc dầu nói chung là sản phẩm được chế tạo ra có tác dụng lọc và loại bỏ đi những cặn bẩn, tạp chất , hạt kim loại có trong dầu thủy lực. Tại hệ thống lọc dầu của bộ lọc thủy lực sẽ tiếp nhận lượng dầu bẩn đã qua hoạt động và tiến hành lọc, loại bỏ đi tạp chất và kim loại nặng để mang đến loại dầu sạch, đáp ứng cho nhu cầu vận hành máy tiếp theo.

Bộ lọc dầu thủy lực có cấu tạo bao gồm: vỏ, lưới lọc, đường dẫn dầu, đường thoát dầu, lõi lọc thủy lực. Đặc biệt, phần lõi lọc và phần lưới lọc bạn có thể vệ sinh định kỳ để sử dụng tiếp, mà không phải thay mới liên tục.

Lọc thủy lực Donaldson
Lọc thủy lực Donaldson

2. Phân loại lọc dầu thủy lực? 

Lọc dầu thủy lực hiện nay được phân thành nhiều loại, dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Nhưng trên thị trường hiện nay có 3 loại chính bao gồm: Bộ lọc dầu thủy lực phân theo kích thước tạp chất, phân theo vị trí lắp đặt và phân theo cấu tạo của bộ lọc.

2.1. Lọc dầu thủy lực phân theo kích thước của tạo chất 

Chức năng chính của bộ lọc dầu thủy lực là loại bỏ đi tạp chất, chất cặn bẩn, kim loại trong dầu trong quá trình vận hành động cơ. Người ta dựa trên kích thước của tạp chất để phân loại bộ lọc dầu thủy lực như sau:

Bộ lọc thủy lực thô: có khả năng giữ lại tạp chất với kích thước trên 0.1mm. Nó chủ yếu được dùng để loại bỏ những chất cặn có kích thước lớn như cát, sợi nilon hay giấy.

Bộ lọc thủy lực trung bình: là bước 2 sau quá trình lọc thô. Nó có khả năng lọc những chất cặn có kích thước từ 0.05mm đến 0.1mm.

Bộ lọc tinh: là bước lọc dầu cuối cùng để tái sử dụng dầu thủy lực cho hệ thống vận hành. Nó có khả năng loại bỏ đi những tạp chất có kích thước siêu vi khoảng 0.05mm. 

2.2. Lọc dầu thủy lực phân theo vị trí lắp đặt 

Phân theo vị trí lắp đặt, bộ lọc dầu thủy lực bao gồm:

Bộ lọc dầu cao áp: được lắp đặt tại vị trí ống hút dầu. Nó có khả năng chịu được áp suất lớn, làm việc liên tục

Bộ lọc dầu áp suất thấp: được lắp đặt tại ống xả, giúp tiết kiệm nhiên liệu, đảm bảo độ bền. 

2.3. Lọc dầu thủy lực phân theo cấu tạo của bộ lọc 

Bộ lọc dầu thủy lực trên thị trường hiện nay rất đa dạng. Vì vậy, phân theo cấu tạo của bộ lọc cũng là cách giúp cho những người không chuyên thấy dễ hiểu hơn.

Bộ lọc lưới: Bộ lọc dầu với thiết kế lưới lọc là sản phẩm thông dụng trên thị trường hiện nay. Hệ thống lưới lọc được bố trí và sắp xếp thành nhiều tầng với nhiều kích thước khác nhau. Nếu hệ thống lưới lọc càng nhiều và kích thước lưới lọc càng nhỏ thì dầu được lọc càng sạch. Đặc biệt, lưới lọc dầu được làm bằng thép không gỉ để đảm bảo độ bền của hệ thống máy lọc dầu thủy lực trong quá trình sử dụng.

Bộ lọc nam châm

Hệ thống lọc dầu với bộ lọc được thiết kế bằng nam châm cũng được rất nhiều nhà sản xuất áp dụng hiện nay. Nó hoạt động dựa trên lực từ trường. Khi dòng dầu đi qua bộ lọc được trang bị nam châm vĩnh cửu thì mọi hạt kim loại hay tạp chất sẽ đều bị giữ lại hết. Đặc biệt, với hệ thống lọc dầu sử dụng bộ lọc nam châm thì sau một thời gian sử dụng, quý khách hàng hãy vệ sinh lõi nam châm bằng dụng cụ chuyên dụng để tái sử dụng nhé.

Bộ lọc dầu dạng sợi

Bộ lọc dầu thủy lực dạng sợi thường được dùng để lọc dầu thô. Nó được cấu tạo từ một tiết diện hình tròn hoặc hình chữ nhật quấn nhiều sợi xung quanh. Vỏ của bộ lọc thủy lực kết hợp với tiết diện này để tạo thành những khe hướng tâm. Kích thước tạp chất được giữ lại phụ thuộc nhiều vào kích thước khe hướng tâm.

Phân loại bộ lọc dầu thủy lực
Phân loại bộ lọc dầu thủy lực

3. Nguyên lý hoạt động của bộ lọc dầu thủy lực 

Nguyên lý hoạt động của bộ lọc dầu nói chung và bộ lọc dầu thủy lực nói riêng rất đơn giản. Dòng dầu thủy lực chảy qua bộ phận làm nhiệm vụ lọc. Những tạp chất, kim loại vụn sẽ bị vướng lại trên bề mặt hoặc lắng xuống đáy của bộ phận lọc. Sau đó các bộ phận này tiếp tục sử dụng trường lực để tách hết tạp chất ra khỏi dầu mà chủ yếu là làm cho tạp chất bị lắng xuống.

Nguyên lý hoạt động của bộ lọc
Nguyên lý hoạt động của bộ lọc

4. Một số sản phẩm lọc dầu thủy lực phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay, máy lọc dầu thủy lực rất đa dạng về cấu tạo, thiết kế và thương hiệu. Có thể kể đến các loại lọc dầu thủy lực như lọc dầu thủy lực Pall, lọc dầu thủy lực Donaldson, lọc dầu thủy lực Hydac…

4.1. Lọc thuỷ lực pall 

Một sản phẩm lọc dầu thủy lực đến từ thương hiệu Pall nổi tiếng của Mỹ. Lõi lọc dầu thủy lực Pall chuyên dùng để lọc cặn dầu, hơi dầu, lọc tách dầu, hồi dầu… Sản phẩm này không thể thiếu trong máy móc sản xuất cũng như hệ thống xử lý dầu công nghiệp.

Lõi lọc thủy lực Pall được cấu tạo từ giấy lọc dầu sợi thủy tinh, có khả năng chịu nhiệt tốt, chống ăn mòn, lưới thép không gỉ. Lọc được dầu ở lưu lượng cao và thời gian hoạt động liên tục. Hơn nữa, kiểu dáng lõi lọc dầu thương hiệu Pall cũng rất đa dạng như lõi giấy xếp nếp, lõi bắt ren, lõi nỉ trơn vàng hoặc trắng… thích hợp với nhiều hệ thống lắp đặt khác nhau.

4.2. Lọc thủy lực Donaldson

Một dòng sản phẩm lõi lọc thủy lực đến từ thương hiệu hàng đầu thế giới về cung cấp phin lọc cũng như phụ tùng thay thế đó là Donaldson. Các dòng sản phẩm dùng cho lọc không khí, lọc thủy lực hay lọc nhiên liệu đều sử dụng công nghệ tiên tiến với những ưu điểm nổi trội như lọc sạch cặn bẩn ở kích thước nhỏ nhất, giúp bảo vệ động cơ, tăng tuổi thọ hoạt động cho động cơ, tối ưu hiệu suất sử dụng nhiên liệu. Hệ thống lọc thủy lực Donaldson có thể vệ sinh định kì bằng thiết bị chuyên dụng cho nên bạn có thể tái sử dụng nhiều lần, tiết kiệm chi phí.

Lọc thủy lực Donaldson
Lọc thủy lực Donaldson

4.3. Lọc thủy lực Hydac 

Lọc thủy lực Hydac là dòng sản phẩm đến từ thương hiệu nổi tiếng của Đức – công ty chuyên sản xuất, phân phối các dòng sản phẩm liên quan đến thủy lực và chất lỏng. 

Lọc thủy lực Hydac thường được lắp đặt ở cuối đường dẫn dầu vào của hệ thống thủy lực. Nó chủ yếu được sử dụng để loại bỏ các hạt rắn, chất keo trong dầu, từ đó kiểm soát được tác động đến môi trường.

Sở dĩ, lọc thủy lực Hydac được ứng dụng nhiều trong sản xuất, cũng như các hệ thống xử lý bởi diện tích lưu thông cao, kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ nên không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc tổng thể. Hơn nữa, lõi lọc dầu thủy lực Hydac có khả năng tương thích với mọi hệ thống lọc dầu thủy lực. Lõi lọc có thể tái sử dụng sau khi vệ sinh định kỳ…

5. Địa chỉ mua bộ lọc dầu thủy lực uy tín (FIL Việt Nam)

Hệ thống lọc thủy lực mang lại những lợi ích thiết thực về cả cuộc sống và sản xuất thì như cầu sử dụng ngày càng cao. Nhưng làm sao để mua được bộ lọc dầu thật sự uy tín, chất lượng, độ bền cao thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ bán bộ lọc dầu thủy lực thì đừng bỏ qua công ty TNHH Fil Việt Nam nhé.

– Chúng tôi tự hào là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng máy lọc dầu thủy lực và được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn.

– Chúng tôi cam kết tất cả các dòng lọc dầu thủy lực đều chính hãng 100%, giá thành hợp lý.

– Thời gian bảo hành máy lâu dài, chính sách bảo hành linh hoạt.

– Giá thành cạnh tranh, tư vấn miễn phí, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Mua máy lọc dầu uy tín tại Fil Việt Nam
Mua máy lọc dầu uy tín tại Fil Việt Nam

Nếu muốn biết thêm những thông tin chi tiết về bộ lọc dầu thủy lực, giá lọc dầu thủy lực hay gặp sự cố trong quá trình sử dụng… khách hàng có thể liên lạc qua hotline: 024 6294 1166 hoặc để lại thông tin trong hòm thư điện tử: hung.ly@fil.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

>>>> Xem thêm: Dầu máy nén khí và những vấn đề cần biết khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt

>>>> Xem thêm: Hệ thống lọc bụi và tầm quan trọng của nó trong sản xuất công nghiệp

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam

Cảm biến áp suất là gì? Ứng dụng thực tế của cảm biến áp lực trong đời sống

Ngày đăng: 16/04/2021 | Người đăng: FIL | Lượt xem: 2525 lượt
Đánh giá:
Cam bien ap suat
Cam bien ap suat

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cảm biến đo áp suất, tùy theo công năng của mỗi loại mà được ứng dụng tại các lĩnh vực khác nhau. Cảm biến áp suất được áp dụng rất nhiều trong đời sống con người, bao gồm các ứng dụng công nghiệp, ứng dụng trong các nhà máy, xí nghiệp, lọc hóa dầu, chế biến thực phẩm, đo khí gas, đo khí hơi,…

Có thể nói, cảm biến giúp bạn tiết kiệm được công sức và thời gian rất nhiều trong những lĩnh vực chuyên môn. Đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển của con người.

Vì thế, trong bài viết hôm nay Fill Việt Nam sẽ chia sẻ đến các bạn những vấn đề liên quan chuyên sâu đến bộ điều khiển áp suất, để chúng ta sử dụng đúng cách và đạt hiệu quả tối ưu nhất. 

1. Cảm biến áp suất là gì?

Cảm biến áp suất là gì?
Cảm biến áp suất là gì?

Cảm biến áp suất được hiểu đơn giản là một loại thiết bị đo được áp suất trên đường ống hoặc là các bồn chứa có áp suất. Những thông số đo được về áp suất sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu điện áp hoặc dòng điện. Sau đó, các tín hiệu sẽ được truyền về hệ thống biến tần hoặc PLC để điều khiển động cơ hoạt động bình thường.

Có thể hiểu đơn giản về nguyên lý cảm biến từ như hoạt động của máy lạnh và tủ lạnh có Inverter. Động cơ thì luôn chạy mọi lúc, nhưng có thể được điều khiển và giám sát bởi cảm biến này để tùy chỉnh công suất chạy ít hay nhiều.

2. Nguyên lý cảm biến lưu lượng được diễn ra như thế nào?

Nguyên lý cảm biến lưu lượng
Nguyên lý cảm biến lưu lượng

Tất cả cảm biến áp suất đều được hoạt động dựa vào nguyên lý cảm biến lưu lượng để tính được lực tác động. Chúng ta đã quá quen với cảm biến áp lực nước dùng để đo nước, nước thải, hóa chất, khí nén, bơm nước,… được sử dụng rất nhiều trong các nhà máy xử lý nước cấp, nước thải.

Nơi tiếp xúc giữa nước và thiết bị cảm biến là một lớp màng mỏng được kết nối với các vi mạch điện tử, được coi là khu vực quan trọng nhất của cảm biến. Lớp màng này thường được tạo nên từ vật liệu Ceramic hoặc 316L cao cấp tùy theo từng hãng sản xuất.

Khi chưa có lực tác động vào, màng cảm biến sẽ là một mặt phẳng. Lúc này cảm biến sẽ có giá trị là 0 bar khá tương đối.

Sau khi có lực tác động, lớp màng cảm biến sẽ bị biến dạng. Chính sự biến dạng của màng cảm biến có gắn các vi mạch sẽ được chuyển đổi thành các tín hiệu điện từ. Mục đích để biết được áp lực tác động lên cảm biến chính xác là bao nhiêu. Lớp màng biến thiên theo sự thay đổi của áp suất bên trong. 

Tất cả các loại cảm biến thông dụng đều được hoạt động dựa theo nguyên lý trên. Tuy nhiên trong thực tế, để đo được các môi chất có độ kết dính, hoặc là các ngành dược, bia, sữa thì môi chất không được phép tiếp xúc trực tiếp đến cảm biến. Chính vì thế cảm biến màng áp suất được ra đời để phục vụ các yêu cầu khắt khe này.

3. Thị trường đang phát triển loại cảm biến áp suất nào?

Cam bien ap suat nuoc
Cam bien ap suat nuoc

Tùy theo công năng của mỗi loại cảm biến mà chúng được ứng dụng ở mỗi chuyên ngành khác nhau. Sau đây là các loại cảm biến thông dụng nhất:

3.1. Cảm biến hơi

Cảm biến áp suất hơi là loại cảm biến được dùng để đo áp suất của các loại quạt hút, quạt đẩy của lò hơi. Tùy thuộc vào công suất của lò hơi mà ta sẽ chọn loại cảm biến áp lực phù hợp. Thông thường nên chọn loại cảm biến có giá trị cao hơn giá trị thực tế tại lò hơi, để đạt được hiệu suất tốt hơn.

Các loại cảm biến áp lực này thường chỉ chịu được khoảng nhiệt độ tối đa là 125 độ C. Nhưng thực tế khi đến ngưỡng nhiệt 110 độ C thì đã có hiện tượng nhiễu tín hiệu, cảm biến báo không chính xác. Vì thế muốn đo được áp suất lò hơi, phải có được cảm biến chuyên dùng để đo áp suất cao.

3.2. Cảm biến khí nén

Cảm biến áp suất khí nén được dùng để đo áp lực đầu ra của máy nén khí nhằm đảm bảo được áp suất luôn ở trong mức độ cho phép. Cảm biến áp suất khí giữ vai trò vô cùng quan trọng, thực hiện việc đo áp suất ở từng vị trí trên đường ống để đảm bảo hệ thống luôn được hoạt động bình thường.

Có thể nói, cảm biến áp suất khí nén là một trong những thiết bị tối ưu nhất trong việc giám sát và cảnh báo tình trạng khí nén chính xác thông qua bộ điều khiển áp suất.

3.3. Cảm biến nước

Cảm biến áp suất nước hay còn được gọi là cảm biến áp lực nước là một dòng thiết bị đo được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thông dụng trong hầu hết các nhà máy nước cấp, nhà máy xử lý nước thải, nhà máy xi măng, bia, thuốc lá, phân bón,… đều cần đến sự có mặt của máy cảm biến này.

3.4. Cảm biến dầu thủy lực

Cảm biến áp suất dầu thủy lực được sử dụng nhiều trong các hoạt động có áp lực lớn, bao gồm: các ben thủy lực hoặc các máy ép cao su, các piston dầu thủy lực và các cẩu trục. Cảm biến dầu thủy lực được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp, bao gồm: hệ thống bơm điều áp, hệ thống lò hơi và nồi hơi, các loại máy nén khí,… với mục đích là chuyển đổi được tín hiệu từ dạng áp sang dòng điện có từ 4 đến 20mA. Sau đó được kiểm soát và theo dõi thông qua bộ điều khiển áp suất hiện đại.

3.5. Cảm biến áp suất Donaldson

Trên thị trường, cảm biến Donaldson được sử dụng khá rộng rãi vì ưu điểm của chúng đem lại cho người dùng là rất lớn. Sở hữu giá thành tương đối phù hợp với nhu cầu. Đồng thời chất lượng và hiệu suất của máy cũng rất cao.
Hiện nay, công ty TNHH Fil đang là nhà phân phối của Donaldson tại Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm chính hãng và đảm bảo được chất lượng cho người tiêu dùng.

4. Ứng dụngcảm biến áp suất đối với đời sống thực tế

Các ứng dụng thực tế trong đời sống
Các ứng dụng thực tế trong đời sống

Các thiết bị cảm biến được lắp trực tiếp vào hệ thống nồi hơi vì đặc tính đo được áp suất chính xác và chịu được nhiệt độ cao. Ngoài ra, cảm biến áp lực còn được trang bị ở các trạm bơm nước để đưa các tín hiệu về PLC hoặc hệ thống để kiểm soát được áp lực nước. Van điều chỉnh cảm biến sẽ đóng vai trò hiệu chỉnh và điều áp đầu ra.

Cảm biến áp lực còn được sử dụng trong hệ thống của xe cẩu. Là một trong những thiết bị quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lực kéo của xe. Khi sản xuất, người ta sẽ lắp đặt sẵn các cảm biến trên hệ thống ben để kiểm tra và điều chỉnh lực kéo được dễ dàng hơn.

Tại các nhà máy, thiết bị cảm biến lưu lượng được lắp đặt trong các hệ thống như lò hơi, máy hơi nước, máy nén khí, máy bơm nước, bơm dầu, thủy lực từ các vị trí đo được sẽ gửi tín hiệu đến trạm giám sát và điều khiển.

Đặc biệt hơn là, thiết bị đo áp suất này có thể được dùng để cảm nhận độ cao của máy bay, tên lửa, vệ tinh và các khí cầu thời tiết. Đồng thời với ứng dụng đo được lưu lượng, cảm biến áp lực được sử dụng để tính toán về định mức chất lỏng. Cụ thể hơn là đo về độ sâu của một bộ phận ngập nước hoặc định mức dung môi chất lỏng trong bể. Cảm biến cũng có thể cảm nhận được sự mất mát, rò rỉ của hệ thống.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Fil Việt Nam về cảm biến áp suất. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được các bạn trong việc chọn lựa và biết được các thông tin chuyên sâu hơn về cảm biến áp lực. Hy vọng mọi người có thể tự lựa chọn được cho mình thiết bị cảm biến phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng.

>>>> Xem thêm: Cảm biến điểm sương là gì? Tại sao cần đo nhiệt độ cảm biến điểm sương?

>>>> Xem thêm: Đồng hồ đo áp suất khí nén – Thiết bị không thể thiếu trong máy nén khí

Nguồn: Công ty TNHH FIL Việt Nam